Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Bình Tiên - Sơn Hải - Kê Gà có gì lạ? (P cuối)

(Tiếp theo) - Rời Kê Gà, bọn mình theo đường ven biển hướng về Sàigòn. Một cung đường từng đi nhiều lần, chả phải mới mẻ gì... nhưng chính từ sự tái ngộ lần này cho ta thấy một số địa danh đã qua thay đổi rất nhiều.

< Rời Kê Gà theo TL719, mình rẽ nhánh bằng con đường mới đi Nirvana Resort, nhánh này rộng rãi và tốt hơn tỉnh lộ nhiều.

Điển hình nhất là cung đường Phú Thọ - Sơn Hải - Mũi Dinh - Cà Ná... mà chắc ngày hoàn thành cũng không còn quá xa.

< Hết con đường mới to như cao tốc, mình trở ra TL719 hướng về Tân Hải.

Phần khác, mình cũng có một ngày lang thang vùng biển Cà Ná thay vì chỉ ngang qua hay đơn thuần chỉ ghé bãi đá như những lần trước. Qua đó mới được thấy nước biển nơi đây trong xanh đến ngỡ ngàng. 'Thu hoạch' cuối cùng là thấy được Kê Gà theo hướng đối nghịch với khung cảnh khác hẳn địa danh Kê Gà mà ta thường thấy.

< Chắc bạn không quên ngọn núi trong ảnh? Đây là núi Tà Cú: bọn mình từng theo cáp treo lên đỉnh một lần - đáng tiếc là lần đó trên ấy ngổn ngang do chùa đang tu sửa nên không có gì đẹp cả.

Có lẽ, bạn sẽ nghĩ rằng sao ông này thích tuyến đường ven biển? Thật ra, nếu về bằng QL1A có thể đoạn đường sẽ ngắn hơn khá nhiều nhưng QL đông xe, thường ngang qua các thị trấn, khu dân cư. Tính ra, đi đường ven biển vừa đẹp, vừa vắng... xem chừng sẽ an toàn hơn con đường đầy xe tải chở hàng hóa Bắc Nam đó chứ?

< Thanh long là một loại cây đặc sản của tỉnh Bình Thuận. Nơi đây, những vườn thanh long chen nhau dài dài hai bên tỉnh lộ, vườn này bạn thấy cây đang tr trái kìa.

Sẳn dịp, mình đề cập đôi chút về tuyến đường ven biển Việt Nam:

< Xe kéo có sức mạnh 1 'bò lực' đang đủng đỉnh trên lộ. Chả biết chạy xe này có cần 'bằng lái' không nhỉ?

Đường ven biển là tuyến đường bộ sát biển nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên biển và vùng ven biển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội - du lịch của các địa phương có biển, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền của đất nước.

< Mãi mênh mang chạy, khi đến chợ Tân Hải mới thấy mình quên khuấy ngã cầu treo Tân Hải mà một lần đã đi! Ngã cầu treo sẽ rút ngắn chỉ còn 1.6km thay vì 3.8km bộ.

Theo tự điển Wikipedia thì Việt Nam có tới 3.260 km đường bờ biển. Trong quá khứ và hiện tại cũng đã có các trục lộ chạy theo bờ biển ở các địa phương.

Tuyến đường ven biển Việt Nam sẽ là một tuyến giao thông đường bộ kết nối những con đường ấy thành một cung khép kín. Hiện tại con đường vẫn đang được thi công và hoàn thiện từng đoạn với chiều dài tổng cộng khoảng 3.041 km và tương lai cũng là tuyến đường bộ thứ 3 chạy từ Bắc vào Nam Việt Nam sau quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh chạy dọc theo phía Tây.

< Trường Trung học Cơ sở Tân Hải đây, giờ này học sinh đang tan tầm.

Tuyến đường bộ ven biển được hình thành trên cơ sở tận dụng tối đa các tuyến đường hiện có (gồm cả quốc lộ, tỉnh lộ, đê biển...) kết hợp với việc đầu tư xây dựng mới, kết nối thuận lợi với mạng lưới giao thông và phù hợp với các quy hoạch khác trong vùng, khu vực.

Tuyến đường bộ ven biển sẽ được xây dựng phù hợp với điều kiện thủy, hải văn, đặc biệt lưu ý tới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

< Cái hotel 'cây gậy' trong bến xe Dinh Thày Thím. May mà nó chỉ năm tầng chứ mười tầng thì chứ như thỏi sing gum từ trời rơi xuống và cắm phập vào đất, bến xe kỳ lạ thật!

Bên cạnh đó, tuyến đường bộ ven biển có thể kết hợp với hệ thống đê biển và hệ thống đường phòng thủ ven biển nhằm tạo thuận lợi trong xử lý các tình huống ứng phó với thiên tai và tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh khu vực.


< Địa phận xã Tân Tiến - Lagi không còn xa.

Tuyến đường bộ ven biển bắt đầu tại cảng Núi Đỏ, Mũi Ngọc, xã Bình Ngọc, thành phố Móng Cái, Quảng Ninh tới cửa khẩu Hà Tiên, Kiên Giang với chiều dài khoảng 3.041 km, đi qua tất cả 28 tỉnh, thành phố ven biển Việt Nam.

Hướng tuyến cụ thể của tuyến đường bộ ven biển kèm theo tại Phụ lục của Quyết định Quyết định số: 129/2010/QĐ-TTg nêu trên.

< Cây cầu sắt năm não năm nao chạy ngang thấy rệu rã, cạnh bên là cây cầu mới đang xây thì hiện nay nó thế này. Còn cầu sắt Đá Dựng đã b 'hốt xác' đi mất rồi.

Quy mô tối thiểu của các đoạn tuyến đường bộ ven biển như sau:

- Vùng ven biển miền Bắc (các tỉnh từ Quảng Ninh tới Ninh Bình): cấp III.
- Vùng ven biển Bắc Trung Bộ (các tỉnh từ Thanh Hoá tới Quảng Trị): cấp III.
- Vùng trọng điểm miền Trung (các tỉnh từ Thừa Thiên Huế tới Bình Định): cấp III.
- Vùng cực Nam Trung Bộ (các tỉnh từ Phú Yên tới Bình Thuận): cấp IV.
- Vùng Đông Nam Bộ (các tỉnh từ Bà Rịa - Vũng Tàu tới thành phố Hồ Chí Minh): cấp IV.
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (các tỉnh từ Tiền Giang tới Kiên Giang): cấp IV.

< Chính vì thay đổi nhiều nên bọn mình nhầm đường: thay vì qua cầu là quẹo trái ngay, mình lại chạy lố xuống Nguyễn Huệ mới quẹo.
Vậy nên vào con đường rộng, mát nhưng lạ hoắc.

Quy mô tối thiểu áp dụng cho các đoạn tuyến làm mới và các đoạn đường hiện tại có quy mô thấp hơn quy mô tối thiểu. Các đoạn tuyến có quy mô hiện tại lớn hơn quy mô tối thiểu thì giữ nguyên. Các đoạn tuyến đã lập dự án hoặc nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt có quy mô lớn hơn quy mô tối thiểu thì tuân thủ theo quy mô đề xuất trong dự án hoặc quy hoạch đó.

< Vậy nhưng không quá khó để tìm hướng đi: Đường trong miệng, chỉ một hai câu hỏi với người địa phương là biết ta cần đi đâu - hướng chùa Pháp Hội (bên trong có ngọn núi giả), gặp bùng binh, rẽ phải sẽ ra QL55 đi Bình Châu.

< Vào quốc lộ 55, ghé quán ăn trưa xong thì rời thị xã. Chính ngọ nên đường xá rất thưa người.

Lộ trình con đường ven biển bao gồm từ:

- Km 0 : Cảng Núi Đỏ - Quảng Ninh
- Km 225 : Biểu Nghi - Quảng Ninh
- Km 257 : Đình Vũ - Hải Phòng
- Km 322 : Diêm Điền - Thái Bình
- Km 412 : Hải Hòa - Nam Định
- Km 437 : Cồn Thoi - Ninh Bình
- Km 535 : Xuân Lâm - Thanh Hóa
- Km 635 : Cửa Lò - Nghệ An

< Những đụn cát trắng khi vượt xã Tân Mỹ - Hàm Tân, Bình Thuận. Xem vậy chứ cao lắm đấy, có điều khá xa.

- Km 688 : Cầu Cửa Sót - Hà Tĩnh
- Km 857 : Đồng Hới - Quảng Bình
- Km 941 : Cầu Cửa Tùng - Quảng Trị
- Km 1077 : Cầu Tư Hiền - Thừa Thiên - Huế
- Km 1146 : Cầu Thuận Phước - Đà Nẵng
- Km 1191 : Cầu Cửa Đại - Quảng Nam
- Km 1283 : Dung Quất - Quảng Ngãi
- Km 1497 : Nhơn Hội - Bình Định

< Sắp vào Bình Châu thì gặp cái tường rào dài mút chỉ ni: công trình chiếm đất tạo resort gì đó chăng?
Rồi mình chạy ngang nhánh rẽ biển Sông Lô, lại nhớ cái bãi biển độc đáo có con sông đổ ra đại dương, có anh Ba Đen rất thích đàm đạo ngày ấy.

- Km 1588 : Cầu An Hải - Phú Yên
- Km 1764 : Cầu Bình Tân - Khánh Hòa
- Km 1877 : Cầu Ninh Chữ - Ninh Thuận
- Km 2026 : Mũi Né - Bình Thuận
- Km 2287 : Cầu Hiệp Phước - Bà Rịa - Vũng Tàu
- Km 2291 : Hưng Thạnh - Thành phố Hồ Chí Minh
- Km 2339 : Bến đò Bà Lắm - Tiền Giang
- Km 2348 : Ngã ba Đê Đông - Bến Tre

< Đến vùng biển Vạn Trâu, nơi này cũng lắm kỷ niệm từ chuyến 'Phượt vặt sửa travel guide books hồi đó'.
Chốn nao cũng có cái hay hay đó chứ?

- Km 2425 : Nông trường 30/4 - Trà Vinh
- Km 2535 : Vĩnh Châu - Sóc Trăng
- Km 2604 : Thị trấn Gành Hào - Bạc Liêu
- Km 2712 : Đất Mũi - Cà Mau
- Km 2845 : Rạch Tiên Dừa - Kiên Giang
- Km 3041 : Cửa khẩu Xà Xía - Kiên Giang...

< Thấp thoáng bóng công trình ở Hồ Tràm.

Trong đó, có 36 đoạn trùng quốc lộ gồm: Móng Cái - Tiên Yên, Tiên Yên - Mông Dương, Mông Dương - Biểu Nghi, Biểu Nghi - Quảng Yên, Đình Vũ - Hợp Lê, Đoàn Xá - Văn Úc, Thanh Lan - Thụy Tân, Diêm Điền - Nam Duyên, Xuân Phương - Xuân Đài, Yên Hạnh - Hoa Phú, Văn Phúc 1 - Thụy Tây, Phượng Vĩ - Xuân Lâm, Hải Thịnh - Diễn Châu, Kỳ Phương - Đèo Ngang, Đèo Ngang - cầu Rôn, Cầu Gianh - cầu Lý Hòa, Đồng Hới, Chí Tây - cầu Tư Hiền, Thổ Sơn - Hải Vân, Huế - Đà Nẵng...

< Mấy cái cao ốc sừng sửng trước kia thấy đang thi công trên bãi biển Hồ Tràm, bây giờ nó thế này đây.
Đất bãi mênh mông, cần gì phải cao tầng vậy cà?

... Km1116/QL1A - Km1121/QL1, Phú Hòa - Phú Yên, Km17/QL1D - Km1261/QL1A, Km1261/QL1A - Km1294/QL1A, Km1358/QL1A - Khánh Hòa, Mũi Đá Đen - Đèo Cổ Mã, Giao QL1A&ĐT1A - Giao QL1A&QL26B, Tân Khế - Lương Sơn, Mỹ Ca - Mỹ Thanh, Cà Ná - Xóm Tám, Tân Thiện - Bình Châu, Bình Châu - Thanh Bình, Giao Hòa B - Khâu Băng, Long Hữu - Nông trường 30/4, Xẻo Rô - An Thới và Ba Hòn - Cửa khẩu Xà Xía.

< Hồ Tràm Strip kéo dài hàng cây số với một phần hoàn thiện, phần khác vẫn thi công. Màu xanh cây cỏ là thứ rất cần thiết nhưng tại đây không nhiều.

Đường bộ ven biển Việt Nam đi qua tất cả các tỉnh ven biển, đây có thể coi là tuyến đường bộ dài nhất Việt Nam. Tổng chiều dài các đoạn tuyến đã có đường năm 2010 là 1.800,86 km, chiếm 59,21%; các đoạn đã có dự án là 257,01 km, chiếm 9,04%; các đoạn đã có quy hoạch là 224,47 km, chiếm 7,38%.

< Tương lai hứa hẹn chốn sang dàng cho các đại gia vào sòng bài thi tài đỏ đen.

Dự án xây dựng bao gồm 2 giai đoạn trước và sau năm 2020.
- Giai đoạn I (từ nay đến năm 2020) sẽ tập trung xây dựng các đoạn tuyến tại các vùng kinh tế trọng điểm và 15 khu kinh tế ven biển. Trong giai đoạn này sẽ xây dựng mới, nâng cấp cải tạo khoảng 892km.
- Giai đoạn sau năm 2020 sẽ xây dựng mới, nâng cấp cải tạo khoảng 1.058 km để hoàn chỉnh con đường ven biển VN.

< Lề 2 bên được trồng cỏ, khó chịu nhất là các hàng rào - cái thứ làm mất cảnh quan.

Những thay đổ rõ rệt từ cung đường ven biển tại các vùng kinh tế trọng điểm trong tương lai như nhà máy điện hạt nhân, những khu du lịch ven biển (ví dụ như Bình Thạnh, Tân Thành... mà mình đã đề cập đến trong những bài trước). Về du lịch thì nổi bật nhất ở Hồ Tràm với khu phức hợp nghỉ dưỡng, giải trí, sân gold và casino cao cấp Hồ Tràm Strip dành cho giới nhà giàu hay khách nước ngoài.

< Các vòi tưới trong kia đang phun nước cho nền cỏ sân gold tương lai.

Dự án do Tập đoàn Asian Coast Development Ltd, có trụ sở tại Canada làm chủ đầu tư (Tổng vốn đầu tư của toàn dự án khoảng 4,2 tỷ USD). Dự kiến, giai đoạn một sẽ hoàn thành cuối năm 2010. Giai đoạn hai sẽ xây dựng thêm một khu resort nữa, với 1.300 phòng, 10 nhà hàng, CLB đêm, dự kiến mở cửa vào mùa xuân năm 2011...

< Một góc công trình gì đó mà mình không rõ, nhiều phần còn lại bị hàng rào che khuất mất rồi.

Vậy nhưng đến bây giờ, nơi đây vẫn còn khá ngổn ngang dù nhiều hạng mục đã định hình. Nhưng thôi, chốn ni 'ngoài vùng phủ sóng' của giới phượt nên mình không bàn đến nữa.

< Lang thang, lếch thếch, là tà rồi cũng về Long Hải. Ghé sạp chiên quẩy thì hết rồi, vậy nên tấp lại nhấm nháp ly cà phê gọi là xả hơi.

Lại đánh một vòng ra Mộ Cô, cái chỏm núi đẹp này vẫn như cũ, khác một cái là người ta đang xây dựng thêm một cái am gì đó trên đấy.
Riêng công trình 'tiêu diệt' bãi đá làm resort thì nay không bóng người: bãi đá, bãi cỏ bị phủ kín bởi bê tông và đất đá: Lại 1 dự án dở dang!

< Hai kẻ phượt rời Long Hải, về Long Điền rồi vượt Bà Rịa. Bây giờ thì theo con đường thênh thang là QL51 về Sàigòn.
Quốc lộ được nâng cấp, rộng thiệt đó nhưng đáng tiếc là do cái rộng và cái... lười chạy xa nên người địa phương đi ngược chiều nhiều quá - có những đoạn: làn trong cùng hoàn toàn mất hẳn do xe tải đậu, do đoàn xế gắn máy ngược chiều, do buôn bán...
Vậy nên không muốn vi phạm luật giao thông với lỗi sai làn cũng không thể được.

Ghé Nhơn Trạch ăn chiều (gọi là chiều nhưng trời đã sụp tối) rồi qua phà Cát Lái về nhà, trời đã tối đen vì đã 20h. Chấm hết một chuyến đi dăm ngày.

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần cuối

Điền Gia Dũng
Travel79.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét