Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Lang thang ngoại ô Sàigòn (P8)

(Tiếp theo) - Như mình đã đề cập trong bài trước, tiếp theo loạt bài nói về vùng ngoại ô Sài thành, mình sẽ có thông tin về chuyến lang thang đến xã Bình Khánh và Tam Thôn Hiệp thuộc huyện Cần Giờ trong vài ngày vừa qua. Nhưng trước khi post loạt bài này, mình xin được đề cập đến một chốn gần nhà mình nhất, đó là Phú Mỹ Hưng.

Đây là nơi bọn mình thường đến hóng gió đêm, cũng là chốn tiêu khiển trong những ngày lễ - tết. Loạt ảnh trong bài được chụp từ Noel và tết năm rồi, nay có dịp trình diện qua ít dòng ngắn ngủi về một nơi tương đối thanh lặng giữa lòng thành phố đông dân nhất nước.

< Phương tiện 'trên từng cây số' của mình: nàng Win già.

Phú Mỹ Hưng là một khu đô thị thuộc Quận 7, toạ lạc ở phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nơi tập trung sinh sống của những người có thu nhập cao, do Công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng quản lý.

< Một thoáng Noel trên công viên khu Kênh Đào. Ảnh mùa giáng sinh năm rồi.

Dự định của các nhà đầu tư nước ngoài là biến khu đầm lầy thành một khu đô thị đa chức năng kiểu mẫu, là một trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, công nghiệp, khoa học, văn hóa, giáo dục, cư trú, giải trí... tạo động lực cho sự phát triển phía Nam và Đông Nam thành phố. Khác với Quận 1 là trung tâm gắn liền với lịch sử, khu đô thị Phú Mỹ Hưng được xây dựng gắn liền với khái niệm hiện đại.

< Một nhà dân đã trang trí mừng Giáng sinh.

Phú Mỹ Hưng đã được công nhận là 'Khu đô thị kiểu mẫu' của Việt Nam (2008) dù ngày nay, theo đà suy thoái thì nơi đây không còn như thuở ban đầu. Vậy nhưng Phú Mỹ Hưng vẫn là nơi đáng đến trong những ngày lễ tết.

< Trung tâm hội chợ triển lãm và Hội nghị quốc tế - SECC nhìn từ ngã 4 Nguyễn Lương Bằng - Hoàng Văn Thái. Ảnh tết năm 2012.

Khu đô thị nằm dọc theo đại lộ Nguyễn Văn Linh, tuyến đường huyết mạch xuyên suốt quận 7, là một phần của Khu đô thị Nam Sài Gòn nằm về phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh, kết nối với khu trung tâm qua hệ thống cầu. Khu đô thị có nhiều hệ thống kênh rạch tự nhiên. Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng cũng là nơi có diện tích cây xanh bình quân đầu người lớn nhất trên địa bàn TPHCM, khoảng 8,8 m²/người.

< Công viên trên đường Nguyễn Lương Bằng được trang trí tết bằng con rồng uốn khúc, rất dài.

Phú Mỹ Hưng được khai thác và phát triển 5 cụm đô thị với tổng diện tích là 750 ha để tạo thành một trung tâm thương mại, tài chính quốc tế gồm:

- Khu A - Trung tâm đô thị mới (409 ha): là tâm điểm của toàn khu đô thị, nơi thu hút các nhà đầu tư, kinh doanh. Với đặc điểm kiến trúc của phố Causeway Bay ở Hồng Kông.

< Những ánh đèn trang trí ven công viên.

- Khu B - Khu Làng Đại học (95 ha): khu ứng dụng mô phỏng đầu tiên tại Việt Nam lấy ý tưởng và kinh nghiệm từ công trình hình thành cộng đồng quanh thung lũng Silicon tại San Jose, California, Hoa Kỳ và các công viên công nghiệp khoa học tại Đài Loan. Khu Làng Đại Học là một khu chức năng hỗn hợp gồm khu dân cư, khu thương nghiệp, dịch vụ địa phương và các khu công trình công cộng (chiếm 18 ha). Tại đây có chi nhánh của trường đai học quốc tế RMIT của Úc.

< Một phần của thân rồng thiêng...

- Khu C - Khu Trung tâm Kỹ thuật cao (46 ha): nằm tại giao lộ Nguyễn Văn Linh và Hương lộ 7, nơi tập trung các xí nghiệp liên quan đến công nghệ phát triển công nghiệp kỹ thuật cao tại Việt Nam, bao quanh bởi một khu vực có chức năng đa hợp tạo điều kiện đầy đủ cho những người sinh sống và làm việc ở đây.

< Cây cầu treo nhỏ qua dòng sông nhân tạo tại công viên này.

- Khu D - Trung tâm Lưu thông Hàng hóa II (85 ha): nằm tại ngã ba sông Bến Lức và sông Cần Giuộc, thuận lọi cho các cơ sở bến cảng, là đầu mối lớn về phân phối và lưu thông hàng hóa, là nơi tồn trữ lương thực, kho hàng công nghiệp liên quan, có một số khu chức năng hỗn hợp thương mại và dân cư, với 5 ha cho các công trình công cộng.

< Hồ nước nhân tạo và núi nhỏ trong công viên (ngày thường không có đâu). Hậu cảnh là tòa nhà Saigon Paragon.
Buổi tối không ăn ảnh, vậy còn ban ngày ra sao? Bạn sẽ xem tiếp trong các ảnh dưới.

- Khu E - Trung tâm Lưu thông Hàng hóa I (115 ha): nằm tại giao lộ Quốc lộ 1A và đại lộ Nguyễn Văn Linh, gồm 5 khu: Khu Thương mại Quốc tế, Khu Thương mại Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Khu Kho bãi Công nghiệp, Khu Cảng và Trung chuyển Hàng hóa, Khu Dân cư Hỗn hợp. Khu E có trí thuận lợi để lưu thông hàng hoá từ mọi hướng bằng đường thủy và đường bộ. Đất dự trữ cho các công trình công cộng chiếm 14 ha.

< 'Nửa kia' bên công viên ven sông, hậu cảnh là khu phố The Panorama trên đường Nguyễn Đức Cảnh.

Khu trung tâm là khu A của dự án, gồm 8 khu chức năng:
...

< Dãy đèn giăng ven ngõ vào khu chơ tết tại khu CR9, CR16 trên đường Trần Văn Trà (PMH).

- Khu Thương Mại Tài Chính Quốc Tế: khu phức hợp với các cao ốc văn phòng đa chức năng thương mại, tài chính, hội chợ, triển lãm, hội nghị quốc tế, giải trí, du lịch, dịch vụ, khu đô chính, sàn giao dịch chứng khoán, khách sạn cùng các tiện ích xã hội khác; nơi có trụ sở của nhiều tập đoàn đa quốc gia như Unilever, Toyota, BMW, Porsche,...

< Vòi phun nước trên hồ nhân tạo trong khu hội chợ tết năm rồi. Người đông thì không phải bàn, nhưng mình không thích chụp người do ngày nào cũng thấy mà - chỉ có những thứ trang trí thì ngày thường không thể thấy.

... Một số công trình lớn như Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn, cao ốc thương mại văn phòng Saigon Paragon,... Ngoài ra còn có công trình nhà ở là dự án văn hộ cao cấp Star Hill.

< Cầu Ánh Sao trước ngưỡng cửa mùa xuân, nằm ven hồ bán nguyệt (vị trí tại đây).

- Khu Hồ Bán Nguyệt: với diện tích hơn 10 ha và vốn đầu tư giai đoạn một cho dự án này là 100 triệu đô la Mỹ, được xây dựng mô phỏng theo Vịnh Singapore, gồm nhiều toà nhà hiện đại dọc theo đường cong của Hồ Bán Nguyệt chia làm 3 khu căn hộ cho thuê, văn phòng cho thuê và khu trung tâm thương mại. Khu Hồ Bán Nguyệt nối liền Khu Kênh Đào qua Cầu Ánh Sao, cây cầu bộ hành đầu tiên của Việt Nam, hình thành một phố đi bộ xuyên suốt và tạo nên cảnh quan cho khu vực, với độ dài khoảng 1,5 km.

< Thả đèn hoa đăng trên hồ Bán Nguyệt. Trọn con đường bọc vòng quanh hồ năm nào cũng được trang trí làng quê.

Dọc theo đường cong của hồ là những tòa nhà thấp tầng được bố trí ở phía trước, cao tầng ở phía sau để khai thác tầm nhìn cảnh quan. Trục đường chính có hành lang dành cho các hoạt động ngoài trời. Dự án Khu Hồ Bán Nguyệt được 25 kiến trúc sư từ 13 quốc gia tham gia thiết kế và 6 công ty triển khai chi tiết. Kiến trúc sư Axel Korn, giám đốc công ty KORN Architects – người trực tiếp tham gia thiết kế khu Hồ Bán Nguyệt, đánh giá khu vực này đóng vai trò là một "trái tim cộng đồng" (social heart).

< Một thoáng ven hồ. Cái Canon còi bép chỉ chụp được thế này thôi.
Về đỗ giấc ngủ mộng mơ đón chờ một mùa xuân đến...

Công ty Skidmore, Owings & Merrill (SOM) đến từ San Francisco, với sự tư vấn của công ty Koetter Kim & Associates của Mỹ và công ty Kenzo Tange & Associate của Nhật,[6] chịu trách nhiệm thực hiện quy hoạch tổng thể của toàn khu theo phương hướng đảm bảo tính liên kết và hài hoà với toàn Khu đô thị Nam Sài Gòn.

< Xế chiều ngày mồng 2 tết - 2013, bọn mình đến khu công viên trên đường Nguyễn Lương Bằng. Lần này chụp bằng cái Nikon, lại là ánh sáng ban ngày nên ảnh đẹp giai hơn.

Đặc biệt ở Khu Hồ Bán Nguyệt, các cao ốc được liên kết với nhau qua lối đi trên cao đặt tại tầng 3 dành cho những người sinh sống và làm việc tại đây. Ngoài ra, với ưu thế rộng rãi và cảnh quan đẹp, khu vực này còn là nơi diễn ra hội hoa xuân hàng năm tại khu đô thị.

< Trang trí tại công viên khác hẳn năm trước với chủ đề làng quê. Trung tâm là căn nhà Tây nguyên được tái hiện.

< Dòng sông nhân tạo lặng lẽ chảy quanh co trong thời điểm ít người. Đến tối sẽ đông lắm đấy bạn ơi.

- Khu Kênh Đào: được mô phỏng theo Khu Kênh Đào ở Hoa Kỳ,[6] là khu nhà ở và thương mại với các cửa hiệu kinh doanh dịch vụ mua sắm, phòng trưng bày sản phẩm, nhà hàng, cửa tiệm,... tại tầng trệt và tầng hai. Khu Kênh Đào trải dọc theo đại lộ Tôn Dật Tiên với những công viên nhiều cây cối và bắc qua một con kênh xanh.

< Cây cầu tre xinh xắn phủ đầy hoa cúc.

Khu kênh Đào được xây dựng với nhiều dự án căn hộ theo định kiến kiến trúc sinh thái với các khu căn hộ Garden Plaza I, Garden Plaza II, Garden Court I và Garden Court II do công ty Singapore thiết kế, Việt Nam triển khai chi tiết. Ngoài ra còn khu căn hộ cao cấp The Panorama do kiến trúc sư Thomas Chow của ông ty SURV - Thượng Hải thiết kế, với tỷ lệ không gian xanh mở chiếm gần 70% diện tích.

< Chái lá bên đường quê. Bên cạnh có tên nhà tài trợ: không quá lộ liễu, không nhiều - tài trợ vậy cũng ổn.

- Khu Y Tế Điều Dưỡng: gồm các tiện nghi y khoa, điều dưỡng, các dịch vụ, mua sắm, thể thao, giải trí,... đáp ứng các nhu cầu đa dạng của người dân từ y tế, chăm sóc sức khỏe đến các loại hình dịch vụ như Bệnh viện FV (220 giường), bệnh viện Tim Tâm Đức (180 giường), Bệnh Viện Việt Mỹ,... và những tiện ích chăm sóc sức khỏe khác. Khu Y Tế Điều Dưỡng còn có cụm tiện ích thể thao giải trí như sân tập golf, sân golf 9 lỗ, hồ bơi đáy cát và 4 sân quần vợt.

< Từ công viên, nhìn về hướng Southern Cross Building.

- Khu Cảnh Đồi: là khu dân cư được xây dựng sớm với đầy đủ tiện ích như trường học, hệ thống siêu thị (Coopmart, Citimart), chuỗi cửa hàng tiện lợi, dịch vụ dọc trục giao thông chính là đại lộ Nguyễn Đức Cảnh. Từ quý 3 năm 2009, khu Cảnh Đồi khởi công dự án mới là khu căn hộ cao cấp ven sông Riverpark Residence do công ty Axel Korn Architekture của Đức thiết kế, với 16 ngân hàng tham gia hỗ trợ cho vay mua nhà.

< Dàn mướp giữa trung tâm Phú Mỹ Hưng. Vậy mới thấy dân thành phố ta chán bê tông và chọc trời, chỉ thích chút gì lạ như một vùng quê!

< Nhà mái lá kiểu Tây Nguyên so kè cùng cao ốc (Petroland Tower). Văn hóa nội và ngoại, cái nào đẹp hơn?

- Khu Nam Viên: gồm các khu biệt thự: Mỹ Gia 1-2, Mỹ Thái 1-2-3, Mỹ Phú 1-2, Mỹ Văn và các khu căn hộ Cảnh Viên 1-2, Mỹ Viên, Mỹ Khang, Green View. Địa hình khu Nam Viên giống một ốc đảo được bao bọc bởi sông nước, mật độ xây dựng thấp vì có nhiều công viên mật độ phủ xanh từ khoảng 10.000 đến 20.000 m².

< Khu Kênh Đào trong buổi xế chiều mồng 2 tết: vắng người.

Đây là khu dân cư có diện tích phủ xanh lớn nhất của Trung tâm đô thị Phú Mỹ Hưng, nằm kế Khu Thương Mại Tài Chính Quốc Tế và Khu Hồ Bán Nguyệt trên cùng trục đại lộ thương mại Nguyễn Lương Bằng rộng 48m. Khu Nam Viên còn là nơi tập trung nhiều trường học nước ngoài như: trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Bắc.

< Bạn thấy con xế của mình không? Đậu kề cận khu phố Garden Plaza II apartments, tầng trệt ngay góc cũng là một quán cà phê nhưng do tết nên họ nghỉ.

< Quán nghỉ nên không có một ai. Vậy là mình tổ chức 'tân niên' với bánh tét chiên, xúc xích, bia bọt nước ngọt đầy đủ...
Tình thật, lúc này mình cứ ngỡ rằng quán cá phê này đã... sập tiệm rồi nên người ta bỏ thí. Vậy nhưng đến quá mùng 10: cà phê lại nhấp nhá đèn màu, khách đông keng!

< Toàn cảnh đường Tôn Dật Tiên, khu Kênh Đào.

- Khu Văn Hóa Giải Trí: nằm ở cửa ngõ phía Tây vào Trung tâm đô thị Phú Mỹ Hưng, là khu dân cư tập trung, phía Bắc là "hành lang cây xanh văn hóa nghỉ ngơi", phía Đông là sông cảnh quan. Công trình chủ yếu ở đây là các khu nhà phố và căn hộ, gồm khu nhà phố và biệt thự Hưng Thái, khu nhà phố Hưng Gia, Hưng Phước, khu căn hộ Sky Garden với khu phố đi bộ, mua sắm trên tầng 2 của khu chung cư, công viên Wonderland và công viên bờ sông.

< Hoàng hôn lại đến trên khu Kênh Đào.

- Khu Midtown: khu kinh doanh trung tâm dọc theo đại lộ thương mại Nguyễn Lương Bằng, nằm giữa hai Khu Nam Viên và Khu Thương Mại Tài Chính Quốc Tế. Tại đây cũng có các khu biệt thự, căn hộ cao cấp.

- Khu Midtown: khu kinh doanh trung tâm dọc theo đại lộ thương mại Nguyễn Lương Bằng, nằm giữa hai Khu Nam Viên và Khu Thương Mại Tài Chính Quốc Tế. Tại đây cũng có các khu biệt thự, căn hộ cao cấp.

< Góc đường Tôn Dật Tiên - Lý Long Tường thuộc khu vực Phú Mỹ Hưng.

Cuối năm, Noel và tết lại sắp đến; nơi đây hứa hẹn sẽ có nhiều hoạt động trong dịp này với phố đèn, hội chợ, đường hoa... và là một trong những đích nhắm của giới trẻ.
Riêng với bọn mình: Phú Mỹ Hưng vẫn là nơi đáng đến dịp cuối tuần hay lễ tết nếu mình không muốn đi xa. Ít ra, đây cũng là chốn khuây khỏa sau một ngày làm việc.

Trong bài sau, mình sẽ tiếp câu chuyện về một chuyến đi ngắn đến xã Bình Khánh, Tam Thôn Hiệp và An Thới Đông..., bạn chờ xem nhé.

Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13...

Điền Gia Dũng - Travel79.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét