(Tiếp theo) - Một số thông tin thêm:
Pa Vệ Sủ (còn có tên gọi Pa Vệ Sử) là xã vùng biên giới Việt – Trung thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Trung tâm xã này cách thị trấn Mường Tè 20km. Nếu tính tổng quãng đường Hà Nội – Lai Châu – Pa Vệ Sủ thì khoảng tầm 700km. Pa Vệ Sủ là một trong sáu xã nghèo nhất của huyện Mường Tè, cũng là huyện thuộc danh sách 20 huyện nghèo nhất Việt Nam.
Xã Pa Vệ Sử có diện tích 244.03 km², dân số năm 2009 là 2500 người - mật độ dân số đạt 6 người/km². Diện tích đất canh tác được chỉ chiếm 5% diện tích xã, còn lại là núi đá và rừng tái sinh.
< Qua một khúc suối nhỏ.
Đây cũng là khu vực thường xuyên xảy ra mưa lũ, sạt lở đất. Thường thì khoảng tháng 3 – tháng 11 là mùa mưa, đường vào xã gần như bị cắt đứt.
< Một khúc đường nước chảy ào ào như suối.
Xã Pa Vệ Sủ có hai dân tộc thiểu số sinh sống là dân tộc Mảng và dân tộc La Hủ. Người Mảng theo thống kê trên cả nước chỉ có khoảng 2200 nhân khẩu. Còn người dân tộc La Hủ tại đây cách đây vài năm đã rơi vào báo động đỏ do có tỷ lệ tử/sinh cao nhất cả nước: 1.2/1 và đang thuộc diện bảo tồn, phát triển bền vững của Nhà nước...
< Qua một con ngầm nước chảy như lũ cuốn, chỉ cách đây mấy ngày, một trận lũ lớn vừa tràn qua đây, dấu vết vẫn còn nguyên.
< Do vậy nên đi lại ở khu vực này rất nguy hiểm, lũ có thể về rất đột ngột và sẽ cuốn phăng mọi thứ trên đường đi của nó.
< Con đường đi vào một khe núi nhỏ hẹp.
... Người dân tại đây sống chủ yếu dựa vào rừng, săn bắn hái lượm nhiều do diện tích đất canh tác ít và phương thức sản xuất còn rất thô sơ, lạc hậu. Trình độ dân trí còn thấp: 90% không biết chữ, 55% không nói được tiếng phổ thông. Lại có nhiều tệ nạn như nghiện rượu, tảo hôn, hủ tục…
< Đến đoạn đường này lỏng chỏng toàn đá hộc, tên Hà loạng choạng ngã lăn quay ra đường.
< Anh biên phòng vội chạy lại đỡ xe cho hắn dậy.
Về tình hình giáo dục – đào tạo thì tại đây chưa có trường cấp 3, trường cấp 2 nội trú thì đã xây dựng kiên cố tại Khoang Thèn. 2 trường tiểu học: trường số 1 (Gồm 6 điểm trường/ 7 bản) và số 2 Pa Vệ Sủ (Số lớp: 24 - Số học sinh: 216 em). 10/14 điểm trường cấp 1 tại bản là trường tạm, lớp ghép lợp tranh, vách nứa, không có nhà vệ sinh. Dụng cụ hỗ trợ học tập gần như không có, còn khu tập thể giáo viên thì đến 80% là lán trại tạm bợ.
< Một thác nước khá lớn chảy ào ào sát bên đường.
Suối ơi!
Nghe rừng heo hút.
Giòng êm đưa lá khô già trút.
Còn như lưu hương yêu dấu,
Với suối xưa trôi nơi đâu.
< Có thể nói là ít ở đâu có mật độ suối dày đặc và hung dữ như ở đây. Chúng tôi tiếp tục qua một cây cầu bê tông.
< Độ dốc của lòng suối này rất lớn.
< Mưa lũ đã cuốn trôi hết lớp đất, chỉ còn độc lại đá trên mặt đường.
< Lại qua một cái ngầm nữa.
< Rồi tới một khúc cua tay áo lổn nhổn đá và sũng nước.
< Lũ trẻ đi học về.
< Một ngôi nhà đơn sơ nhỏ xíu giữa thung lũng.
< Sau gần 1 giờ thì chúng tôi đã tới bản Thò Ma. Đây là một bản mới của người La Hủ, cũng giống như ở Ka Lăng, Thu Lũm, người La Hủ được động viên từ bỏ tập quán sống du cư trong rừng để về đây định canh, định cư ổn định cuộc sống.
Những ngôi nhà vách gỗ hết sức đơn sơ.
< Có thể nói người La Hủ ở Pa Vệ Sủ là dân tộc đã bị bỏ rơi khá xa so với các dân tộc khác ở Việt Nam.
< Họ sống quá khó khăn đến nỗi chẳng còn giữ được mấy truyền thống và bản sắc của dân tộc mình nữa.
< Ngay đầu bản có một cây sổ cổ thụ to tướng, cành lá sum xuê, quả sai trĩu trịt. Quả sổ thì tôi đã thấy bà con bán ở chợ nhiều, còn cây sổ thì là lần đầu tiên nhìn thấy. Quả sổ này hình như được dùng để nấu canh chua thì phải.
< Cả bọn đỗ xe dưới bóng cây để vào bản.
< Trí còi vác bao quần áo trẻ em đi vào bản.
< Một bộ nồi nấu rượu của người La Hủ, rất tiếc là tôi lại chưa được nếm thử loại rượu này xem ra sao.
< Một đứa bé La Hủ trần truồng nằm ngủ ngon lành trên giường.
< Bên trong một căn nhà của hai vợ chồng còn rất trẻ thuộc loại khá ở bản.
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13.
Theo Bát Trảm Đao blogspot
Travel79.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét