Để chào đón năm mới Giáp Ngọ 2014, từ tối 29 tháng Chạp: thành phố Hội An đã chính thức khai mạc “Hội lồng đèn Hội An lần thứ VI mừng xuân Giáp Ngọ - 2014” ngay tại khu Vườn tượng An Hội.
< Tác phẩm Giáp Ngọ nghinh xuân của trường tiểu học Đỗ Mạnh Hường với hình ngựa phi, chân và thân ghép thành dòng chữ 2014.
Hàng nghìn lồng đèn đã hội tụ khoe sắc tạo nên một không gian phố cổ lung linh với sắc màu, thu hút hàng nghìn du khách chiêm ngưỡng.
< Ngựa vàng chở theo tiền vàng, hay ngựa bạch uy phong được bày trí dọc vườn tượng. Đây là những tác phẩm dự thi đèn lồng diễn ra đến mùng 5 Tết.
Đặc biệt, Hội lồng đèn Hội An lần thứ VI mừng xuân Giáp Ngọ - 2014” với sự tham gia của 85 chiếc đèn lồng với đủ kiểu dáng, kích cỡ đã được các đơn vị trường học, đơn vị hành chính, doanh nghiệp… trên địa bàn thành phố Hội An mang đến tham dự hội thi đặc biệt này.
< Tác phẩm Mã đáo thành công của trường tiểu học Cẩm Phô.
Những chiếc đèn lồng thiết kế ngộ nghĩnh hình ngựa chào đón Tết Nguyên đán tạo thành khung cảnh lung linh bên dòng sông Hoài hiền hòa. Mỗi tác phẩm là một dáng vẻ, mang một thông điệp ý nghĩa chào mừng xuân Giáp Ngọ - 2014.
< Ngựa chở theo đèn kéo quân của trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.
Nổi bật trong số gần cả trăm sản phẩm đèn lồng tham gia ngày hội là những chiếc đèn lồng mô phỏng hình dáng của một hoặc nhiều con ngựa đang phi.
< Ngựa chở đầy hoa xuân.
Ngay sau khi lễ khai mạc, hàng nghìn du khách nước ngoài và trong nước cùng người dân phố cổ Hội An, đã tập trung tại khu vực trưng bày đèn lồng để tận mắt chiêm ngưỡng những tác phẩm dày công của các nghệ nhân chuyên nghiệp sáng tạo nên.
< Trên cây nêu được phục dựng theo truyền thống ngày tết với ý nghĩa dân gian xua đuổi tà ma cũng được gắn mô hình ngựa.
Nhiều du khách nước ngoài đặc biệt thích thú và dùng máy ảnh, điện thoại để ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ bên những chiếc đèn lồng độc đáo và chào đón giao thừa…
< Những chú ngựa ngộ nghĩnh chạy quanh cột mốc chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
< Ngựa con chở theo em bé mang theo món quà tết là hoa quả, bánh chưng xanh.
< Ngựa cưỡi mây cùng rồng với ý nghĩa đem lại sự thịnh vượng trong năm mới. Có những chú ngựa được thiết kế cầu kỳ từ gốc tre, vỏ dừa nước lấy từ rừng dưa Bảy Mẫu Hội An.
< Có những chú ngựa được treo trên giàn, thể hiện thế ngựa bay.
< Ngựa mang vẻ dũng mãnh.
< Những chiếc đèn lồng cũng được gắn đèn led nháy hình Thánh Gióng cỡi ngựa truy phong.
< Đây là lần thứ 6 Hội An tổ chức thi lồng đèn - một nghề truyền thống của phố cổ này - và chủ đề mỗi năm được hướng đến chính là con giáp của năm đó.
< Nhiều tác phẩm nghệ thuật sắp đặt cũng được trưng bày với chủ đề về năm Giáo Ngọ.
< Những mô hình ngựa nhỏ xếp thành hình năm mới 2014.
Du khách tỏ ra thích thú và lưu lại hình ảnh với những chú ngựa trong năm mới. Gần Tết, Hội An vẫn thu hút du khách, đặc biệt là khách nước ngoài. Trong đó có nhiều du khách Trung Quốc quyết định đón Tết truyền thống ở Việt Nam.
Travel79.net - ảnh từ VnExpress
Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014
Bún bò giò heo có tự bao giờ?
(TTXuân) - Nổi tiếng hơn cả trong các món ăn bình dân ở Huế vẫn là món bún bò, hay gọi một cách đầy đủ là “bún bò giò heo”. Hương vị của món bún này là một trong những nét đặc trưng của Huế. Cay nồng ớt, thơm hương sả, và quan trọng nhất là vị ngọt của ruốc Huế không tìm được ở đâu khác. Bắt buộc phải là ruốc Huế.
Phổ biến và nổi tiếng như thế, vậy mà ít ai, ngay cả người Huế, biết rõ món ăn này xuất hiện từ bao giờ. Và cái tên gọi bún bò Huế được cho là truyền thống này cũng phải nên được xem xét lại. Bởi vì thịt bò không phải là loại thực phẩm truyền thống của người Việt.
Yến tiệc trong cung thời Nguyễn, điển hình là trong thực đơn đãi sứ của triều đình, không thấy hiện diện các món thịt bò. Các món cỗ cổ truyền trong Trung ngoài Bắc xưa cũng không có món nào dùng thịt bò. Mãi cho đến khi người phương Tây xâm nhập ngày càng đông thì các món thịt bò của họ mới dần dần được người Việt ưa chuộng. Điều này khiến người ta suy nghĩ lại về thời điểm các món bún, phở bò xuất hiện ở Việt Nam.
Và nên chăng món bún bò giò heo Huế nếu đã có lịch sử lâu dài thì lúc khởi thủy phải là món bún giò heo, và yếu tố bò chỉ được thêm vào về sau này mà thôi? Nhưng dù danh xưng có là gì đi nữa thì đây là một trong những món ngon đặc sắc của Huế.
Tiếc rằng giờ đây khó có thể tìm ra được một tô bún còn mang đúng vị chuẩn xác. Một số chủ quán giải thích rằng phải biến đổi như thế cho hợp khẩu vị khách phương xa. Điều này được thể hiện rõ tại các quán bún nổi tiếng dành cho du khách ở Huế. Trong khi đó, nhiều người Huế lại nói là giờ đây muốn có được tô bún Huế đúng cách thì phải vào Sài Gòn, nơi hương vị bún bò giò heo vẫn còn đậm đà.
Truyền nhân của bún Mụ Rớt nổi tiếng ở Gia Hội xưa bây giờ đang mở quán bún bò Huế ở Orange County thuộc bang California, Hoa Kỳ. Tiệm vẫn nấu đúng lối truyền thống với mùi vị cay nồng của sả, ớt, ruốc Huế, và rất được khách Việt, Mỹ ưa chuộng.
Trước tiên người ta hòa ruốc xác (ruốc cái) vào nước cho đủ vị mặn. Đun sôi khoảng một hai giờ để lấy chất ngọt từ xác ruốc và để ruốc đỡ nặng mùi. Chờ cho xác ruốc lắng rồi chắt lấy nước trong. Xương bò, heo chần nước sôi cho sạch, bỏ vào nấu với nước ruốc. Không đậy vung để có nước trong. Nếu muốn nước dùng trong nữa thì xương phải để nguyên không chặt khúc. Nấu như thế này cần rất nhiều thì giờ để có thể lấy được hết chất ngọt của xương. Ngoài ra, còn có thể thả vào nồi vài củ cải để nước thêm trong, nếu cần. Một vài khúc mía đã róc vỏ được bỏ vào nồi nước dùng vừa để hút mùi hôi của xương, vừa để thêm vị ngọt.
Thịt bò bắp bỏ vào nấu cho đến khi mềm, vớt ra để nguội rồi thái lát. Người Huế gọi loại thịt này là thịt bò “nồi”, để cho khác với loại thịt bò nhúng tái vốn không phải của bún bò Huế, mới xuất hiện sau này. Riêng giò heo vì còn da và mỡ, nên sẽ nấu riêng cho đến khi chất đục, tanh của mỡ và da ra hết mới cho vào nồi.
Ớt rim và đồ màu nên cho vào nước từ sớm, nhưng nếu nấu ở nhà thì một bó sả bằng nắm tay con nít được bỏ vào nồi khoảng nửa giờ trước khi ăn, để sả vẫn còn hương nhưng đã hết vị hắc. Rau răm, hành lá, hành tây và bắp chuối thái mỏng là phụ gia chính của bún bò Huế hồi trước. Về sau này, người ta còn cho thêm huyết luộc, gân bò, chả cua vào bún, và những phụ gia này dần dần trở nên phổ biến.
Thuở trước, bún bò giò heo Huế thường được ăn vào buổi sáng sớm. Khách sành điệu hay chuộng các quán bình dân chỉ bán riêng món này, bán hết nồi nước dùng là thôi. Ngon nhất vẫn là từ các gánh bún rong rải rác khắp nơi, bán đến tám giờ sáng đã ngưng.
Bây giờ vì nhu cầu của hoạt động du lịch nên có thêm nhiều quán bún bò Huế bán suốt ngày đêm. Cũng tốt thôi, vì điều này giúp làm cho hương vị đặc trưng của Huế thêm cơ hội để trở nên quen thuộc hơn với khách phương xa. Chỉ mong người bán luôn giữ được hương vị đậm đà, cay nồng của Huế trong món ăn đặc sắc này. Và đó cũng là giữ bản sắc của chính mình vậy.
------
Bún bò Huế thật sự có mặt tại Hà Nội sau khi nước nhà thống nhất năm 1975, và đến nay món ngon này đã mở ra khá nhiều ở thủ đô. Có thể tìm trên các phố: Quang Trung, Nguyễn Thượng Hiền, Mai Hắc Đế, Trần Quí Cáp, Ngã Tư Sở, Khâm Thiên, Lạc Long Quân…
Quán bún bò Huế đầu tiên ở Hà Nội với cái tên rất Huế “O Xuân” (tức là cô Xuân), ở số 3A Quang Trung, mở từ hơn 20 năm trước, đến nay đã thành địa chỉ quen thuộc của thực khách Hà thành.
Tôi vào quán O Xuân gọi “một tô đầy đủ”, tức tô có đủ thịt bò, giò heo, chả viên, miếng huyết… Nhìn tô bún là biết ngay đầu bếp đang muốn nấu cho đúng món bún bò giò heo thuở ban sơ ở quê nhà của nó. Giò heo khoanh tròn, thịt bò bắp luộc chín xắt lát dày vừa phải. Rau sống là giá, rau quế và bắp chuối xắt mỏng.
Thịt bò bắp và tuyệt nhiên không có thịt bò tái, cùng với những sợi bắp chuối xắt mỏng, đó là dấu tích của tô bún bò Huế thuở xưa, thậm chí trông nó gần với tô bún bò Huế xưa hơn cả tô bún tại Huế bây giờ. Nhưng khi nếm thử nước dùng thì mới thấy đúng là bún bò xa quê.
Vị cũng ngọt nhưng không là ngọt của ruốc, có ruốc đấy nhưng ít thôi. Và rõ nhất là mùi sả, chỉ thoang thoảng chứ không ngào ngạt sả như bún bò ở Huế. Vị ruốc và mùi sả là hai thứ mùi vị nặng, khó nêm, là phụ gia nhưng lại là thành phần quan trọng để nhận biết tô bún bò Huế.
Người Huế đã quen và thậm chí đã thấm vào máu cái thứ nước dùng đậm đà ruốc và sả. Nhưng người Hà Nội thì chắc hẳn là khác. Nên tô bún bò Huế đến Hà thành cũng phải thay đổi theo khẩu vị thực khách là phải thôi. Trong khi người Hà Nội ăn bún bò Huế lại thích thêm vài lát ớt tươi ngâm giấm, thì người Huế lại chỉ thích vị chua của chanh và ớt thì phải giằm nước mắm.
Theo Trịnh Bách, Minh Tự (Tuổi Trẻ Xuân)
Travel79.net
Phổ biến và nổi tiếng như thế, vậy mà ít ai, ngay cả người Huế, biết rõ món ăn này xuất hiện từ bao giờ. Và cái tên gọi bún bò Huế được cho là truyền thống này cũng phải nên được xem xét lại. Bởi vì thịt bò không phải là loại thực phẩm truyền thống của người Việt.
Yến tiệc trong cung thời Nguyễn, điển hình là trong thực đơn đãi sứ của triều đình, không thấy hiện diện các món thịt bò. Các món cỗ cổ truyền trong Trung ngoài Bắc xưa cũng không có món nào dùng thịt bò. Mãi cho đến khi người phương Tây xâm nhập ngày càng đông thì các món thịt bò của họ mới dần dần được người Việt ưa chuộng. Điều này khiến người ta suy nghĩ lại về thời điểm các món bún, phở bò xuất hiện ở Việt Nam.
Và nên chăng món bún bò giò heo Huế nếu đã có lịch sử lâu dài thì lúc khởi thủy phải là món bún giò heo, và yếu tố bò chỉ được thêm vào về sau này mà thôi? Nhưng dù danh xưng có là gì đi nữa thì đây là một trong những món ngon đặc sắc của Huế.
Tiếc rằng giờ đây khó có thể tìm ra được một tô bún còn mang đúng vị chuẩn xác. Một số chủ quán giải thích rằng phải biến đổi như thế cho hợp khẩu vị khách phương xa. Điều này được thể hiện rõ tại các quán bún nổi tiếng dành cho du khách ở Huế. Trong khi đó, nhiều người Huế lại nói là giờ đây muốn có được tô bún Huế đúng cách thì phải vào Sài Gòn, nơi hương vị bún bò giò heo vẫn còn đậm đà.
Truyền nhân của bún Mụ Rớt nổi tiếng ở Gia Hội xưa bây giờ đang mở quán bún bò Huế ở Orange County thuộc bang California, Hoa Kỳ. Tiệm vẫn nấu đúng lối truyền thống với mùi vị cay nồng của sả, ớt, ruốc Huế, và rất được khách Việt, Mỹ ưa chuộng.
Trước tiên người ta hòa ruốc xác (ruốc cái) vào nước cho đủ vị mặn. Đun sôi khoảng một hai giờ để lấy chất ngọt từ xác ruốc và để ruốc đỡ nặng mùi. Chờ cho xác ruốc lắng rồi chắt lấy nước trong. Xương bò, heo chần nước sôi cho sạch, bỏ vào nấu với nước ruốc. Không đậy vung để có nước trong. Nếu muốn nước dùng trong nữa thì xương phải để nguyên không chặt khúc. Nấu như thế này cần rất nhiều thì giờ để có thể lấy được hết chất ngọt của xương. Ngoài ra, còn có thể thả vào nồi vài củ cải để nước thêm trong, nếu cần. Một vài khúc mía đã róc vỏ được bỏ vào nồi nước dùng vừa để hút mùi hôi của xương, vừa để thêm vị ngọt.
Thịt bò bắp bỏ vào nấu cho đến khi mềm, vớt ra để nguội rồi thái lát. Người Huế gọi loại thịt này là thịt bò “nồi”, để cho khác với loại thịt bò nhúng tái vốn không phải của bún bò Huế, mới xuất hiện sau này. Riêng giò heo vì còn da và mỡ, nên sẽ nấu riêng cho đến khi chất đục, tanh của mỡ và da ra hết mới cho vào nồi.
Ớt rim và đồ màu nên cho vào nước từ sớm, nhưng nếu nấu ở nhà thì một bó sả bằng nắm tay con nít được bỏ vào nồi khoảng nửa giờ trước khi ăn, để sả vẫn còn hương nhưng đã hết vị hắc. Rau răm, hành lá, hành tây và bắp chuối thái mỏng là phụ gia chính của bún bò Huế hồi trước. Về sau này, người ta còn cho thêm huyết luộc, gân bò, chả cua vào bún, và những phụ gia này dần dần trở nên phổ biến.
Thuở trước, bún bò giò heo Huế thường được ăn vào buổi sáng sớm. Khách sành điệu hay chuộng các quán bình dân chỉ bán riêng món này, bán hết nồi nước dùng là thôi. Ngon nhất vẫn là từ các gánh bún rong rải rác khắp nơi, bán đến tám giờ sáng đã ngưng.
Bây giờ vì nhu cầu của hoạt động du lịch nên có thêm nhiều quán bún bò Huế bán suốt ngày đêm. Cũng tốt thôi, vì điều này giúp làm cho hương vị đặc trưng của Huế thêm cơ hội để trở nên quen thuộc hơn với khách phương xa. Chỉ mong người bán luôn giữ được hương vị đậm đà, cay nồng của Huế trong món ăn đặc sắc này. Và đó cũng là giữ bản sắc của chính mình vậy.
------
Bún bò Huế thật sự có mặt tại Hà Nội sau khi nước nhà thống nhất năm 1975, và đến nay món ngon này đã mở ra khá nhiều ở thủ đô. Có thể tìm trên các phố: Quang Trung, Nguyễn Thượng Hiền, Mai Hắc Đế, Trần Quí Cáp, Ngã Tư Sở, Khâm Thiên, Lạc Long Quân…
Quán bún bò Huế đầu tiên ở Hà Nội với cái tên rất Huế “O Xuân” (tức là cô Xuân), ở số 3A Quang Trung, mở từ hơn 20 năm trước, đến nay đã thành địa chỉ quen thuộc của thực khách Hà thành.
Tôi vào quán O Xuân gọi “một tô đầy đủ”, tức tô có đủ thịt bò, giò heo, chả viên, miếng huyết… Nhìn tô bún là biết ngay đầu bếp đang muốn nấu cho đúng món bún bò giò heo thuở ban sơ ở quê nhà của nó. Giò heo khoanh tròn, thịt bò bắp luộc chín xắt lát dày vừa phải. Rau sống là giá, rau quế và bắp chuối xắt mỏng.
Thịt bò bắp và tuyệt nhiên không có thịt bò tái, cùng với những sợi bắp chuối xắt mỏng, đó là dấu tích của tô bún bò Huế thuở xưa, thậm chí trông nó gần với tô bún bò Huế xưa hơn cả tô bún tại Huế bây giờ. Nhưng khi nếm thử nước dùng thì mới thấy đúng là bún bò xa quê.
Vị cũng ngọt nhưng không là ngọt của ruốc, có ruốc đấy nhưng ít thôi. Và rõ nhất là mùi sả, chỉ thoang thoảng chứ không ngào ngạt sả như bún bò ở Huế. Vị ruốc và mùi sả là hai thứ mùi vị nặng, khó nêm, là phụ gia nhưng lại là thành phần quan trọng để nhận biết tô bún bò Huế.
Người Huế đã quen và thậm chí đã thấm vào máu cái thứ nước dùng đậm đà ruốc và sả. Nhưng người Hà Nội thì chắc hẳn là khác. Nên tô bún bò Huế đến Hà thành cũng phải thay đổi theo khẩu vị thực khách là phải thôi. Trong khi người Hà Nội ăn bún bò Huế lại thích thêm vài lát ớt tươi ngâm giấm, thì người Huế lại chỉ thích vị chua của chanh và ớt thì phải giằm nước mắm.
Theo Trịnh Bách, Minh Tự (Tuổi Trẻ Xuân)
Travel79.net
Chọn bạn đồng hành du xuân
(TTO) - Sự bùng nổ của mạng xã hội facebook đem lại cho các nhóm đi/cá nhân yêu du lịch nhiều cơ hội để cùng nhau khám phá, chia sẻ các chuyến đi bụi nhằm tiết kiệm tối đa chi phí và mang lại niềm vui đồng hành.
< Đồng hành trong những chuyến đi của bạn là ai?
Tuy nhiên, thời trong sáng của “Tìm bạn đồng hành" đã không còn nguyên vẹn nữa, thêm vào đó, nhiều người đã lợi dụng "Tìm bạn đồng hành" và biến tấu để lợi dụng trục lợi cá nhân, kiếm tiền, vô trách nhiệm gây ra nhiều hậu quả và tai tiếng cho cộng đồng dân đi.
Do nhu cầu tìm bạn đồng hành không mất đi, thậm chí còn tăng lên nhân dịp xuân mới, chúng tôi xin đưa ra một số lưu ý để các bạn yêu du lịch “chọn” được bạn đồng hành hợp lý, đảm bảo cho chính mình một chuyến du ngoạn thành công.
1. Tốt nhất, hãy chọn một nhóm đi mà bạn đã biết, có quan hệ bạn bè hay ít nhất được đảm bảo qua lời giới thiệu của bạn bè bạn, phù hợp với tính cách và thói quen du lịch của bạn. Sự “lệch pha” của bạn đồng hành trong một chuyến đi đôi khi sẽ mang lại nhiều phiền toái, khó chịu, thậm chí mâu thuẫn gay gắt. Hãy tránh điều đó ngay từ khi bắt đầu hành trình.
Nếu bạn đã hiểu rõ về nhóm đi, bạn sẽ dễ dàng đưa ra một quyết định chín chắn. Nếu không, bạn hãy dành thời gian để giao lưu, tìm hiểu về nhóm bạn mà bạn dự định sẽ cùng chia sẻ một chuyến du xuân với họ và cân nhắc lợi ích xem sao.
Đặc biệt nếu là một chuyến đi dài ngày với chi phí cao (thường với các chuyến du lịch nước ngoài), bạn càng phải lưu ý, thậm chí cẩn trọng để tìm hiểu về bạn đồng hành.
2. Không phải lúc nào bạn cũng có thời gian để tạo lập quan hệ bạn bè, tìm hiểu kỹ về bạn đồng hành trước chuyến đi, do vậy một số nguyên tắc sau đây sẽ giúp bạn tránh được rủi ro do việc “chọn nhầm” bạn đồng hành:
3. Không nên tham gia vào những chuyến đi quá đông người. Theo kinh nghiệm của các bạn đã đi bụi nhiều năm, một nhóm đi hợp lý sẽ dưới 10 người, đảm bảo sự chia sẻ và giúp đỡ, gần gũi lẫn nhau trong hành trình. Một nhóm đi quá đông, mỗi người một ý, người tổ chức lại ít kinh nghiệm/vô trách nhiệm sẽ không đảm bảo sự thành công cho chuyến đi.
Đặc biệt, với các chuyến đi chơi xuân bằng xe máy, bạn càng tuyệt đối không nên tham gia vào các chuyến/nhóm đi có đông người, đông xe. Thực tế cho thấy xác suất xảy ra rủi ro không kiểm soát được trên đường di chuyển với các nhóm đi đông luôn cao hơn do nhiều vấn đề: quá đông xe, đuổi bám nhau, không hỗ trợ tốt…
Nếu bạn là người ngồi sau, sẽ rất nguy hiểm nếu đặt số phận của mình vào một tay lái mà bạn không biết kỹ năng lái xe đường trường, kinh nghiệm đi lại… Vì thế, hãy cẩn trọng và sáng suốt khi quyết định tham gia vào một nhóm đi mới.
4. Không phó mặc chuyến đi cho người tổ chức và bạn đồng hành. Hãy cùng tham gia bàn bạc về lịch trình, chi phí để đạt được sự đồng thuận, tránh những thắc mắc nảy sinh sau chuyến đi. Trưởng nhóm và thủ quỹ thường nên là 2 người riêng biệt, có sự kiểm tra và giám sát lẫn nhau cùng với các thành viên khác để đảm bảo sự minh bạch về tài chính.
Điều này là quan trọng vì hiện có nhiều người xấu lợi dụng sự cả nể hoặc thái độ phó mặc của thành viên để tranh thủ kiếm tiền bỏ túi riêng thông qua việc mua đồ chung cho đoàn, ghi tăng chi phí ăn, ngủ, lệ phí...
Trên đây chỉ là một số lưu ý cho các bạn trẻ khi chọn bạn đồng hành cho một chuyến du xuân. Hơn ai hết, bạn hãy làm chủ chính mình và làm chủ chuyến đi của mình để chắc chắn, mình sẽ có một khởi đầu mùa xuân may mắn.
Chúc các bạn thành công.
Theo Giang Nguyên (báo Tuổi Trẻ)
Travel79.net
< Đồng hành trong những chuyến đi của bạn là ai?
Tuy nhiên, thời trong sáng của “Tìm bạn đồng hành" đã không còn nguyên vẹn nữa, thêm vào đó, nhiều người đã lợi dụng "Tìm bạn đồng hành" và biến tấu để lợi dụng trục lợi cá nhân, kiếm tiền, vô trách nhiệm gây ra nhiều hậu quả và tai tiếng cho cộng đồng dân đi.
Do nhu cầu tìm bạn đồng hành không mất đi, thậm chí còn tăng lên nhân dịp xuân mới, chúng tôi xin đưa ra một số lưu ý để các bạn yêu du lịch “chọn” được bạn đồng hành hợp lý, đảm bảo cho chính mình một chuyến du ngoạn thành công.
1. Tốt nhất, hãy chọn một nhóm đi mà bạn đã biết, có quan hệ bạn bè hay ít nhất được đảm bảo qua lời giới thiệu của bạn bè bạn, phù hợp với tính cách và thói quen du lịch của bạn. Sự “lệch pha” của bạn đồng hành trong một chuyến đi đôi khi sẽ mang lại nhiều phiền toái, khó chịu, thậm chí mâu thuẫn gay gắt. Hãy tránh điều đó ngay từ khi bắt đầu hành trình.
Nếu bạn đã hiểu rõ về nhóm đi, bạn sẽ dễ dàng đưa ra một quyết định chín chắn. Nếu không, bạn hãy dành thời gian để giao lưu, tìm hiểu về nhóm bạn mà bạn dự định sẽ cùng chia sẻ một chuyến du xuân với họ và cân nhắc lợi ích xem sao.
Đặc biệt nếu là một chuyến đi dài ngày với chi phí cao (thường với các chuyến du lịch nước ngoài), bạn càng phải lưu ý, thậm chí cẩn trọng để tìm hiểu về bạn đồng hành.
2. Không phải lúc nào bạn cũng có thời gian để tạo lập quan hệ bạn bè, tìm hiểu kỹ về bạn đồng hành trước chuyến đi, do vậy một số nguyên tắc sau đây sẽ giúp bạn tránh được rủi ro do việc “chọn nhầm” bạn đồng hành:
3. Không nên tham gia vào những chuyến đi quá đông người. Theo kinh nghiệm của các bạn đã đi bụi nhiều năm, một nhóm đi hợp lý sẽ dưới 10 người, đảm bảo sự chia sẻ và giúp đỡ, gần gũi lẫn nhau trong hành trình. Một nhóm đi quá đông, mỗi người một ý, người tổ chức lại ít kinh nghiệm/vô trách nhiệm sẽ không đảm bảo sự thành công cho chuyến đi.
Đặc biệt, với các chuyến đi chơi xuân bằng xe máy, bạn càng tuyệt đối không nên tham gia vào các chuyến/nhóm đi có đông người, đông xe. Thực tế cho thấy xác suất xảy ra rủi ro không kiểm soát được trên đường di chuyển với các nhóm đi đông luôn cao hơn do nhiều vấn đề: quá đông xe, đuổi bám nhau, không hỗ trợ tốt…
Nếu bạn là người ngồi sau, sẽ rất nguy hiểm nếu đặt số phận của mình vào một tay lái mà bạn không biết kỹ năng lái xe đường trường, kinh nghiệm đi lại… Vì thế, hãy cẩn trọng và sáng suốt khi quyết định tham gia vào một nhóm đi mới.
4. Không phó mặc chuyến đi cho người tổ chức và bạn đồng hành. Hãy cùng tham gia bàn bạc về lịch trình, chi phí để đạt được sự đồng thuận, tránh những thắc mắc nảy sinh sau chuyến đi. Trưởng nhóm và thủ quỹ thường nên là 2 người riêng biệt, có sự kiểm tra và giám sát lẫn nhau cùng với các thành viên khác để đảm bảo sự minh bạch về tài chính.
Điều này là quan trọng vì hiện có nhiều người xấu lợi dụng sự cả nể hoặc thái độ phó mặc của thành viên để tranh thủ kiếm tiền bỏ túi riêng thông qua việc mua đồ chung cho đoàn, ghi tăng chi phí ăn, ngủ, lệ phí...
Trên đây chỉ là một số lưu ý cho các bạn trẻ khi chọn bạn đồng hành cho một chuyến du xuân. Hơn ai hết, bạn hãy làm chủ chính mình và làm chủ chuyến đi của mình để chắc chắn, mình sẽ có một khởi đầu mùa xuân may mắn.
Chúc các bạn thành công.
Theo Giang Nguyên (báo Tuổi Trẻ)
Travel79.net
Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014
Lên Tây Nguyên 'ăn tết' cùng bà con Êđê
(iHay) - Cách đây hơn 15 năm, tết Nguyên Đán vẫn còn là một điều mới lạ với đồng bào dân tộc Êđê ở Tây Nguyên, nhưng ngày nay bà con đã cùng hòa chung niềm vui đón Tết cổ truyền với toàn dân tộc.
Trước đây người Êđê ở Đắk Lắk không đón Tết với nghĩa là chào đón một năm mới đến. Theo phong tục, người Êđê ăn Tết vào thời điểm giao thoa giữa hai mùa mưa và khô. Đây là lúc để cúng tế tạ ơn thần linh đã cho mùa màng bội thu và cầu cho vụ mùa mới mưa thuận gió hòa, lúa thóc đầy kho.
Từ khi có sự giao lưu với người Kinh, dần dần “Tết Kinh” trở thành Tết của đồng bào Êđê.
Với người Êđê, trong những ngày đầu năm mới họ sẽ đi đến thăm người thân, bạn bè. Khi đi, họ mang theo 1 con gà, thịt lợn làm quà Tết. Đặc biệt là họ đến với những người trong năm qua có ấn tượng không tốt với mình để mong hâm nóng lại tình làng nghĩa xóm. Bạn bè ở các buôn xa buôn gần cũng đến thăm chúc Tết lẫn nhau.
Những ngày trước Tết, thanh niên lên rẫy lấy lá chuối, dây lạc; phụ nữ ở nhà chuẩn bị nếp, nhân đậu xanh, thịt mỡ để gói bánh Tét. Cả gia đình quây quần gói và nấu bánh bên bếp lửa. Bánh Tét, dưa món củ kiệu cũng là món ăn đặc trưng trong những ngày Tết của đồng bào bên cạnh ché rượu cần. Bánh mứt được chuẩn bị để tiếp khách trong những ngày Tết.
Nhà cửa, vườn tược được mọi người trong gia đình cùng nhau tân trang, dọn dẹp sạch sẽ. Mỗi gia đình đều mua hoa Tết để trang trí cho nhà cửa thêm sắc xuân. Trẻ con theo mẹ xuống chợ để được sắm những bộ đồ mới.
“Từ khi có Tết bà con có dịp để nghỉ ngơi, mọi người trong gia đình,dòng tộc, buôn làng thì gắn kết nhau hơn qua những lời chúc, tâm tình năm mới”, ông Y-Cal Êban, buôn Ea Kmat, huyện K’rong Păk, Đăk Lăk chia sẻ.
Sau Tết Nguyên Đán, vào khoảng đầu tháng 3 dương lịch, đồng bào Êđê lại chuẩn bị lễ hội truyền thống của mình được gọi là Lễ cúng bến nước. Lễ cúng bến nước được bắt đầu bằng việc cúng tổ tiên, sau một hồi chiêng dài là lễ cúng Yàng (Trời) cầu mưa. Khi lễ cúng Yàng kết thúc, các cô gái trong trang phục truyền thống, lưng đeo gùi cùng mọi người theo chân thầy cúng về bến nước đầu buôn.
Với hai mùa Tết Nguyên Đán và mùa lễ hội truyền thống trong phong tục tập quán lâu đời, đồng bào Êđê đều rất phấn khởi chuẩn bị, điều này đã góp phần làm nên nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.
Trong những ngày Giáp tết, đến với các buôn làng đồng bào Êđê, bạn sẽ cảm nhận được không khí rộn ràng của Tết Nguyên Đán đầy đặc biệt với những phong tục tập quán truyền thống của dân tộc trong khí trời se lạnh, căng tràn sức sống.
Theo Phan Uyên (iHay.Thanhnien)
Travel79.net
Trước đây người Êđê ở Đắk Lắk không đón Tết với nghĩa là chào đón một năm mới đến. Theo phong tục, người Êđê ăn Tết vào thời điểm giao thoa giữa hai mùa mưa và khô. Đây là lúc để cúng tế tạ ơn thần linh đã cho mùa màng bội thu và cầu cho vụ mùa mới mưa thuận gió hòa, lúa thóc đầy kho.
Từ khi có sự giao lưu với người Kinh, dần dần “Tết Kinh” trở thành Tết của đồng bào Êđê.
Với người Êđê, trong những ngày đầu năm mới họ sẽ đi đến thăm người thân, bạn bè. Khi đi, họ mang theo 1 con gà, thịt lợn làm quà Tết. Đặc biệt là họ đến với những người trong năm qua có ấn tượng không tốt với mình để mong hâm nóng lại tình làng nghĩa xóm. Bạn bè ở các buôn xa buôn gần cũng đến thăm chúc Tết lẫn nhau.
Những ngày trước Tết, thanh niên lên rẫy lấy lá chuối, dây lạc; phụ nữ ở nhà chuẩn bị nếp, nhân đậu xanh, thịt mỡ để gói bánh Tét. Cả gia đình quây quần gói và nấu bánh bên bếp lửa. Bánh Tét, dưa món củ kiệu cũng là món ăn đặc trưng trong những ngày Tết của đồng bào bên cạnh ché rượu cần. Bánh mứt được chuẩn bị để tiếp khách trong những ngày Tết.
Nhà cửa, vườn tược được mọi người trong gia đình cùng nhau tân trang, dọn dẹp sạch sẽ. Mỗi gia đình đều mua hoa Tết để trang trí cho nhà cửa thêm sắc xuân. Trẻ con theo mẹ xuống chợ để được sắm những bộ đồ mới.
“Từ khi có Tết bà con có dịp để nghỉ ngơi, mọi người trong gia đình,dòng tộc, buôn làng thì gắn kết nhau hơn qua những lời chúc, tâm tình năm mới”, ông Y-Cal Êban, buôn Ea Kmat, huyện K’rong Păk, Đăk Lăk chia sẻ.
Sau Tết Nguyên Đán, vào khoảng đầu tháng 3 dương lịch, đồng bào Êđê lại chuẩn bị lễ hội truyền thống của mình được gọi là Lễ cúng bến nước. Lễ cúng bến nước được bắt đầu bằng việc cúng tổ tiên, sau một hồi chiêng dài là lễ cúng Yàng (Trời) cầu mưa. Khi lễ cúng Yàng kết thúc, các cô gái trong trang phục truyền thống, lưng đeo gùi cùng mọi người theo chân thầy cúng về bến nước đầu buôn.
Với hai mùa Tết Nguyên Đán và mùa lễ hội truyền thống trong phong tục tập quán lâu đời, đồng bào Êđê đều rất phấn khởi chuẩn bị, điều này đã góp phần làm nên nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.
Trong những ngày Giáp tết, đến với các buôn làng đồng bào Êđê, bạn sẽ cảm nhận được không khí rộn ràng của Tết Nguyên Đán đầy đặc biệt với những phong tục tập quán truyền thống của dân tộc trong khí trời se lạnh, căng tràn sức sống.
Theo Phan Uyên (iHay.Thanhnien)
Travel79.net
Ẩm phượt sản vật Gò Công
Kể cả ngày vẫn chưa hết đặc sản đất Gò và cảm giác ấm áp từ những nụ cười hiếu khách! Thật ra, của ngon vật lạ xứ "Khổng Tước Nguyên" không chỉ có những hạt gạo trắng thơm cùng mớ trứng gà ta to khác thường, chứa lớp lòng đỏ son đầy vun, như xưa (1788) tướng Võ Tánh dâng lên Chúa Nguyễn Ánh - tượng trưng lòng trung dũng của cư dân bản địa.
“Trăm nghe không bằng một thấy”, chọn ngày đẹp trời, bạn thử rủ bạn bè cùng du ngoạn bằng xe máy, theo trục quốc lộ 30 qua Cần Giuộc, xuống Cần Đước… sang ngang sông Vàm Cỏ trên chuyến phà Mỹ Lợi, hướng mũi về bờ Gò Công Đông, mất khoảng 20 phút.
Thưởng hải sản còn lội, nơi ngã ba sông
Cách đó khoảng 4km, có một điểm dừng chân thật thoáng mát, sẵn võng nghỉ lưng miễn phí với nhiều món hải sản tươi nguyên, giá phải chăng. Đó là quán chị Tẻ, cạnh bến đò Mỹ Điền, cạnh ấp 3 Mỹ Xuân, xã Tân Trung, thị xã Gò Công, Tiền Giang. Quán nằm khuất ngoài bờ đê, cách quốc lộ khoảng 1,3km.
Mốc nhận diện là cổng vào ấp văn hóa Muôn Nghiệp, cạnh trạm y tế Bình Đông. Chọn bàn sát mé sông, khách tha hồ phóng tầm mắt sang các cù lao Mỹ Xuân, Long Hựu của Cần Đước (Long An) hoặc phía Lý Nhơn, huện Cần Giờ, TP.HCM mờ xanh. Nước chảy rì rầm. Gió lao xao, khiến mấy ngọn dừa nước nhún nhảy từng chập. Thấp thoáng những chiếc ghe cào, đò máy hòa điệu nghe “tành tạch”… Chợt, những lo toan đời thường tan theo dòng nước lúc nào không hay.
Đắc địa ở chỗ, đây là nơi tiếp giáp giữa đoạn cuối sông Vàm Cỏ Đông (nước ngọt) với sông Soài Rạp (nước mặn) nên có nhiều phiêu sinh nước lợ ngon miệng, béo bổ cho bọn cá tôm. Vì vậy, ngư dân thường “mai phục” ở cửa sông, với đủ phương tiện: cào, lợp đuôi chuột, lưới đăng, câu giăng,…
Có những con tôm sú biển gạch màu xanh dương, to hơn ngón tay cái người lớn, thịt ngọt đậm, chắc nịch như lực sĩ. Vài bầy cá tra bần lởn vởn, mỗi bầy không dưới chục con. Con nhỏ nhất cỡ 8kg, đủ 2-3 nhà đông người liên hoan hoành tráng. Sớ thịt tra bần cũng trắng tươi như cá dứa nhưng lạt, da dai hơn và mỡ vàng ánh. Philê ra, nướng muối ớt hay nhúng giấm, hoặc nấu lẩu mắm kèm dĩa rau non đồng nội vun ngọn: đắng biển, đậu rồng, bông so đũa, rau má… thơm tưng bừng và mãn nhãn vô cùng.
Chuyện lạ ở xóm tương thực dưỡng
Vẫn không thanh thoát, dìu dặt, lay động mãnh liệt bằng mùi hương của một loại tương thực dưỡng, làm theo lối thủ công kiểu Nhật, tại ấp 7, xã Tân Tây, huyện Gò Công Dương, tỉnh Tiền Giang.
Đặc biệt, có loại nước tương được ủ trên ba năm, dang nắng quanh năm, đen sậm giống nước cà phê cốt, độ mặn gấp 2-3 lần nước mắm nhỉ, song hậu ngọt thanh, béo dịu, thơm nức mũi!
Những người theo trường phái thực dưỡng ở đây còn tin rằng, tách trà tương hoặc cà phê tương có lợi cho huyết áp, giúp gan giải độc tốt hơn. Anh Lê Kim Sơn, chủ một lò tương như vậy hào hứng chia sẻ: lỡ bị ong vò chích, ngâm ngón tay vào nước tương Tamari nguyên dương, loại trên ba năm, khoảng vài phút 2-3 lần, mỗi lần cách nhau mười phút sẽ bớt đau nhức ngay. Còn dì Bảy Thạch (Trần Thị Ngọc Thạch) 67 tuổi, thầy dạy nghề của anh Kim Sơn, quả quyết: “Người bị bao tử yếu - bụng lình xình, trào ngược dạ dày, tiêu chảy - hay thận yếu… nước tương này “trị” hay cực kỳ!”.
Giả như bạn chưa đủ niềm tin, vẫn có thể dùng thứ nước chấm công phu vừa kể làm gia vị cho bữa ăn thêm bổ dưỡng.
Khoan khoái dạo đường làng, tương phùng bánh vá
Từ chợ thị xã, thay vì qua cầu Long Chiến (Chánh) đi thẳng theo quốc lộ 50 về TP Mỹ Tho ồn ào xe cộ, bạn có thể rẽ sang con đường làng thơ mộng cùng hướng. Nên hỏi đường qua Cầu Đúc, rẽ phải, đi thẳng về Thạnh Trị, Hòa Đồng, ghé ăn bánh vá mới ra lò còn nóng hổi, cách đó khoảng 11km.
Dừa nối tiếp dừa, giang tay đón bình minh. Có đoạn, mấy “ả” dừa tơ nhí nhảnh soi mớ “tóc” bồng xanh mượt xuống dòng sông nhỏ, đỏ đục phù sa. Cạnh đó, đám vịt ta đứa thong thả rỉa lông, con mồm năm miệng mười bàn chuyện thời sự. Quả là một bức tranh nhà vườn Nam Bộ vừa bình yên vừa sống động.
Đã đến chỗ mỡ (heo) sôi lửa bỏng - sinh thành nên cái bánh vá Hòa Đồng ngoài giòn trong xốp. Đọc sao ghi vậy nên người dân ở đây treo bảng “Bánh giá”. Thoạt nhìn, nó tương tự chiếc bánh cống Sóc Trăng, nhưng lớn gần gấp đôi. Thành phần nhưn cũng cao cấp hơn, gồm gan và thịt nạc heo, tép bạc, đậu phộng...
Cứ một lớp bột một lớp nhưn, người bán thoăn thoắt xây nên cái bánh tựa bánh bò, lọt lòng chiếc vá lớn. Để lâu ngán, những khúc rau giá tươi mọng được xen vào, như một lớp đệm, nhằm tạo độ giòn mát cho vị giác. Còn bí quyết tạo độ xốp cho bánh là pha một ít bột đậu nành vào bột gạo cũ, theo cô Mười (Phạm Thị Mười), có hai đời bán loại bánh đong, đếm bằng vá ở đây. Dạng gạo này còn lợi cho cọng bún, hủ tíu nhưng cứng (hạt) cơm, lạt vị.
Khéo ở chỗ, dù lớp bột bên ngoài vàng giòn nhưng phần nhưn bên trong chỉ vừa chín tới, không hề thấm mỡ. Cắn ngập răng, nhai chậm, người ăn luôn bị bất ngờ từ âm điệu bổng - trầm đến vị chủ béo, bùi rạo rực. Ăn bánh vá đúng điệu, thường không thể thiếu dĩa rau non cặp đôi với bánh xèo gồm: cải bẹ xanh, xà lách, dấp cá... chấm ngập chén nước mắm chua ngọt ửng đỏ.
Tuy vậy, cũng có người thích độn cục xôi vò vào giữa cái bánh, nhai chóp chép. "Ăn vậy mới ngon hết ý", ông Võ Văn Hoàng, 59 tuổi, ở ấp Bình An, xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây cười hồn nhiên. Đó là món quà sáng ưa thích của ông, thời học trò. Hồi ấy, giá mỗi cái bánh hình miệng vá có năm cắc (nửa đồng) nay đã là 10.000 đồng/cái.
Cũng có loại bánh vá dân chủ hơn. Ai thích ăn nhưn gì, cứ dạo chợ sớm mua hàng tươi lại thuận giá như mực ống, tôm càng lóng, óc heo... Xong, mang đến nhờ người bán chiên giúp, tiền công 7.000 đồng/cái. Thầy Trần Sơn, giáo viên cấp 3, quê ở đây cho biết, mỗi khi có đám tiệc hoặc đãi khách quý, gia đình ông đều làm vậy.
Thăm Phật cười và ăn cá nghiến răng
Tìm bến khoái tạm đủ, ta có thể chạy thẳng về TP Mỹ Tho, Tiền Giang, theo quốc lộ 50, khoảng 25km. Thành phố nhỏ này có hai điểm đến không thể bỏ qua, là chùa Vĩnh Tràng và quán ăn ưa nói lái: Tạ Hiền.
Muốn cầu may, bạn nên viếng chùa Vĩnh Tràng, một trong những ngôi cổ tự của miền Tây Nam bộ ở ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, đường Nguyễn Trung Trực.
Ngay công viên trước chùa, sẵn có tượng Phật cười tươi (Phật Di Lặc) hỉ xả chào đón Phật tử và du khách. Tượng cao 20m, nặng khoảng 250 tấn, bằng bêtông cốt thép.
Riêng những ai thích nói lái, có thể ghé lại quán ăn "hà tiện" gần đó, tìm gặp ông chủ Quốc "Cò". Vị này thuộc làu tập tính nhiều sản vật phương nam. Các món trâu kho tàu, khô trâu một nắng ở đây rất tốn bia rượu. Cũng có người cữ ăn trâu đầu năm để né... xui. Vậy thì nhâm nhi với cá cóc kho lạt! Đây là giống cá nước ngọt, hình dáng giống tựa cá trắm cỏ nhưng mập và lớn con hơn, có thể nặng cả chục ký/con.
Cá có mặt ở Biển Hồ - Campuchia, sông Tiền và Hậu. Ngư dân đánh bắt nó bằng nhiều cách: câu, bao chà, lặn bắt hang. Có người nói, lúc bắt cá lên, nó nghiến răng kèn kẹt nghe giống khi con "cậu ông trời" đòi mưa. Ý kiến khác cho rằng, tên cá từ gốc Khmer là t'rây s'coc, đọc trại thành cá cóc. Cá càng lớn, thịt càng ngọt thơm, chắc dẻo. Phần ức cá béo thanh không ngậy. Đặc biệt, khi chế biến, nếu bỏ vảy, thịt cá sẽ giảm phân nửa độ ngon. Còn một điểm yếu khác: cá có nhiều xương chữ y.
Cặp thêm ít xoài hườm xắt nhuyễn, giằm mạnh trái me xanh "núp" dưới đáy nồi, rồi chan vào chén bún - cá. Tức thì mùi vị chua - ngọt thanh thoát tỏa ra, vây lấy khứu giác, làm tình làm tội tuyến nước bọt suốt bữa ăn.
Đồng thời, ở đây có nhiều loại rau dại tươi non mà Sài Gòn ít thấy như: đọt khổ qua, rau đắng đất, mướp "đỉa" (nhỏ gần bằng ngón chân cái)... Nhúng nhanh chúng vào nồi lẩu hoặc cháo cá đồng, cá sông ngon đã đời!
Theo SGTT Xuân Giáp Ngọ
Travel79.net
“Trăm nghe không bằng một thấy”, chọn ngày đẹp trời, bạn thử rủ bạn bè cùng du ngoạn bằng xe máy, theo trục quốc lộ 30 qua Cần Giuộc, xuống Cần Đước… sang ngang sông Vàm Cỏ trên chuyến phà Mỹ Lợi, hướng mũi về bờ Gò Công Đông, mất khoảng 20 phút.
Thưởng hải sản còn lội, nơi ngã ba sông
Cách đó khoảng 4km, có một điểm dừng chân thật thoáng mát, sẵn võng nghỉ lưng miễn phí với nhiều món hải sản tươi nguyên, giá phải chăng. Đó là quán chị Tẻ, cạnh bến đò Mỹ Điền, cạnh ấp 3 Mỹ Xuân, xã Tân Trung, thị xã Gò Công, Tiền Giang. Quán nằm khuất ngoài bờ đê, cách quốc lộ khoảng 1,3km.
Mốc nhận diện là cổng vào ấp văn hóa Muôn Nghiệp, cạnh trạm y tế Bình Đông. Chọn bàn sát mé sông, khách tha hồ phóng tầm mắt sang các cù lao Mỹ Xuân, Long Hựu của Cần Đước (Long An) hoặc phía Lý Nhơn, huện Cần Giờ, TP.HCM mờ xanh. Nước chảy rì rầm. Gió lao xao, khiến mấy ngọn dừa nước nhún nhảy từng chập. Thấp thoáng những chiếc ghe cào, đò máy hòa điệu nghe “tành tạch”… Chợt, những lo toan đời thường tan theo dòng nước lúc nào không hay.
Đắc địa ở chỗ, đây là nơi tiếp giáp giữa đoạn cuối sông Vàm Cỏ Đông (nước ngọt) với sông Soài Rạp (nước mặn) nên có nhiều phiêu sinh nước lợ ngon miệng, béo bổ cho bọn cá tôm. Vì vậy, ngư dân thường “mai phục” ở cửa sông, với đủ phương tiện: cào, lợp đuôi chuột, lưới đăng, câu giăng,…
Có những con tôm sú biển gạch màu xanh dương, to hơn ngón tay cái người lớn, thịt ngọt đậm, chắc nịch như lực sĩ. Vài bầy cá tra bần lởn vởn, mỗi bầy không dưới chục con. Con nhỏ nhất cỡ 8kg, đủ 2-3 nhà đông người liên hoan hoành tráng. Sớ thịt tra bần cũng trắng tươi như cá dứa nhưng lạt, da dai hơn và mỡ vàng ánh. Philê ra, nướng muối ớt hay nhúng giấm, hoặc nấu lẩu mắm kèm dĩa rau non đồng nội vun ngọn: đắng biển, đậu rồng, bông so đũa, rau má… thơm tưng bừng và mãn nhãn vô cùng.
Chuyện lạ ở xóm tương thực dưỡng
Vẫn không thanh thoát, dìu dặt, lay động mãnh liệt bằng mùi hương của một loại tương thực dưỡng, làm theo lối thủ công kiểu Nhật, tại ấp 7, xã Tân Tây, huyện Gò Công Dương, tỉnh Tiền Giang.
Đặc biệt, có loại nước tương được ủ trên ba năm, dang nắng quanh năm, đen sậm giống nước cà phê cốt, độ mặn gấp 2-3 lần nước mắm nhỉ, song hậu ngọt thanh, béo dịu, thơm nức mũi!
Những người theo trường phái thực dưỡng ở đây còn tin rằng, tách trà tương hoặc cà phê tương có lợi cho huyết áp, giúp gan giải độc tốt hơn. Anh Lê Kim Sơn, chủ một lò tương như vậy hào hứng chia sẻ: lỡ bị ong vò chích, ngâm ngón tay vào nước tương Tamari nguyên dương, loại trên ba năm, khoảng vài phút 2-3 lần, mỗi lần cách nhau mười phút sẽ bớt đau nhức ngay. Còn dì Bảy Thạch (Trần Thị Ngọc Thạch) 67 tuổi, thầy dạy nghề của anh Kim Sơn, quả quyết: “Người bị bao tử yếu - bụng lình xình, trào ngược dạ dày, tiêu chảy - hay thận yếu… nước tương này “trị” hay cực kỳ!”.
Giả như bạn chưa đủ niềm tin, vẫn có thể dùng thứ nước chấm công phu vừa kể làm gia vị cho bữa ăn thêm bổ dưỡng.
Khoan khoái dạo đường làng, tương phùng bánh vá
Từ chợ thị xã, thay vì qua cầu Long Chiến (Chánh) đi thẳng theo quốc lộ 50 về TP Mỹ Tho ồn ào xe cộ, bạn có thể rẽ sang con đường làng thơ mộng cùng hướng. Nên hỏi đường qua Cầu Đúc, rẽ phải, đi thẳng về Thạnh Trị, Hòa Đồng, ghé ăn bánh vá mới ra lò còn nóng hổi, cách đó khoảng 11km.
Dừa nối tiếp dừa, giang tay đón bình minh. Có đoạn, mấy “ả” dừa tơ nhí nhảnh soi mớ “tóc” bồng xanh mượt xuống dòng sông nhỏ, đỏ đục phù sa. Cạnh đó, đám vịt ta đứa thong thả rỉa lông, con mồm năm miệng mười bàn chuyện thời sự. Quả là một bức tranh nhà vườn Nam Bộ vừa bình yên vừa sống động.
Đã đến chỗ mỡ (heo) sôi lửa bỏng - sinh thành nên cái bánh vá Hòa Đồng ngoài giòn trong xốp. Đọc sao ghi vậy nên người dân ở đây treo bảng “Bánh giá”. Thoạt nhìn, nó tương tự chiếc bánh cống Sóc Trăng, nhưng lớn gần gấp đôi. Thành phần nhưn cũng cao cấp hơn, gồm gan và thịt nạc heo, tép bạc, đậu phộng...
Cứ một lớp bột một lớp nhưn, người bán thoăn thoắt xây nên cái bánh tựa bánh bò, lọt lòng chiếc vá lớn. Để lâu ngán, những khúc rau giá tươi mọng được xen vào, như một lớp đệm, nhằm tạo độ giòn mát cho vị giác. Còn bí quyết tạo độ xốp cho bánh là pha một ít bột đậu nành vào bột gạo cũ, theo cô Mười (Phạm Thị Mười), có hai đời bán loại bánh đong, đếm bằng vá ở đây. Dạng gạo này còn lợi cho cọng bún, hủ tíu nhưng cứng (hạt) cơm, lạt vị.
Khéo ở chỗ, dù lớp bột bên ngoài vàng giòn nhưng phần nhưn bên trong chỉ vừa chín tới, không hề thấm mỡ. Cắn ngập răng, nhai chậm, người ăn luôn bị bất ngờ từ âm điệu bổng - trầm đến vị chủ béo, bùi rạo rực. Ăn bánh vá đúng điệu, thường không thể thiếu dĩa rau non cặp đôi với bánh xèo gồm: cải bẹ xanh, xà lách, dấp cá... chấm ngập chén nước mắm chua ngọt ửng đỏ.
Tuy vậy, cũng có người thích độn cục xôi vò vào giữa cái bánh, nhai chóp chép. "Ăn vậy mới ngon hết ý", ông Võ Văn Hoàng, 59 tuổi, ở ấp Bình An, xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây cười hồn nhiên. Đó là món quà sáng ưa thích của ông, thời học trò. Hồi ấy, giá mỗi cái bánh hình miệng vá có năm cắc (nửa đồng) nay đã là 10.000 đồng/cái.
Cũng có loại bánh vá dân chủ hơn. Ai thích ăn nhưn gì, cứ dạo chợ sớm mua hàng tươi lại thuận giá như mực ống, tôm càng lóng, óc heo... Xong, mang đến nhờ người bán chiên giúp, tiền công 7.000 đồng/cái. Thầy Trần Sơn, giáo viên cấp 3, quê ở đây cho biết, mỗi khi có đám tiệc hoặc đãi khách quý, gia đình ông đều làm vậy.
Thăm Phật cười và ăn cá nghiến răng
Tìm bến khoái tạm đủ, ta có thể chạy thẳng về TP Mỹ Tho, Tiền Giang, theo quốc lộ 50, khoảng 25km. Thành phố nhỏ này có hai điểm đến không thể bỏ qua, là chùa Vĩnh Tràng và quán ăn ưa nói lái: Tạ Hiền.
Muốn cầu may, bạn nên viếng chùa Vĩnh Tràng, một trong những ngôi cổ tự của miền Tây Nam bộ ở ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, đường Nguyễn Trung Trực.
Ngay công viên trước chùa, sẵn có tượng Phật cười tươi (Phật Di Lặc) hỉ xả chào đón Phật tử và du khách. Tượng cao 20m, nặng khoảng 250 tấn, bằng bêtông cốt thép.
Riêng những ai thích nói lái, có thể ghé lại quán ăn "hà tiện" gần đó, tìm gặp ông chủ Quốc "Cò". Vị này thuộc làu tập tính nhiều sản vật phương nam. Các món trâu kho tàu, khô trâu một nắng ở đây rất tốn bia rượu. Cũng có người cữ ăn trâu đầu năm để né... xui. Vậy thì nhâm nhi với cá cóc kho lạt! Đây là giống cá nước ngọt, hình dáng giống tựa cá trắm cỏ nhưng mập và lớn con hơn, có thể nặng cả chục ký/con.
Cá có mặt ở Biển Hồ - Campuchia, sông Tiền và Hậu. Ngư dân đánh bắt nó bằng nhiều cách: câu, bao chà, lặn bắt hang. Có người nói, lúc bắt cá lên, nó nghiến răng kèn kẹt nghe giống khi con "cậu ông trời" đòi mưa. Ý kiến khác cho rằng, tên cá từ gốc Khmer là t'rây s'coc, đọc trại thành cá cóc. Cá càng lớn, thịt càng ngọt thơm, chắc dẻo. Phần ức cá béo thanh không ngậy. Đặc biệt, khi chế biến, nếu bỏ vảy, thịt cá sẽ giảm phân nửa độ ngon. Còn một điểm yếu khác: cá có nhiều xương chữ y.
Cặp thêm ít xoài hườm xắt nhuyễn, giằm mạnh trái me xanh "núp" dưới đáy nồi, rồi chan vào chén bún - cá. Tức thì mùi vị chua - ngọt thanh thoát tỏa ra, vây lấy khứu giác, làm tình làm tội tuyến nước bọt suốt bữa ăn.
Đồng thời, ở đây có nhiều loại rau dại tươi non mà Sài Gòn ít thấy như: đọt khổ qua, rau đắng đất, mướp "đỉa" (nhỏ gần bằng ngón chân cái)... Nhúng nhanh chúng vào nồi lẩu hoặc cháo cá đồng, cá sông ngon đã đời!
Theo SGTT Xuân Giáp Ngọ
Travel79.net
Treo mình câu cá biển
(NLĐ) - Ngày Tết, chán ngán với bia rượu, thịt thà và lễ hội đình đám, sao bạn không đến Phú Yên tìm cảm giác tĩnh tại của ngư ông trong thú câu cá biển?
< Vách đá dựng đứng ở Gành Lồ Ồ, nơi tưởng chừng như treo mình để câu cá.
Những ngày giáp Tết bận rộn, ở Phú Yên, mỗi sáng, hàng đoàn người vẫn nắm cơm mang cần đi câu. Tôi không phải là dân câu chuyên nghiệp lại lẻ bạn nhưng có người mách nước cứ 5 giờ sáng, lên quán cơm đầu bắc cầu sông Chùa, gặp những người đến mua cơm để đi câu là có hội.
Câu cá cảm giác mạnh
Mang mồi, vác cần lên đường, tôi nhập đoàn gồm 8 người làm đủ nghề từ chủ tiệm ga-ra xe, thợ điện, thợ hồ đến từ huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa; TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và nhiều nhất là tỉnh Phú Yên. “Cái thú này mê lắm, khó dứt! Cứ rảnh 1 ngày là phải vác cần đi câu” - Tuấn sún làm nghề thợ hồ, khề khà cười để lộ 2 hàm răng gãy chỉ còn phân nửa.
Đoàn chọn gành Lồ Ồ (Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa) làm bãi đáp. Gửi xe máy lại nhà một người dân, băng qua 1 ngọn núi thấp đã nghe tiếng ầm ào của những con sóng đập vào gành đá. Gành Lồ Ồ hiện ra thật hùng vĩ, những vách đá như dựng đứng, những con sóng đập vào gành tung bọt trắng xóa.
< Năm Râu câu được một con cá giò lớn.
Thấy tôi hơi lưỡng lự, Tuấn sún động viên: “Yên chí đi! Thấy vậy chứ trên ấy có đường đi đấy!”. Đúng như Tuấn sún nói, trên vách đá tưởng như chỉ có chim mới đậu được kia lại có những con đường chỉ đủ một người len lỏi đi.
< Một con cá giò khác lại mắc câu.
Ông Năm Râu, người lớn tuổi nhất trong đoàn, truyền đạt kinh nghiệm: Hãy chọn chỗ nước yên, cá thường vào lại dễ thấy phao câu. Chỗ ngồi gần mép nước nhưng phải khô, tức sóng biển không đánh tới để thả câu. Trước khi thả câu, hãy vãi con ruốc tươi mua sẵn ngoài chợ để nhử cá vào gần bờ.
Chọn cho mình một chỗ để yên vị, tôi thả câu. Mồi câu cá biển là ruốc tươi hoặc tôm nhỏ. Bất chợt nhìn sang những bạn đi trong đoàn chẳng khác nào treo mình trên vách lá cheo leo để câu cá khi ngay dưới chân sóng vỗ ì ầm trắng xóa. Chỉ riêng cảm giác ấy cũng len trong tôi niềm phấn khích.
Thả trôi những điều thị phi
Khác với câu ở sông, hồ mặt nước lặng, chỉ một cái lay nhẹ trên chiếc phao câu cũng nhận ra, câu ở biển, sóng lớn làm phao câu liên tục nghiêng ngã, lắm khi nhấn chìm cả phao câu. Chưa quen, tôi liên tục bị cá ăn mất mồi mà không biết.
Ngồi bên cạnh tôi, cứ dăm ba phút, ông Năm Râu lại giật cần, kéo lên những con cá giò bằng bàn tay, những con cá dẩu dài đến 40 cm giãy đành đạch. “Hãy tĩnh tâm để cảm nhận được cái rung nhẹ từ bàn tay cầm cần khi cá ăn câu. Đừng chú ý đến những con sóng mà hãy để tâm vào phao câu. Khi nào phao câu bị lật ngửa thì hãy giật. Cá biển nhiều lắm, không phải chờ lâu đâu!” - ông Năm Râu chia sẻ.
Chợt chiếc cần rung lên, nhẹ thôi kiểu như bạn ở trong một phòng kín bỗng đâu có cơn gió thoảng qua chỉ đủ làm rung vài sợi tóc.
Cùng với đó, chiếc phao câu đang đứng bỗng ngã nằm xuống mặt nước. Tôi giật câu. Nghe nằng nặng và rồi một chú cá đủ màu săc sặc sỡ lướt lên mặt nước. Đó là một con cá lia thia rất đẹp, lớn bằng bàn tay nữ sinh. Bắt cá vào giỏ, tôi lại thả câu và chờ đợi. Cái chờ đợi của người câu cá biển thật dễ chịu. Nó giống như sự chờ đợi người yêu mà biết chắc rằng người yêu sẽ đến.
Giỏ đựng cá đã nặng, ông Năm Râu gọi lớn: “Giải lao đi!”. Cả nhóm tìm những cây củi khô bị sóng biển hất tung lên các hốc đá, nhóm lửa, nướng cá. Ông Năm Râu thủ sẵn chai rượu với chiếc ly nhỏ trong túi đưa ra. Cá chín, mỗi người một con, ăn bốc. Ly rượu cuốc lủi nguyên chất được nấu từ gạo Tuy Hòa cay nồng với cá tươi roi rói vừa câu từ biển lên thật hợp cạ.
Chúng tôi lại thả câu. Giữa cái mênh mông, hùng vĩ của biển trời, vách đá dựng đứng, những con sóng tung bọt dưới chân, giữa cái nguyên trinh của lòng người xứ nẫu trong tiết trời chớm xuân, bao phiền muộn như tan biến. Ta bỗng chốc cảm giác như đang giữa chốn bồng hoang. Nơi ấy không có chỗ cho sự toan tính, thị phi, không lo toan với những chuyện cơm áo gạo tiền.
Theo Hồng Ánh (Người Lao Động)
Travel79.net
< Vách đá dựng đứng ở Gành Lồ Ồ, nơi tưởng chừng như treo mình để câu cá.
Những ngày giáp Tết bận rộn, ở Phú Yên, mỗi sáng, hàng đoàn người vẫn nắm cơm mang cần đi câu. Tôi không phải là dân câu chuyên nghiệp lại lẻ bạn nhưng có người mách nước cứ 5 giờ sáng, lên quán cơm đầu bắc cầu sông Chùa, gặp những người đến mua cơm để đi câu là có hội.
Câu cá cảm giác mạnh
Mang mồi, vác cần lên đường, tôi nhập đoàn gồm 8 người làm đủ nghề từ chủ tiệm ga-ra xe, thợ điện, thợ hồ đến từ huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa; TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và nhiều nhất là tỉnh Phú Yên. “Cái thú này mê lắm, khó dứt! Cứ rảnh 1 ngày là phải vác cần đi câu” - Tuấn sún làm nghề thợ hồ, khề khà cười để lộ 2 hàm răng gãy chỉ còn phân nửa.
Đoàn chọn gành Lồ Ồ (Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa) làm bãi đáp. Gửi xe máy lại nhà một người dân, băng qua 1 ngọn núi thấp đã nghe tiếng ầm ào của những con sóng đập vào gành đá. Gành Lồ Ồ hiện ra thật hùng vĩ, những vách đá như dựng đứng, những con sóng đập vào gành tung bọt trắng xóa.
< Năm Râu câu được một con cá giò lớn.
Thấy tôi hơi lưỡng lự, Tuấn sún động viên: “Yên chí đi! Thấy vậy chứ trên ấy có đường đi đấy!”. Đúng như Tuấn sún nói, trên vách đá tưởng như chỉ có chim mới đậu được kia lại có những con đường chỉ đủ một người len lỏi đi.
< Một con cá giò khác lại mắc câu.
Ông Năm Râu, người lớn tuổi nhất trong đoàn, truyền đạt kinh nghiệm: Hãy chọn chỗ nước yên, cá thường vào lại dễ thấy phao câu. Chỗ ngồi gần mép nước nhưng phải khô, tức sóng biển không đánh tới để thả câu. Trước khi thả câu, hãy vãi con ruốc tươi mua sẵn ngoài chợ để nhử cá vào gần bờ.
Chọn cho mình một chỗ để yên vị, tôi thả câu. Mồi câu cá biển là ruốc tươi hoặc tôm nhỏ. Bất chợt nhìn sang những bạn đi trong đoàn chẳng khác nào treo mình trên vách lá cheo leo để câu cá khi ngay dưới chân sóng vỗ ì ầm trắng xóa. Chỉ riêng cảm giác ấy cũng len trong tôi niềm phấn khích.
Thả trôi những điều thị phi
Khác với câu ở sông, hồ mặt nước lặng, chỉ một cái lay nhẹ trên chiếc phao câu cũng nhận ra, câu ở biển, sóng lớn làm phao câu liên tục nghiêng ngã, lắm khi nhấn chìm cả phao câu. Chưa quen, tôi liên tục bị cá ăn mất mồi mà không biết.
Ngồi bên cạnh tôi, cứ dăm ba phút, ông Năm Râu lại giật cần, kéo lên những con cá giò bằng bàn tay, những con cá dẩu dài đến 40 cm giãy đành đạch. “Hãy tĩnh tâm để cảm nhận được cái rung nhẹ từ bàn tay cầm cần khi cá ăn câu. Đừng chú ý đến những con sóng mà hãy để tâm vào phao câu. Khi nào phao câu bị lật ngửa thì hãy giật. Cá biển nhiều lắm, không phải chờ lâu đâu!” - ông Năm Râu chia sẻ.
Chợt chiếc cần rung lên, nhẹ thôi kiểu như bạn ở trong một phòng kín bỗng đâu có cơn gió thoảng qua chỉ đủ làm rung vài sợi tóc.
Cùng với đó, chiếc phao câu đang đứng bỗng ngã nằm xuống mặt nước. Tôi giật câu. Nghe nằng nặng và rồi một chú cá đủ màu săc sặc sỡ lướt lên mặt nước. Đó là một con cá lia thia rất đẹp, lớn bằng bàn tay nữ sinh. Bắt cá vào giỏ, tôi lại thả câu và chờ đợi. Cái chờ đợi của người câu cá biển thật dễ chịu. Nó giống như sự chờ đợi người yêu mà biết chắc rằng người yêu sẽ đến.
Giỏ đựng cá đã nặng, ông Năm Râu gọi lớn: “Giải lao đi!”. Cả nhóm tìm những cây củi khô bị sóng biển hất tung lên các hốc đá, nhóm lửa, nướng cá. Ông Năm Râu thủ sẵn chai rượu với chiếc ly nhỏ trong túi đưa ra. Cá chín, mỗi người một con, ăn bốc. Ly rượu cuốc lủi nguyên chất được nấu từ gạo Tuy Hòa cay nồng với cá tươi roi rói vừa câu từ biển lên thật hợp cạ.
Chúng tôi lại thả câu. Giữa cái mênh mông, hùng vĩ của biển trời, vách đá dựng đứng, những con sóng tung bọt dưới chân, giữa cái nguyên trinh của lòng người xứ nẫu trong tiết trời chớm xuân, bao phiền muộn như tan biến. Ta bỗng chốc cảm giác như đang giữa chốn bồng hoang. Nơi ấy không có chỗ cho sự toan tính, thị phi, không lo toan với những chuyện cơm áo gạo tiền.
Theo Hồng Ánh (Người Lao Động)
Travel79.net
Về Thanh Sơn ăn “gà chín cựa”
(TTO) - Tưởng gà chín cựa chỉ có trong truyền thuyết, là một trong những sính lễ của Sơn Tinh đem hỏi cưới Mỵ Nương, cùng với voi chín ngà, ngựa chín hồng mao. Nhưng tết này chúng tôi lại được ngắm những chú gà chín cựa đúng nghĩa ở trại gà của anh Vi Hải, một thầy giáo kiêm chủ trại gà ở Thanh Sơn, Phú Thọ.
Tiếng là nuôi gà chín cựa, nhưng trại gà tại gia đình anh Hải ở gần thị trấn Thanh Sơn, một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, chỉ còn vài con gà chín cựa, số còn lại đã theo người mua rời Thanh Sơn về Hà Nội làm… quà biếu hết từ trước tết. Theo anh Hải, giá bán một kg gà chín cựa ngay tại Thanh Sơn là 300.000đ/kg, còn nếu mua ở vườn quốc gia Xuân Sơn, cách Thanh Sơn 40 km, nơi nổi tiếng bởi đặc sản gà chín cựa, thì giá một kg gà chín cựa lên đến 400-500 ngàn đồng/kg, gấp 4-5 lần so với một kg gà ri ngon!
Ngắm chú gà trống chín cựa đang đi lại trong vườn nhà anh hải, chúng tôi cứ thầm nghĩ không biết điều gì khiến chú gà này lại “nổi” đến thế? Và không biết nó quả thật có tới “chín cựa” hay không? Theo anh Hải, anh đã bắt đầu nuôi giống gà chín cựa từ 2007.
Từ đó đến nay, ngoài lần đầu tiên ấp nở mẻ trứng mua từ Vườn quốc gia Xuân Sơn cho 100% gà giống chín cựa, những mẻ ấp sau này đều chỉ đạt 30-40% giống gà chín cựa, số còn lại là gà lai với giống thông thường.
Lật chân cặp gà 50 ngày tuổi, anh Hải giải thích thông thường gà có bốn chân, trông đó có một chân mọc tách riêng để giữ thăng bằng khi gà đứng và bước đi, thì giống gà chín cựa sẽ có thêm 2-3 chân bên cạnh chân giữ thăng bằng này.
Và với những chú gà trống, khi lớn lên chú có thêm một “cựa” cạnh đó nữa, như vậy tính cả cựa tổng số chú đã có đến tám “chân”. Cá biệt, có chú có đến bốn chân bên cạnh chân giữ thăng bằng, cộng với bốn chân như những chú gà bình thường và cựa gà trống. Đó chính là những chú gà chín cựa thật sự.
Ở Hà Nội, tết này gà chín cựa là một trong những loại sản vật quý hiếm được những người sành đặt mua làm quà biếu. Theo chị NguyễnThị Ngọc, một chủ quán ăn có nhận đặt giống gà chín cựa ở Thanh Sơn, Phú Thọ, so với gà ri thì miếng thịt gà chín cựa có phần giòn hơn, nhất là ở miếng da gà. Nhưng người ta quý là quý ở cái tiếng. “Tết mà trong nhà có gà chín cựa ăn tết thì quý nào bằng”- chị Ngọc tâm sự.
Tuy nhiên theo anh Hải, giá gà chín cựa cao một phần bởi nó đang là “mốt”, cùng với các loại chim lạ, thú lạ, món ăn lạ khác. Một phần nữa bởi đây là giống gà khá hiếm, không dễ nhân vì nếu nuôi ở các vùng khác, gà giống chín cựa dễ bị lai với các giống gà thường.
Theo Lan Anh (báo Tuổi Trẻ)
Travel79.net
Ngày Tết lên rừng ăn “Lễ vật của Sơn Tinh”
Tiếng là nuôi gà chín cựa, nhưng trại gà tại gia đình anh Hải ở gần thị trấn Thanh Sơn, một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, chỉ còn vài con gà chín cựa, số còn lại đã theo người mua rời Thanh Sơn về Hà Nội làm… quà biếu hết từ trước tết. Theo anh Hải, giá bán một kg gà chín cựa ngay tại Thanh Sơn là 300.000đ/kg, còn nếu mua ở vườn quốc gia Xuân Sơn, cách Thanh Sơn 40 km, nơi nổi tiếng bởi đặc sản gà chín cựa, thì giá một kg gà chín cựa lên đến 400-500 ngàn đồng/kg, gấp 4-5 lần so với một kg gà ri ngon!
Ngắm chú gà trống chín cựa đang đi lại trong vườn nhà anh hải, chúng tôi cứ thầm nghĩ không biết điều gì khiến chú gà này lại “nổi” đến thế? Và không biết nó quả thật có tới “chín cựa” hay không? Theo anh Hải, anh đã bắt đầu nuôi giống gà chín cựa từ 2007.
Từ đó đến nay, ngoài lần đầu tiên ấp nở mẻ trứng mua từ Vườn quốc gia Xuân Sơn cho 100% gà giống chín cựa, những mẻ ấp sau này đều chỉ đạt 30-40% giống gà chín cựa, số còn lại là gà lai với giống thông thường.
Lật chân cặp gà 50 ngày tuổi, anh Hải giải thích thông thường gà có bốn chân, trông đó có một chân mọc tách riêng để giữ thăng bằng khi gà đứng và bước đi, thì giống gà chín cựa sẽ có thêm 2-3 chân bên cạnh chân giữ thăng bằng này.
Và với những chú gà trống, khi lớn lên chú có thêm một “cựa” cạnh đó nữa, như vậy tính cả cựa tổng số chú đã có đến tám “chân”. Cá biệt, có chú có đến bốn chân bên cạnh chân giữ thăng bằng, cộng với bốn chân như những chú gà bình thường và cựa gà trống. Đó chính là những chú gà chín cựa thật sự.
Ở Hà Nội, tết này gà chín cựa là một trong những loại sản vật quý hiếm được những người sành đặt mua làm quà biếu. Theo chị NguyễnThị Ngọc, một chủ quán ăn có nhận đặt giống gà chín cựa ở Thanh Sơn, Phú Thọ, so với gà ri thì miếng thịt gà chín cựa có phần giòn hơn, nhất là ở miếng da gà. Nhưng người ta quý là quý ở cái tiếng. “Tết mà trong nhà có gà chín cựa ăn tết thì quý nào bằng”- chị Ngọc tâm sự.
Tuy nhiên theo anh Hải, giá gà chín cựa cao một phần bởi nó đang là “mốt”, cùng với các loại chim lạ, thú lạ, món ăn lạ khác. Một phần nữa bởi đây là giống gà khá hiếm, không dễ nhân vì nếu nuôi ở các vùng khác, gà giống chín cựa dễ bị lai với các giống gà thường.
Theo Lan Anh (báo Tuổi Trẻ)
Travel79.net
Ngày Tết lên rừng ăn “Lễ vật của Sơn Tinh”
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)