(VnExpress) - Một khi đã đến biển Lộc An, bạn sẽ không muốn cất bước ra về bởi vẻ đẹp biển và đa dạng sinh vật rừng nguyên sinh ngập mặn.
< Một góc cửa biển Lộc An, nơi nước trong vắt nhìn thấu đáy.
Lộc An là xã thuộc huyện Đất Đỏ, cách thành phố Vũng Tàu 50 km. Trải nghiệm trên tuyến đường từ quốc lộ 51B tới Lộc An qua thị trấn Long Hải là một cái thú không nên bỏ lỡ. Bạn sẽ có cơ hội ngắm vẻ đẹp quyến rũ của rừng cây anh đào, loại hoa tưởng chừng chỉ có ở xứ sở Phù Tang.
Nếu vào đúng dịp Giáng sinh, hoa anh đào đua nhau tràn ra vệ đường, thi nhau khoe sắc với đủ màu trắng tinh, xen lẫn vàng, xanh, tím. Cảm giác lướt trên những cung đường ven biển tuyệt đẹp của Long Hải, một bên là biển, một bên là rừng hoa anh đào, vừa cảm nhận làn gió biển trong lành, mát rượi vừa nhìn ngắm hoa anh đào nở thật không có gì tuyệt vời hơn.
Đi qua cung đường hoa lãng mạn này, bạn sẽ đến với một trong 7 bãi biển đẹp nhất Vũng Tàu, biển Lộc An. Biển nơi đây chiếm ưu thế bởi những cung đường nước trong vắt, xanh biếc ôm gọn triền cát trắng xóa trải dài với vẻ hoang sơ, yên bình.
Muốn ra bãi biển Lộc An bạn phải dùng xuồng hoặc thúng câu băng qua một hồ nước rộng, người địa phương gọi là đùng. Điều này tạo sự thích thú cho du khách vì được lắc lư trong chiếc thúng câu rong chơi trên mặt hồ phẳng lặng. Những phương tiện chuyên chở “đặc chủng” cùng với ghế bố, dù, võng, lò nướng... đã làm nên sự khác biệt khiến du khách không thể quên mỗi khi nhớ về.
Ấn tượng nhất khi vi vu Lộc An là những cồn cát có tên là Bún Bịch – Động Điền hay còn gọi là Trảng Vua, nơi có vẻ đẹp kỳ diệu không kém gì đồi cát Mũi Né, Hòn Rơm. Bên dưới đồi cát là bờ biển mịn màng của cát màu vàng kem và dòng nước trong xanh, mát rượi. Lộc An có một đảo cát nhỏ, nằm nhô ra biển trông như một cù lao xinh đẹp. Ở vị trí này, khách có thể ngắm khung cảnh ngoạn mục của bình minh lẫn hoàng hôn trên biển.
Bên cạnh việc chơi đùa và thả mình vào làn nước trong xanh, Lộc An cũng là nơi phù hợp để tổ chức du lịch theo nhóm. Bạn chỉ cần thuê địa điểm cắm trại ngay tại các bãi cát ven biển với chi phí khá mềm từ 30.000 đến 50.000 đồng một người, và mang theo lều để dựng trại là có một tối team building vui vẻ mang đậm phong cách biển.
Nếu sành sỏi trong việc đi chợ, bạn cũng dễ dàng mua được hải sản ngon, tươi sống vừa được ngư dân đánh bắt với giá phải chăng, để làm bữa tiệc lửa trại ngoài trời ngay tại bờ biển. Và cũng đừng quên thưởng thức ly rượu đế do chính tay người Lộc An chưng cất nhắm với cá thòi lòi nấu me, một đặc sản chỉ Lộc An mới có.
Đến với cửa biển Lộc An, bạn còn có cơ hội thăm lại điểm hẹn của đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Nơi đây từng là tuyến giao thông huyết mạch nối liền giữa miền Bắc và miền Đông Nam Bộ. Xung quanh Lộc An cũng có khá nhiều điểm tham quan hấp dẫn như hồ Tràm, hồ Cốc, núi Minh Đạm, suối nước nóng, bến Cát – sông Ray…
Với đà phát triển các khách sạn cao cấp có lẽ không bao lâu nữa, Lộc An sẽ ít có cơ hội giữ vẻ hoang sơ như bây giờ. Thế nên, nếu bạn là người yêu vẻ đẹp thiên nhiên thuần khiết, hãy tranh thủ đến với Lộc An bình dị để thưởng thức những ngày biển nắng, những đêm biển trăng trên vùng đất hiền hòa này.
Xem thêm >
Theo Kim Anh (VnExpress)
Travel79.net
Du lịch biển Lộc An
Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013
Treo xác chết cúng ma ở Sơn La
(VTC News) - Tử thi được quấn kín bằng vải, chỉ hở khuôn mặt và ngón tay, ngón chân, đặt nằm ngửa trên tấm gỗ, treo lơ lửng trên tường, ngay dưới bàn thờ. Cuộc sống của họ cổ sơ, còn lưu giữ nhiều hủ tục lạc hậu, trong đó, tục cúng ma tiễn người về trời khiến người chưa một lần chứng kiến phải rùng mình sợ hãi.
Bản Lũng Khoai A (Suối Tọ, Phù Yên, Sơn La) hiện ra trong mây mù, với những ngôi nhà làm bằng gỗ pơ-mu. Từ cột, kèo, cửa, đến mái cũng lợp bằng gỗ bằng pơ-mu, đã lên màu đen bóng. Tôi và Sùng A Lừ (Chủ tịch xã Suối Tọ) đang trò chuyện rôm rả thì nghe văng vẳng từ phía sườn núi bên kia tiếng khóc than ai oán lẫn với tiếng chiêng, tiếng trống. Sùng A Lừ bảo phải sắm sửa quần áo để chuẩn bị đi làm lễ tiễn ma về trời cho bà Mùa Thị Mỵ.
Trong ngôi nhà xập xệ, chênh vênh trên vách núi khói hương bốc lên nghi ngút, người già, trẻ con ngồi lố nhố tràn ra cả hiên. Được anh Lừ giới thiệu là nhà báo, con cháu bà Mỵ chạy ra bắt tay rất... vui vẻ!
Phó chủ tịch Lừ nói một hồi bằng tiếng Mông, yêu cầu mọi người khóc để tôi chụp ảnh. Người con cả của bà Le chỉ đạo mọi người, lập tức kèn trống nổi lên, chiêng gõ liên hồi, một thanh niên ôm chiếc khèn rất lớn gắng sức thổi và nhảy lò cò quanh nhà như dẫm phải than bỏng.
Kèn trống vừa dứt thì mấy cậu con trai, con gái, con dâu, con rể lao vào ôm mẹ khóc lóc thảm thiết. Tử thi được quấn kín bằng vải, chỉ hở khuôn mặt và ngón tay, ngón chân, đặt nằm ngửa trên tấm gỗ, treo lơ lửng trên tường, ngay dưới bàn thờ.
< Xác chết bà Mỵ được treo lên vách nhà.
Chúng tôi tìm đến nhà cụ Sồng A Khư, hiện đã 90 tuổi, được đồng bào sống quanh ngọn núi Pay Trò coi là cuốn sách sống về phong tục tập quán của người Mông. Cụ là thầy cúng và vẫn hút thuốc phiện đen đều đều. Cụ kể rằng, người Mông quan niệm con người gồm phần hồn và phần xác. Nhưng người Mông không quan tâm nhiều đến phần xác. Họ cho rằng, con người sinh ra trên cõi trần, chỉ cần nhìn thấy mặt trời ba lần cũng là một kiếp người rồi.
Người Mông đặc biệt quan tâm đến phần hồn. Họ cho rằng con người có 3 linh hồn, gồm linh hồn ở phần đầu, linh hồn ở phần ngực và linh hồn ở phần rốn. Khi con người chết đi, linh hồn ở đỉnh đầu sẽ bay lên tầng cao nhất của Trời, đó là tầng của tổ tiên, trên đó có cuộc sống đầy đủ như ở trần gian.
< Cụ Sồng A Khư là thầy cúng nên hiểu rất rõ tục cúng ma của người Mông.
Linh hồn vùng ngực sẽ bay lên tầng Ngọc Hoàng và đầu thai vào kiếp khác. Nếu người sống có lương tâm thì đầu thai vào kiếp người, sống ác thì đầu thai vào kiếp con vật. Còn linh hồn ở phần rốn thì ở lại canh mộ và thường xuyên quấy nhiễu cuộc sống con người.
Xuất phát từ quan niệm có 3 thế giới linh hồn mà trong tang lễ của người Mông có rất nhiều nghi lễ phức tạp, diễn ra trong nhiều ngày. Trước tiên, khi trong nhà có người chết, gia chủ làm lễ báo tin cho xóm giềng xung quanh bằng 9 phát súng, 3 hồi tù và. Sau đó, mỗi ngày, cứ đến bữa ăn, trưởng họ đều bắn 3 phát súng kíp để đuổi tà ma.
Người chết có bao nhiêu con cái thì phải mặc bấy nhiêu bộ quần áo, thể hiện sự hiếu thảo của con cái. Bên ngoài được quấn bằng bộ quần áo truyền thống, vải lanh đen. Bất kể người chết là đàn ông hay đàn bà đều quấn 3 dải vải màu xanh, đỏ, vàng, chân đi tất, quấn xà cạp, là trang phục của phụ nữ.
< Thổi khèn nhảy múa trong lễ cúng ma.
Đời trước truyền lại rằng, tục này có liên quan đến một câu chuyện xa xưa. Người Mông bị giặc Hán ở phương Bắc đánh đuổi, bao nhiêu đàn ông đều bị giết hết. Để bảo tồn nòi giống, đàn ông đều ăn mặc quần áo đàn bà trong quá trình chạy trốn.
Có lẽ, câu chuyện lịch sử đau thương đó vẫn còn tiềm ẩn trong ký ức người Mông và họ cho người chết mặc quần áo phụ nữ cũng là tránh không để giặc Hán bắt hồn đi. Người chết một ngày sau được Dở mổ (thầy cúng lễ chỉ đường) làm lễ cúng ma tươi. Trong không khí lặng ngắt như tờ, ông thầy cúng sau khi múa một bài thì ngồi xuống nền nhà, cạnh xác chết đọc bài khúa khê (chỉ đường) cho hồn người chết về với tổ tiên.
Bài khúa khê có đoạn như sau: "Mình chết thật hay mình chết giả. Mình chết giả thì mình dậy đi. Lúc này người và vũ trụ u buồn lạnh ngắt. Mình chết thật thì quay mặt lại. Lắng tai nghe Dở mổ ta hát ba mươi sáu bài. Chỉ đường, chỉ lối cho biết đường về cùng tổ tiên". Ngoài lễ cúng của Dở mổ, còn có lễ thổi khèn, đánh trống, chiêng. Đội khèn trống làm lễ vài lần trong ngày và kéo dài trong suốt quá trình Dở mổ làm lễ ma tươi.
Tiếng khèn có nội dung là lời của hồn người chết chào từ biệt mọi người để về với thế giới tổ tiên. Tùy vào vị trí người chết trong dòng họ mà nội dung bài khèn khác nhau. Bài khèn của bà Mỵ được già bản Sồng A Khư dịch một đoạn như sau: "Mẹ chết. Mẹ thoát khỏi con đường đau khổ nơi trần gian đất đỏ. Mẹ trối trăng. Mẹ thương các con ở lại khổ thật khổ. Mẹ thương các con không lấy nổi chồng, nổi vợ, không nuôi nổi nhau...".
Sau bài khèn thì diễn ra lễ đuổi tà ma. Nếu nam chết thì có 9 người, nữ chết thì có 7 người cầm gậy, dao chạy quanh người chết để đuổi tà ma, không cho tà ma bắt linh hồn người chết đi. Tiếp đó là dằng dặc vài ngày, cứ đến giờ cúng là Dở mổ lại đọc bài chỉ đường. Nội dung của bài chỉ đường kể về nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc loài người, các dòng họ, cách thức sinh ra cây cỏ, chim muông, chặng đường đi về với tổ tiên qua bao nhiêu khó khăn, gặp bao nhiêu thú độc...
Theo cụ Khư, cách đây mấy chục năm, có nhà giàu ở Tà Xùa (Bắc Yên) còn mổ tới 15 con trâu để "chiêu đãi" cả mấy bản quanh đó trong suốt 15 ngày diễn ra lễ tang ma. Điều đó có nghĩa là, xưa kia, người Mông để xác người chết trong nhà suốt 15 ngày mới chôn.
Theo VTC New
Travel79.net
Bản Lũng Khoai A (Suối Tọ, Phù Yên, Sơn La) hiện ra trong mây mù, với những ngôi nhà làm bằng gỗ pơ-mu. Từ cột, kèo, cửa, đến mái cũng lợp bằng gỗ bằng pơ-mu, đã lên màu đen bóng. Tôi và Sùng A Lừ (Chủ tịch xã Suối Tọ) đang trò chuyện rôm rả thì nghe văng vẳng từ phía sườn núi bên kia tiếng khóc than ai oán lẫn với tiếng chiêng, tiếng trống. Sùng A Lừ bảo phải sắm sửa quần áo để chuẩn bị đi làm lễ tiễn ma về trời cho bà Mùa Thị Mỵ.
Trong ngôi nhà xập xệ, chênh vênh trên vách núi khói hương bốc lên nghi ngút, người già, trẻ con ngồi lố nhố tràn ra cả hiên. Được anh Lừ giới thiệu là nhà báo, con cháu bà Mỵ chạy ra bắt tay rất... vui vẻ!
Phó chủ tịch Lừ nói một hồi bằng tiếng Mông, yêu cầu mọi người khóc để tôi chụp ảnh. Người con cả của bà Le chỉ đạo mọi người, lập tức kèn trống nổi lên, chiêng gõ liên hồi, một thanh niên ôm chiếc khèn rất lớn gắng sức thổi và nhảy lò cò quanh nhà như dẫm phải than bỏng.
Kèn trống vừa dứt thì mấy cậu con trai, con gái, con dâu, con rể lao vào ôm mẹ khóc lóc thảm thiết. Tử thi được quấn kín bằng vải, chỉ hở khuôn mặt và ngón tay, ngón chân, đặt nằm ngửa trên tấm gỗ, treo lơ lửng trên tường, ngay dưới bàn thờ.
< Xác chết bà Mỵ được treo lên vách nhà.
Chúng tôi tìm đến nhà cụ Sồng A Khư, hiện đã 90 tuổi, được đồng bào sống quanh ngọn núi Pay Trò coi là cuốn sách sống về phong tục tập quán của người Mông. Cụ là thầy cúng và vẫn hút thuốc phiện đen đều đều. Cụ kể rằng, người Mông quan niệm con người gồm phần hồn và phần xác. Nhưng người Mông không quan tâm nhiều đến phần xác. Họ cho rằng, con người sinh ra trên cõi trần, chỉ cần nhìn thấy mặt trời ba lần cũng là một kiếp người rồi.
Người Mông đặc biệt quan tâm đến phần hồn. Họ cho rằng con người có 3 linh hồn, gồm linh hồn ở phần đầu, linh hồn ở phần ngực và linh hồn ở phần rốn. Khi con người chết đi, linh hồn ở đỉnh đầu sẽ bay lên tầng cao nhất của Trời, đó là tầng của tổ tiên, trên đó có cuộc sống đầy đủ như ở trần gian.
< Cụ Sồng A Khư là thầy cúng nên hiểu rất rõ tục cúng ma của người Mông.
Linh hồn vùng ngực sẽ bay lên tầng Ngọc Hoàng và đầu thai vào kiếp khác. Nếu người sống có lương tâm thì đầu thai vào kiếp người, sống ác thì đầu thai vào kiếp con vật. Còn linh hồn ở phần rốn thì ở lại canh mộ và thường xuyên quấy nhiễu cuộc sống con người.
Xuất phát từ quan niệm có 3 thế giới linh hồn mà trong tang lễ của người Mông có rất nhiều nghi lễ phức tạp, diễn ra trong nhiều ngày. Trước tiên, khi trong nhà có người chết, gia chủ làm lễ báo tin cho xóm giềng xung quanh bằng 9 phát súng, 3 hồi tù và. Sau đó, mỗi ngày, cứ đến bữa ăn, trưởng họ đều bắn 3 phát súng kíp để đuổi tà ma.
Người chết có bao nhiêu con cái thì phải mặc bấy nhiêu bộ quần áo, thể hiện sự hiếu thảo của con cái. Bên ngoài được quấn bằng bộ quần áo truyền thống, vải lanh đen. Bất kể người chết là đàn ông hay đàn bà đều quấn 3 dải vải màu xanh, đỏ, vàng, chân đi tất, quấn xà cạp, là trang phục của phụ nữ.
< Thổi khèn nhảy múa trong lễ cúng ma.
Đời trước truyền lại rằng, tục này có liên quan đến một câu chuyện xa xưa. Người Mông bị giặc Hán ở phương Bắc đánh đuổi, bao nhiêu đàn ông đều bị giết hết. Để bảo tồn nòi giống, đàn ông đều ăn mặc quần áo đàn bà trong quá trình chạy trốn.
Có lẽ, câu chuyện lịch sử đau thương đó vẫn còn tiềm ẩn trong ký ức người Mông và họ cho người chết mặc quần áo phụ nữ cũng là tránh không để giặc Hán bắt hồn đi. Người chết một ngày sau được Dở mổ (thầy cúng lễ chỉ đường) làm lễ cúng ma tươi. Trong không khí lặng ngắt như tờ, ông thầy cúng sau khi múa một bài thì ngồi xuống nền nhà, cạnh xác chết đọc bài khúa khê (chỉ đường) cho hồn người chết về với tổ tiên.
Bài khúa khê có đoạn như sau: "Mình chết thật hay mình chết giả. Mình chết giả thì mình dậy đi. Lúc này người và vũ trụ u buồn lạnh ngắt. Mình chết thật thì quay mặt lại. Lắng tai nghe Dở mổ ta hát ba mươi sáu bài. Chỉ đường, chỉ lối cho biết đường về cùng tổ tiên". Ngoài lễ cúng của Dở mổ, còn có lễ thổi khèn, đánh trống, chiêng. Đội khèn trống làm lễ vài lần trong ngày và kéo dài trong suốt quá trình Dở mổ làm lễ ma tươi.
Tiếng khèn có nội dung là lời của hồn người chết chào từ biệt mọi người để về với thế giới tổ tiên. Tùy vào vị trí người chết trong dòng họ mà nội dung bài khèn khác nhau. Bài khèn của bà Mỵ được già bản Sồng A Khư dịch một đoạn như sau: "Mẹ chết. Mẹ thoát khỏi con đường đau khổ nơi trần gian đất đỏ. Mẹ trối trăng. Mẹ thương các con ở lại khổ thật khổ. Mẹ thương các con không lấy nổi chồng, nổi vợ, không nuôi nổi nhau...".
Sau bài khèn thì diễn ra lễ đuổi tà ma. Nếu nam chết thì có 9 người, nữ chết thì có 7 người cầm gậy, dao chạy quanh người chết để đuổi tà ma, không cho tà ma bắt linh hồn người chết đi. Tiếp đó là dằng dặc vài ngày, cứ đến giờ cúng là Dở mổ lại đọc bài chỉ đường. Nội dung của bài chỉ đường kể về nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc loài người, các dòng họ, cách thức sinh ra cây cỏ, chim muông, chặng đường đi về với tổ tiên qua bao nhiêu khó khăn, gặp bao nhiêu thú độc...
Theo cụ Khư, cách đây mấy chục năm, có nhà giàu ở Tà Xùa (Bắc Yên) còn mổ tới 15 con trâu để "chiêu đãi" cả mấy bản quanh đó trong suốt 15 ngày diễn ra lễ tang ma. Điều đó có nghĩa là, xưa kia, người Mông để xác người chết trong nhà suốt 15 ngày mới chôn.
Theo VTC New
Travel79.net
Sức hút km0.
(HGO) - Không thấy nhiều người Hà Giang quan tâm, nấn ná bên km0, một cột mốc được làm bằng đá và đặt trang trọng ở Công viên cây xanh bên QL2, thuộc phường Nguyễn Trãi, TPHG.
Nhưng lạ thay, rất nhiều du khách cứ đến Hà Giang là đến ki-lô-mét (km0) và dứt khoát phải chụp cho mình một tấm ảnh bên Km0 – trung tâm Hà Giang.
Rồi sau đó họ ngắm nghía, sờ mó, ôm và cả hôn lên cái cột mốc “không biết nói” này. Có người dân Hà Giang ví đùa, cứ đà này nhiều năm nữa, cột km0 sẽ nhẵn thín vì... du khách.
Đã từ lâu nay, đặc biệt là khi Cao nguyên đá được công nhận là Công viên địa chất Toàn cầu, lượng khách du lịch đến với Hà Giang đông lên trông thấy. Du khách đến không chỉ vì vẻ đẹp riêng biệt và “nguyên chất” của Hà Giang mà còn vì đây là miền đất Địa đầu Tổ quốc. Vì thế, trong thâm tâm bất kỳ người Việt Nam nào, đều có mong mỏi một lần được với tay đến đất Hà Giang tột Bắc cũng như được chạm chân đến Đất Mũi tột Nam của Tổ quốc. Đến Hà Giang, đến được đỉnh Lũng Cú là thỏa ước, nhưng được chạm tay vào km0, “trái tim” ở miền Địa đầu có lẽ là một cảm xúc khác lạ và đầy tự hào!
Trong rất nhiều đoàn khách du lịch tìm đến km0 – Hà Giang, chúng tôi gặp bạn Đào Văn Quý cùng một nhóm bạn trẻ đến từ thành phố Hồ Chí Minh. Quý hào hứng chia sẻ, mình đã mong ước được đến với Hà Giang lâu rồi, lần này chúng mình đã thỏa ước. Trong hành trình ở Hà Giang, ngoài Cao nguyên đá và Cột cờ Lũng Cú, km0 là một điểm mà chúng mình không thể bỏ qua.
Xem rất nhiều thông tin nói về Hà Giang trên internet, km0 là một điểm được nhắc đến khá nhiều. Do đó, khi đến Hà Giang, anh em trong đoàn đều nhắc phải đến và chụp ảnh tại km0 này. Bạn Nguyễn Công Kiên cùng nhóm bạn thuộc nhóm “phượt” từ Hà Nội cho biết, đến Cà Mau, người ta chỉ tiến ra Đất Mũi chứ không có thêm “khái niệm” km0 như ở Hà Giang...
Không biết các tỉnh khác trong cả nước có xây dựng cột km0 hay không, nhưng hiện nay chỉ thấy km0 Hà Giang là được biết đến và được người dân nhiều nơi trong cả nước quan tâm mỗi khi đến Hà Giang. Mới đây, Thủ đô Hà Nội cũng từng bàn luận về việc xây dựng cột mốc km0 ở Hồ Gươm, nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin gì về việc triển khai này.
Km0 chỉ là một cột mốc chỉ dẫn địa lý, giao thông, dù không phải là địa điểm du lịch, nhưng nó đã tự nhiên trở thành một điểm đến có sức hút lạ kỳ với nhiều du khách trong và ngoài nước. Đứng ở km0, thấy nhiều người ngoài tỉnh cứ nấn ná, cứ cảm xúc với “trái tim” bằng đá này, tôi cảm thấy tự hào hơn vì mình được sống ở miền đất mà nhiều người mong được đến.
Theo HUY TOÁN (Hà Giang Online)
Travel79.net
Nhưng lạ thay, rất nhiều du khách cứ đến Hà Giang là đến ki-lô-mét (km0) và dứt khoát phải chụp cho mình một tấm ảnh bên Km0 – trung tâm Hà Giang.
Rồi sau đó họ ngắm nghía, sờ mó, ôm và cả hôn lên cái cột mốc “không biết nói” này. Có người dân Hà Giang ví đùa, cứ đà này nhiều năm nữa, cột km0 sẽ nhẵn thín vì... du khách.
Đã từ lâu nay, đặc biệt là khi Cao nguyên đá được công nhận là Công viên địa chất Toàn cầu, lượng khách du lịch đến với Hà Giang đông lên trông thấy. Du khách đến không chỉ vì vẻ đẹp riêng biệt và “nguyên chất” của Hà Giang mà còn vì đây là miền đất Địa đầu Tổ quốc. Vì thế, trong thâm tâm bất kỳ người Việt Nam nào, đều có mong mỏi một lần được với tay đến đất Hà Giang tột Bắc cũng như được chạm chân đến Đất Mũi tột Nam của Tổ quốc. Đến Hà Giang, đến được đỉnh Lũng Cú là thỏa ước, nhưng được chạm tay vào km0, “trái tim” ở miền Địa đầu có lẽ là một cảm xúc khác lạ và đầy tự hào!
Trong rất nhiều đoàn khách du lịch tìm đến km0 – Hà Giang, chúng tôi gặp bạn Đào Văn Quý cùng một nhóm bạn trẻ đến từ thành phố Hồ Chí Minh. Quý hào hứng chia sẻ, mình đã mong ước được đến với Hà Giang lâu rồi, lần này chúng mình đã thỏa ước. Trong hành trình ở Hà Giang, ngoài Cao nguyên đá và Cột cờ Lũng Cú, km0 là một điểm mà chúng mình không thể bỏ qua.
Xem rất nhiều thông tin nói về Hà Giang trên internet, km0 là một điểm được nhắc đến khá nhiều. Do đó, khi đến Hà Giang, anh em trong đoàn đều nhắc phải đến và chụp ảnh tại km0 này. Bạn Nguyễn Công Kiên cùng nhóm bạn thuộc nhóm “phượt” từ Hà Nội cho biết, đến Cà Mau, người ta chỉ tiến ra Đất Mũi chứ không có thêm “khái niệm” km0 như ở Hà Giang...
Không biết các tỉnh khác trong cả nước có xây dựng cột km0 hay không, nhưng hiện nay chỉ thấy km0 Hà Giang là được biết đến và được người dân nhiều nơi trong cả nước quan tâm mỗi khi đến Hà Giang. Mới đây, Thủ đô Hà Nội cũng từng bàn luận về việc xây dựng cột mốc km0 ở Hồ Gươm, nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin gì về việc triển khai này.
Km0 chỉ là một cột mốc chỉ dẫn địa lý, giao thông, dù không phải là địa điểm du lịch, nhưng nó đã tự nhiên trở thành một điểm đến có sức hút lạ kỳ với nhiều du khách trong và ngoài nước. Đứng ở km0, thấy nhiều người ngoài tỉnh cứ nấn ná, cứ cảm xúc với “trái tim” bằng đá này, tôi cảm thấy tự hào hơn vì mình được sống ở miền đất mà nhiều người mong được đến.
Theo HUY TOÁN (Hà Giang Online)
Travel79.net
Giếng cổ kỳ lạ ở Lý Sơn
(Danviet) - Ở huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) có một cái giếng vô cùng nổi tiếng mà hầu như ai cũng biết: giếng Xó La, hay còn gọi là giếng Vua. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, trên hòn đảo nhỏ này còn có một cái giếng cổ đã hơn 200 năm tuổi có khả năng chứa được cả trăm người và… biết “nuốt” đồ vật.
< Thoạt nhìn thì giếng “lạ” cũng như bao cái giếng bình thường.
Về Lý Sơn vào một ngày cuối tháng 11, chúng tôi được thượng sĩ Lê Văn Phú, đang công tác tại Công an huyện Lý Sơn, kể cho nghe về những điều mà người dân ở thôn Đông, xã An Hải xầm xì về một cái giếng cổ và có nhiều chuyện lạ.
Những lời xầm xì về giếng “lạ” lúc họp thôn
Anh Phú cho biết, anh làm bên trinh sát và có nhiệm vụ nằm vùng để bám sát địa bàn xã An Hải. Với tính chất công việc đặc thù như thế nên hầu như ngày nào anh cũng “ăn nằm” ở đấy. Tất nhiên, những sự việc xảy ra hằng ngày trên địa phương này anh đều nắm rõ. Trong một lần được mời đi dự cuộc họp của bà con thôn Đông, anh có nghe mọi người truyền tai nhau câu chuyện về một cái giếng rất “lạ”. “Không riêng gì mình mà nhiều người cũng tỏ ra rất ngạc nhiên khi biết nơi mình đang sinh sống có cái giếng như thế”, anh Phú bộc bạch.
< Thượng sĩ Lê Văn Phú đang quan sát cái giếng.
Lúc này, cuộc điện thoại gọi có chuyện đột xuất nên anh Phú chỉ kịp “khoanh vùng” cho chúng tôi về nơi những lời đồn thổi đó rồi nhanh chóng lao vào công việc của mình. Theo sự chỉ dẫn của anh, chúng tôi đã tìm về khu dân cư số 3, thôn Đông, xã An Hải - nơi được xem “điểm nóng” của câu chuyện giếng “lạ”. Tuy nhiên, khung cảnh ở đây lúc này có vẻ vắng lặng. Sau một chút hỏi thăm thì mới biết do ở đây đa phần người dân đều làm nông nên đã lên rẫy làm đất để chuẩn bị cho vụ tỏi sắp tới.
Khi nghe chúng tôi đề cập đến giếng “lạ” thì chị Hà, bán tạp hóa, lấy khẩu trang ra và nói: “Tui cũng chỉ mới nghe à. Hai anh chạy tới chỗ cắt tóc kia kìa (chị Hà chỉ tay theo), ở đó có mấy ông già hôm họp thôn chắc là biết chuyện này đấy”.
Đúng như lời chị Hà, tiệm cắt tóc lúc này tuy không có khách nhưng có hai người đàn ông cao tuổi đang ngồi đánh cờ tướng. Thấy chúng tôi đi vào, một chàng thanh niên có vẻ là chủ tiệm chạy ra mời vào. Khi biết chúng tôi đến không phải để cắt tóc mà vì câu chuyện về giếng “lạ” thì anh ta không những không phật ý mà còn đon đả: “Thì hai anh cứ vào, vừa xem hai ổng đánh cờ vừa nghe kể về cái giếng đó”.
Một ông tên là Phan Thanh Tâm, 61 tuổi, cho biết: “Đó là đợt họp thôn hôm giữa năm. Sau khi mọi việc đã sắp xếp đâu vào đấy thì lúc bấy giờ mọi người mới thư thả nói mấy chuyện linh tinh. Lúc cao hứng, ông Dự có nói cho mọi người nghe về cái giếng ở nhà ổng. Thật ra cái giếng này bọn tui cũng biết, nhưng do lo làm ăn, vả lại cũng lâu quá rồi không thấy ai nhắc nên cũng quên bén đi. Có hôm đó ổng nói thì chúng tui mới nhớ chứ không thì cũng chẳng ai nhớ làm gì cho mệt”.
< Ông Dự bên giếng “lạ”.
Ngừng lại một chút để suy tính nước đi của quân cờ, ông Tâm tiếp tục: “Hồi còn nhỏ, tụi tui hay đến nhà ổng để chơi lắm. Lúc đó cái giếng chưa có bờ thành nên nhiều khi bọn tui lại “lọt” xuống dưới đó. Thấy xung quanh rộng nên cũng mò vô xem thử, tuy nhiên chỉ vô được một chút là bọn tui không đứa nào dám vô nữa vì sợ. Nghe đâu nó chứa được cũng cả trăm người chứ chẳng chơi đâu”.
… Đến nghe chủ nhân kể về giếng “lạ”
Sáng hôm sau, chúng tôi được anh Phú dẫn đường đến nhà ông Trần Dự, 63 tuổi, chủ nhân của giếng “lạ” mà người dân trong vùng gần đây đã có lời đồn thổi. Ông Dự cho biết, cái giếng này có từ thời cố nội của ông, đến nay dễ gì cũng trên dưới 200 năm nên có thể gọi đây là một giếng cổ. Ngay từ lúc ông còn bé, đã thấy đằng sau nhà mình có một cái giếng. Tuy nhiên, khi ấy với bản tính trẻ con nên ông cũng không để ý gì nhiều ngoài việc cái giếng đó là nơi để cung cấp nước sinh hoạt cho cả nhà ông và mấy hộ xung quanh. Một đặc điểm ông thấy khác biệt nhất mà bây giờ so với hồi đó là cái giếng đã được xây bờ thành hẳn hỏi. “Mà nói bây giờ cũng không phải, vì cái thành giếng từ lúc xây xong đến nay cũng được gần 50 năm rồi”, ông Dự cho biết thêm.
Nhằm mục đích đem lại sự “sinh động” cho khách, ông đề nghị dẫn chúng tôi ra sau nhà để vừa xem giếng vừa kể chuyện. Phải công nhận khoảnh đất sau nhà ông rất rộng, chủ nhân đã tận dụng làm vườn mãng cầu. Qua mấy liếp mãng cầu chúng tôi đã thấy được cái giếng “lạ” nằm giữa vườn mãng cầu xanh mơn mởn. Thoạt nhìn bên ngoài nó trông giống như bao cái giếng bình thường khác, cộng thêm một đặc điểm chung thường gặp ở những cái giếng dùng trong gia đình trên đảo Lý Sơn là nó cũng được “trang bị” một mô-tơ bơm nước chạy bằng điện để bơm lên bồn chứa, ngoài ra, nó không có một biểu hiện gì là lạ cả.
< Bên trong giếng “lạ”.
Giếng nước hơi nhỏ, bờ thành giếng cao tầm 0,5m, bán kính giếng khoảng 0,3m. Ông Dự cho biết chiều sâu của cái giếng tính từ đáy lên trên mặt đất chưa tới 5m, xung quanh được xây bằng đá vôi (nay đã phủ màu rêu xanh). Đoạn từ đáy giếng trở lên tầm khoảng 1,5m là đất đá vôi kết lại. Sau khi hướng dẫn chúng tôi đứng về góc không che ánh sáng, ông Dự chỉ tay xuống đáy giếng trong veo và bảo: “Đấy, các chú nhìn kìa, mạch nước của cái giếng này nó phun từ dưới lên chứ không phải chảy ngang”. Nhìn theo hướng chỉ tay của chủ nhân, chúng tôi thấy từ đáy giếng có khoảng ba, bốn “ụn nước” (theo cách nói của ông Dự) được tạo thành và cơ hồ, nếu như đủ mạnh thêm tí nữa thì nó sẽ vượt khỏi mặt nước mà phun thành vòi.
“Cái này chưa phải là lạ đâu, nếu có bấy nhiêu đó thì nhằm nhò gì, và làm sao mà người ta đồn thổi như những lời các chú nghe”, ông Dự nói như biết được thắc mắc trong lòng của chúng tôi. Rồi ông ngồi lên thành giếng, mặt quay về hướng vườn mãng cầu, ông bảo: “Ở dưới đáy giếng nó tạo thành cái bồn rộng lắm, chắc cũng phải hết cái vườn mãn cầu này”. Cũng theo ông, bồn giếng tuy rộng nhưng hơi “khiêm tốn” về chiều cao, ước chừng nó có thể chứa được cả trăm người trưởng thành nhưng phải ở tư thế đứng khom. Thêm một đặc điểm nữa là độ rộng của bồn giếng không đều mà mở rộng theo hướng tây.
Tuy nhiên, theo ông Dự, đó là chuyện của cách đây mấy chục năm còn bây giờ thì bồn giếng hơi bị thu hẹp do bị đất lở lấp lại. Lần ông xuống gần đây nhất cũng gần chục năm, lúc đó ông xuống để đặt lại vòi rồng máy bơm nước, ông định chui vô để xem nhưng thấy đất lở nhiều quá nên sợ. Từ đó đến nay chưa có ai xuống giếng cả. “Hồi đó cái hang để chui vô bồn giếng cao hơn so với mực nước của cái giếng nên bọn tui thường hay leo xuống để chui vô đó chơi… năm mười. Có những lần tui bị ông bà già dọa đánh đòn cũng xuống đó để trốn. Còn bây giờ thì nước giếng lấp luôn miệng hang nên không thể vô được”, ông Dự chia sẻ.
Lúc này thì bà Phạm Thị Tồn, 84 tuổi, mẹ của ông Dự cũng ra “góp vui” cùng chúng tôi: “Hồi cái giếng này chưa xây bờ thành nó thường hay… “nuốt” đồ vật, heo gà lắm”. Hỏi ra mới biết, do không có bờ thành nên những vật nuôi trong nhà thường hay bị rớt xuống giếng. Những con vật này khi rớt xuống lại chui vô bồn giếng và ở luôn trong đấy. “Lúc đầu mọi người đi tìm nhưng không ra, sau này khi biết rồi thì cứ hai, ba ngày là xuống để đưa “bọn nó” lên một thể”, cụ Tồn hài hước. “Nhưng có một điều lạ là, lâu lâu đòn gánh hay thùng gánh nước… rớt xuống dưới, bọn tui xuống lấy liền nhưng không thấy. Vậy mà vài hôm sau xuống lại thấy sờ sờ trước mặt”, bà cụ thắc mắc.
Mong được giải thích rõ ràng
Tuy không cần thiết lắm nhưng gia đình ông Dự rất mong có người đến để nghiên cứu và giải thích những điều lạ lùng đối với cái giếng này. Còn hiện tại, ông Dự chỉ biết dựa vào tâm linh để giải thích những điều đó. Theo ông Dự, có một truyền thuyết, theo đó thì cái giếng này được đào cùng với một đường hầm để đưa nhà sư đến tu hành ở chùa Hang. Đó là lý do vì sao mà cái bồn giếng lại rộng theo hướng tây (hướng đến chùa Hang), và hơn nữa, hiện gia đình ông cũng đang giữ những giấy tờ liên quan đến chùa Hang và trông coi ngôi chùa này.
Theo Lý Sơn (báo Dân Việt)
Travel79.net
< Thoạt nhìn thì giếng “lạ” cũng như bao cái giếng bình thường.
Về Lý Sơn vào một ngày cuối tháng 11, chúng tôi được thượng sĩ Lê Văn Phú, đang công tác tại Công an huyện Lý Sơn, kể cho nghe về những điều mà người dân ở thôn Đông, xã An Hải xầm xì về một cái giếng cổ và có nhiều chuyện lạ.
Những lời xầm xì về giếng “lạ” lúc họp thôn
Anh Phú cho biết, anh làm bên trinh sát và có nhiệm vụ nằm vùng để bám sát địa bàn xã An Hải. Với tính chất công việc đặc thù như thế nên hầu như ngày nào anh cũng “ăn nằm” ở đấy. Tất nhiên, những sự việc xảy ra hằng ngày trên địa phương này anh đều nắm rõ. Trong một lần được mời đi dự cuộc họp của bà con thôn Đông, anh có nghe mọi người truyền tai nhau câu chuyện về một cái giếng rất “lạ”. “Không riêng gì mình mà nhiều người cũng tỏ ra rất ngạc nhiên khi biết nơi mình đang sinh sống có cái giếng như thế”, anh Phú bộc bạch.
< Thượng sĩ Lê Văn Phú đang quan sát cái giếng.
Lúc này, cuộc điện thoại gọi có chuyện đột xuất nên anh Phú chỉ kịp “khoanh vùng” cho chúng tôi về nơi những lời đồn thổi đó rồi nhanh chóng lao vào công việc của mình. Theo sự chỉ dẫn của anh, chúng tôi đã tìm về khu dân cư số 3, thôn Đông, xã An Hải - nơi được xem “điểm nóng” của câu chuyện giếng “lạ”. Tuy nhiên, khung cảnh ở đây lúc này có vẻ vắng lặng. Sau một chút hỏi thăm thì mới biết do ở đây đa phần người dân đều làm nông nên đã lên rẫy làm đất để chuẩn bị cho vụ tỏi sắp tới.
Khi nghe chúng tôi đề cập đến giếng “lạ” thì chị Hà, bán tạp hóa, lấy khẩu trang ra và nói: “Tui cũng chỉ mới nghe à. Hai anh chạy tới chỗ cắt tóc kia kìa (chị Hà chỉ tay theo), ở đó có mấy ông già hôm họp thôn chắc là biết chuyện này đấy”.
Đúng như lời chị Hà, tiệm cắt tóc lúc này tuy không có khách nhưng có hai người đàn ông cao tuổi đang ngồi đánh cờ tướng. Thấy chúng tôi đi vào, một chàng thanh niên có vẻ là chủ tiệm chạy ra mời vào. Khi biết chúng tôi đến không phải để cắt tóc mà vì câu chuyện về giếng “lạ” thì anh ta không những không phật ý mà còn đon đả: “Thì hai anh cứ vào, vừa xem hai ổng đánh cờ vừa nghe kể về cái giếng đó”.
Một ông tên là Phan Thanh Tâm, 61 tuổi, cho biết: “Đó là đợt họp thôn hôm giữa năm. Sau khi mọi việc đã sắp xếp đâu vào đấy thì lúc bấy giờ mọi người mới thư thả nói mấy chuyện linh tinh. Lúc cao hứng, ông Dự có nói cho mọi người nghe về cái giếng ở nhà ổng. Thật ra cái giếng này bọn tui cũng biết, nhưng do lo làm ăn, vả lại cũng lâu quá rồi không thấy ai nhắc nên cũng quên bén đi. Có hôm đó ổng nói thì chúng tui mới nhớ chứ không thì cũng chẳng ai nhớ làm gì cho mệt”.
< Ông Dự bên giếng “lạ”.
Ngừng lại một chút để suy tính nước đi của quân cờ, ông Tâm tiếp tục: “Hồi còn nhỏ, tụi tui hay đến nhà ổng để chơi lắm. Lúc đó cái giếng chưa có bờ thành nên nhiều khi bọn tui lại “lọt” xuống dưới đó. Thấy xung quanh rộng nên cũng mò vô xem thử, tuy nhiên chỉ vô được một chút là bọn tui không đứa nào dám vô nữa vì sợ. Nghe đâu nó chứa được cũng cả trăm người chứ chẳng chơi đâu”.
… Đến nghe chủ nhân kể về giếng “lạ”
Sáng hôm sau, chúng tôi được anh Phú dẫn đường đến nhà ông Trần Dự, 63 tuổi, chủ nhân của giếng “lạ” mà người dân trong vùng gần đây đã có lời đồn thổi. Ông Dự cho biết, cái giếng này có từ thời cố nội của ông, đến nay dễ gì cũng trên dưới 200 năm nên có thể gọi đây là một giếng cổ. Ngay từ lúc ông còn bé, đã thấy đằng sau nhà mình có một cái giếng. Tuy nhiên, khi ấy với bản tính trẻ con nên ông cũng không để ý gì nhiều ngoài việc cái giếng đó là nơi để cung cấp nước sinh hoạt cho cả nhà ông và mấy hộ xung quanh. Một đặc điểm ông thấy khác biệt nhất mà bây giờ so với hồi đó là cái giếng đã được xây bờ thành hẳn hỏi. “Mà nói bây giờ cũng không phải, vì cái thành giếng từ lúc xây xong đến nay cũng được gần 50 năm rồi”, ông Dự cho biết thêm.
Nhằm mục đích đem lại sự “sinh động” cho khách, ông đề nghị dẫn chúng tôi ra sau nhà để vừa xem giếng vừa kể chuyện. Phải công nhận khoảnh đất sau nhà ông rất rộng, chủ nhân đã tận dụng làm vườn mãng cầu. Qua mấy liếp mãng cầu chúng tôi đã thấy được cái giếng “lạ” nằm giữa vườn mãng cầu xanh mơn mởn. Thoạt nhìn bên ngoài nó trông giống như bao cái giếng bình thường khác, cộng thêm một đặc điểm chung thường gặp ở những cái giếng dùng trong gia đình trên đảo Lý Sơn là nó cũng được “trang bị” một mô-tơ bơm nước chạy bằng điện để bơm lên bồn chứa, ngoài ra, nó không có một biểu hiện gì là lạ cả.
< Bên trong giếng “lạ”.
Giếng nước hơi nhỏ, bờ thành giếng cao tầm 0,5m, bán kính giếng khoảng 0,3m. Ông Dự cho biết chiều sâu của cái giếng tính từ đáy lên trên mặt đất chưa tới 5m, xung quanh được xây bằng đá vôi (nay đã phủ màu rêu xanh). Đoạn từ đáy giếng trở lên tầm khoảng 1,5m là đất đá vôi kết lại. Sau khi hướng dẫn chúng tôi đứng về góc không che ánh sáng, ông Dự chỉ tay xuống đáy giếng trong veo và bảo: “Đấy, các chú nhìn kìa, mạch nước của cái giếng này nó phun từ dưới lên chứ không phải chảy ngang”. Nhìn theo hướng chỉ tay của chủ nhân, chúng tôi thấy từ đáy giếng có khoảng ba, bốn “ụn nước” (theo cách nói của ông Dự) được tạo thành và cơ hồ, nếu như đủ mạnh thêm tí nữa thì nó sẽ vượt khỏi mặt nước mà phun thành vòi.
“Cái này chưa phải là lạ đâu, nếu có bấy nhiêu đó thì nhằm nhò gì, và làm sao mà người ta đồn thổi như những lời các chú nghe”, ông Dự nói như biết được thắc mắc trong lòng của chúng tôi. Rồi ông ngồi lên thành giếng, mặt quay về hướng vườn mãng cầu, ông bảo: “Ở dưới đáy giếng nó tạo thành cái bồn rộng lắm, chắc cũng phải hết cái vườn mãn cầu này”. Cũng theo ông, bồn giếng tuy rộng nhưng hơi “khiêm tốn” về chiều cao, ước chừng nó có thể chứa được cả trăm người trưởng thành nhưng phải ở tư thế đứng khom. Thêm một đặc điểm nữa là độ rộng của bồn giếng không đều mà mở rộng theo hướng tây.
Tuy nhiên, theo ông Dự, đó là chuyện của cách đây mấy chục năm còn bây giờ thì bồn giếng hơi bị thu hẹp do bị đất lở lấp lại. Lần ông xuống gần đây nhất cũng gần chục năm, lúc đó ông xuống để đặt lại vòi rồng máy bơm nước, ông định chui vô để xem nhưng thấy đất lở nhiều quá nên sợ. Từ đó đến nay chưa có ai xuống giếng cả. “Hồi đó cái hang để chui vô bồn giếng cao hơn so với mực nước của cái giếng nên bọn tui thường hay leo xuống để chui vô đó chơi… năm mười. Có những lần tui bị ông bà già dọa đánh đòn cũng xuống đó để trốn. Còn bây giờ thì nước giếng lấp luôn miệng hang nên không thể vô được”, ông Dự chia sẻ.
Lúc này thì bà Phạm Thị Tồn, 84 tuổi, mẹ của ông Dự cũng ra “góp vui” cùng chúng tôi: “Hồi cái giếng này chưa xây bờ thành nó thường hay… “nuốt” đồ vật, heo gà lắm”. Hỏi ra mới biết, do không có bờ thành nên những vật nuôi trong nhà thường hay bị rớt xuống giếng. Những con vật này khi rớt xuống lại chui vô bồn giếng và ở luôn trong đấy. “Lúc đầu mọi người đi tìm nhưng không ra, sau này khi biết rồi thì cứ hai, ba ngày là xuống để đưa “bọn nó” lên một thể”, cụ Tồn hài hước. “Nhưng có một điều lạ là, lâu lâu đòn gánh hay thùng gánh nước… rớt xuống dưới, bọn tui xuống lấy liền nhưng không thấy. Vậy mà vài hôm sau xuống lại thấy sờ sờ trước mặt”, bà cụ thắc mắc.
Mong được giải thích rõ ràng
Tuy không cần thiết lắm nhưng gia đình ông Dự rất mong có người đến để nghiên cứu và giải thích những điều lạ lùng đối với cái giếng này. Còn hiện tại, ông Dự chỉ biết dựa vào tâm linh để giải thích những điều đó. Theo ông Dự, có một truyền thuyết, theo đó thì cái giếng này được đào cùng với một đường hầm để đưa nhà sư đến tu hành ở chùa Hang. Đó là lý do vì sao mà cái bồn giếng lại rộng theo hướng tây (hướng đến chùa Hang), và hơn nữa, hiện gia đình ông cũng đang giữ những giấy tờ liên quan đến chùa Hang và trông coi ngôi chùa này.
Theo Lý Sơn (báo Dân Việt)
Travel79.net
Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013
20 điểm ăn vặt ngon nức tiếng HN
(Guu) - Nhiều người vẫn truyền tai nhau, tới Hà Nội, muốn ăn ngon thì chịu khó chui vào ngõ ngách hoặc ra các quán vỉa hè. Những món ăn vặt này luôn đúng kiểu "ngon, bổ, rẻ".
Bạn có thể dành cả 1 ngày để vừa lang thang phố xá, vừa thưởng thức các món ăn vặt từ sáng sớm cho tới đêm khuya, no căng mà tiền thì cũng không vơi đi là mấy...
1. Nem chua nướng Ấu Triệu
Quán nem chua nướng Ấu Triệu mở cửa từ 14h cho tới 0h sáng. Tuy được gọi là quán nhưng nơi này rất đơn giản. Bàn ăn ở đây thực chất chỉ là những chiếc khay đặt trên ghế xanh xếp liền nhau và đặt ở một phía của ngõ để không chắn đường đi lại.
Không giống nem chua rán vốn khô và có màu vàng ruộm, nem chua nướng vẫn giữ nguyên được màu hồng tươi của thịt cùng với một chất keo dinh dính bao bọc bên ngoài. Chấm một chút ớt trong chiếc bát đựng nhỏ, mùi thơm cùng miếng nem nướng như hòa quyện và tan ra khi đưa lên miệng. Ngoài nem nướng, bạn còn có thể chọn những món nhắm khác như cá chỉ vàng, cá bò hay mực nướng...
Giá bán cho một chiếc nem chua nướng ở đây là 4.500 đồng, trà đá 3.000 đồng một cốc, trà chanh 7.000 đồng một cốc, hoa quả khoảng 15.000 đồng một đĩa.
2. Nem lụi phố Phan Huy Ích
< Nem lụi phố Phan Huy Ích.
Nem được làm từ giò sống, vo tròn sau đó ghim vào que tre đem nướng trên than hoa, có khi ấn dẹp quấn vào cây sả để nướng.
Món này dùng tương đậu nành pha với gan xay nhuyễn, nấu lên nêm vào tí đường, nước chấm hơi sền sệt, phía bên trên rắc lạc rang.
3. Nem rán ngõ Tạm Thương
Nem chua được làm từ thịt, bì lợn, thính (gạo rang rồi nghiền), nhờ có sự lên men do được ủ kín từ 2-3 ngày mà nem khi chín có vị chua, ngậy hấp dẫn, khi đem rán dậy lên mùi rất thơm. Nem rán phải thưởng thức lúc nóng mới ngon, vừa ăn vừa chấm tương ớt cho đỡ ngấy, hòa quyện cùng vị thanh mát của những lát dưa chuột quả là ngon tuyệt. Nem rán chua có thể ăn kèm với nhiều loại hoa quả khác nhau, nhưng phổ biết nhất là củ đậu, dưa chuột, xoài… Nếu bạn chỉ thưởng thức nem cùng vài đồ ăn kèm thì khoảng 80.000 đồng là đủ cho hai người.
4. Bún ngan và chả ngan nướng ở vỉa hè phố Hàng Bông
< Bún ngan và chả ngan nướng ở vỉa hè phố Hàng Bông (gần ngã tư Phủ Doãn, Hà Nội).
Nằm trên vỉa hè phố Hàng Bông, gần ngã tư Phủ Doãn (Hà Nội), quán ngan Hiền nằm lọt thỏm giữa những cửa hàng thời trang nên không phải ai cũng biết tới quán này. Nhưng khi đã ăn ở đây một lần, bạn sẽ không quên được vị đậm đà của món chả ngan, đặc sản của quán cùng món canh măng thơm ngọt.
Thịt ngan được tẩm ướp gia vị, rồi nướng trên bếp than hoa. Sau khi nướng xong, những miếng chả vẫn giữ được vị thơm ngọt của thịt ngan. Chả ăn kèm với nước mắm ớt tỏi, loại nước mắm này được cô chủ pha chế đặc biệt không giống bất kỳ hàng chả ngan nào khác.
Bạn có thể ăn kèm chả ngan với bún, bạn cũng nên gọi thêm một bát canh măng tiết ăn kèm để phòng khi bạn cảm thấy chưa đủ no. Canh măng ở quán Hiền có vị ngọt và ngậy của xương ngan, bạn nhớ gọi bát nước trong nếu không muốn ăn quá nhiều mỡ béo. Quán ngan Hiền bắt đầu mở cửa vào lúc chiều muộn và bán tới tận khuya.
5. Chè xoài Nguyễn Trường Tộ
Quán chè này nằm ở phố Nguyễn Trường Tộ, đoạn giao với phố Hàng Than. Quán có hàng chục món chè, thạch rau câu nhưng hầu hết mọi người đều nếm thử chè xoài trước tiên, rồi mới lựa chọn các loại khác.
Xoài được cắt miếng, đem nấu đông cùng rau câu rồi để ra bát nhỏ. Tiếp đến cho một lớp kem trộn sữa lên bề mặt. Vì thế khi ăn, thực khách sẽ cảm thấy vừa có vị béo ngậy của sữa, vừa có vị thanh của xoài. Mỗi bát chè xoài có giá 8.000 đồng.
6. Phở rán ở Khâm Thiên
Từ miếng bánh phở lớn và trắng mềm ban đầu, đầu bếp sẽ cắt thành những miếng vuông chừng khoảng nửa bàn tay. Sau đó, bánh được rán sơ qua cho vàng đều, và khi có khách gọi, bánh sẽ được rán giòn và hơi cháy cạnh thơm phức.
Khi cho ra đĩa, phở rán sẽ như những chiếc bánh pizza nhỏ, có vị thơm của bánh, ăn vào cảm thấy giòn tan ở lớp ngoài, và mềm dai ở lớp bánh bên trong. Phở sẽ ăn kèm với nước sốt thịt bò nóng hổi. Nước sốt đặc sánh, gồm thịt bò, hành tây, cà rốt và tim cật, bầu dục (nếu bạn gọi suất đầy đủ). Bạn có thể thêm một chút dấm, dưa góp, su hào ngâm và rau sống vào bát nước sốt để thêm khẩu vị ưa thích.
7. Lòng nướng phố Gầm Cầu
Cùng với Mã Mây, phố Gầm Cầu (Hà Nội) là điểm hẹn quen thuộc của giới trẻ mỗi khi nhớ món nướng. Ở đây có khá phong phú các loại nguyên liệu như lòng, dạ dày, tràng, cổ hũ, bò, nầm... Để tạo chút khác biệt, nhà hàng thường tẩm mật ong trước khi nướng nên ăn cũng thấy lạ lạ.
Lòng nướng chấm với tương ớt pha loãng. Những miếng lòng, dạ dày sần sật, giòn giòn có thêm vị cay cay, ăn cũng hay hay.
8. Sữa chua mít Hoàng Anh - Bà Triệu
Nằm ở phố Bà Triệu, đoạn gần ngã tư Hàng Khay - Tràng Thi rẽ xuống, quán sữa chua mít nhỏ xíu Hoàng Anh nằm ngay trên vỉa hè. Chỉ với một tủ kính đơn giản, quán lúc nào cũng đông kín khách ngồi khoảng 20 chiếc ghế.
Ở đây có đa dạng các món chủ yếu chế biến từ sữa chua như chè sữa chua, sữa chua hoa quả, sữa chua trân châu thạch, sữa chua nếp cẩm, đặc biệt là sữa chua mít.
9. Bánh cuốn Thanh Vân ở Hàng Gà, Gia An ở Thái Phiên
Nổi danh nhất nhì ở Hà Nội, bánh cuốn Thanh Vân mở hàng cách đây hàng chục năm, đây là địa chỉ quen với dân Hà thành và nơi "nhất định phải đến" của khách du lịch.
Điểm hút khách của quán chính là chất lượng bánh, mỏng, mềm, nhân cũng rất ngon. Nhà hàng có món bánh cuốn nhân gà, 30.000 đồng một đĩa, thịt gà được cắt nhỏ xíu lẫn với mộc nhĩ. Hành khô của hàng cũng tự làm nên ăn giòn, không bị khô, ỉu và có mùi hôi như loại làm hàng loạt, giao khắp các hàng. Ruốc tôm của nhà hàng được xay mịn, ăn cũng khá ngon.
10. Bánh mì sốt vang Hàng Bông
Thịt bò dùng để làm sốt vang chính là giẻ sườn và cho thêm chút gân bò. Thịt sau khi được tẩm ướp gia vị, sẽ được hầm lên cùng một chút rượu để làm cho thịt bò mềm và thơm.
Nước sốt được đổ vào hầm với thịt, và các gia vị khác, cùng với một ít bột năng để tạo độ sánh cần thiết. Khi nước sốt đã sánh đặc vừa phải, đầu bếp cho thêm rau húng Láng, mùi ta, hành thái nhỏ để cho dậy mùi. Bánh mì ăn kèm phải đảm bảo nóng, giòn vàng ươm thì đặt cạnh bát bò sốt vang mới ngon và bắt mắt được.
11. Mỳ vằn thắn Bình Tây ở phố Hàng Chiếu
Một bát mỳ vằn thắn gồm có mỳ, vằn thắn (hay còn gọi là sủi cảo). Sợi mỳ được làm từ bột và trứng, sau đó cán mỏng nên sợi vừa dai vừa giòn, lại giữ được màu vàng ươm bắt mắt. Vằn thắn có nhân là tôm tươi giã nhỏ, nấm hương và thịt, được gói trong một lớp bột mỳ cán mỏng.
Ngoài ra, đầu bếp cho thêm thịt xá xíu, nấm hương, một miếng trứng luộc, miếng bóng, rau cải, hẹ và tôm tươi đã bóc vỏ. Nước dùng được ninh từ xương gà, xương lợn, cá tầm khô, một số vị thuốc bắc và vỏ tôm. Nước dùng không được cho mỳ chính và được thêm muối thích hợp để không át hương liệu đã có trong nồi nước dùng.
12. Bánh rán ngõ 135 Phương Mai
Nhân bánh cũng gồm thịt nạc vai, miến, mộc nhĩ, tất cả được băm nhỏ, trộn đều cùng gia vị và hạt tiêu để dậy mùi thơm. Nhưng điểm đặc biệt của cửa hàng lại nằm ở phần vỏ bánh. Vỏ bánh ngoài bột nếp, bột tẻ pha đủ lượng với một chút muối còn được cho thêm khoai nghiền nhuyễn, giúp chiếc bánh thật giòn rụm mà không quá khô.
Thỉnh thoảng cô chủ hàng còn dùng khoai tím, khiến chiếc bánh có màu sắc khác lạ, hương vị cũng thơm ngon hơn gấp mấy lần. Nước chấm ở quán rất vừa miệng, kèm theo đu đủ xanh chống ngán. Quán mở từ 16h tới 19h, giá 3.000 đồng một chiếc.
13. Bánh đúc nóng phố Lê Ngọc Hân
Hàng bánh đúc ở Hà Nội này nổi tiếng từ cách đây khoảng chục năm, là điểm ăn quà yêu thích của các bạn học sinh. Bột làm bánh đúc vừa mềm lại vừa dai có vị ngậy và ấm nóng. Ngoài ra, bánh có vị ngọt của thịt xay và nước dùng, một vài miếng đậu rán dai dai và chút rau thơm, rau mùi cũng là những thành phần không thể thiếu. Bạn sẽ cảm nhận được sự hòa quyện của bánh, thịt và nước cùng với các gia vị đi kèm như ớt chưng, cùng dấm tỏi ớt. Mỗi bát bánh đúc nóng có giá 13.000 đồng.
14. Xôi cá rô đồng ở ngõ 107 Nguyễn Chí Thanh
Chế biến món ăn này mất thời gian nhất ở đoạn làm cá. Cá rô đánh vẩy, luộc, để nguội rồi tách lấy phần thịt. Sau đó, đem cá ướp với nước mắm, thêm chút hạt tiêu cho thơm.
Đợi thịt cá ngấm với gia vị, đem chiên vàng. Xôi nếp trắng ăn kèm cá thêm chút hành phi. Suất xôi cho một người là 25.000 đồng kèm thêm bát canh cải xanh con con, khiến khách đỡ khô miệng và đỡ ngán.
15. Tào phớ Nghĩa Tân
Quán tào phớ nằm đối diện trường cấp 2 Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) là địa điểm tụ tập của nhiều học sinh, sinh viên cũng như giới văn phòng làm việc quanh khu vực này.
Tào phớ ở đây mịn, mướt và có màu ngà tự nhiên chứ không mang màu trắng của thạch cao hay các loại phụ gia thực phẩm khác. Đưa một miếng tào phớ lên miệng, vị ngọt thanh của nước đường, sự mịn màng thanh nhã của tào phớ và mùi thơm của hoa nhài khiến cho cơn khát mau chóng được giải tỏa.
Từng hạt trân châu tự làm nõn nà, trắng mẩy khi đưa lên miệng vừa dai lại vừa thơm nhân dừa. Thêm một chút thạch đen nữa là dư vị của bát tào phớ cứ đọng mãi trên đầu lưỡi không nguôi. Tinh thần con người lúc ấy cũng trở nên nhẹ nhàng và sảng khoái hơn. Bạn cũng có thể yêu cầu cho thêm cốt dừa nếu như muốn bát tào phớ của mình thêm béo ngậy hấp dẫn.
Mỗi bát tào phớ như vậy có giá chỉ 6.000 đồng. Quán thường mở từ khoảng 10h cho tới 17h. 16.
16. Bánh rán Ô Quan Chưởng
Nằm ngay gần Ô Quan Chưởng (Hà Nội), cửa hàng bánh rán nhân đậu đường bán hàng không ngớt tay. Bánh làm từ bột, đậu xanh có điểm thêm chút vừng cho thơm.
Điểm đặc biệt của bánh rán ở đây chính là bánh nhỏ xíu xiu, nên chỉ một miếng đã ăn xong rồi. Mỗi cái bánh có giá 1.000 đồng.
17. Chả rươi ở ngay gần Ô Quan Chưởng
Những ngày đầu tháng 10 Âm lịch chính là dịp rươi xuất hiện ở chỗ nước lợ. Khi đó, người dân các tỉnh lại đi vớt rươi đem về chế biến chả rươi, nem rươi, rươi kho, mắm rươi...
Món chả rươi gồm rươi đánh nhuyễn, trứng, thịt lợn băm nhỏ thêm hành, thì là và vỏ quýt... hòa quyện vào nhau, đem rán. Vỏ quýt được thái chỉ nhỏ khiến cho miếng chả thơm lừng, nhưng cũng không nên cho quá tay kẻo miếng chả bị đắng. Chả rươi ăn nóng, kèm với rau sống, chấm nước mắm chua cay, thêm chút đu đủ.
18. Bánh rán lúc lắc ở trong cửa hàng Gia Trịnh ngõ 17A Lý Nam Đế
Bánh không chỉ ngon mà còn lạ bởi nhân đậu tròn tròn bên trong tách rời riêng với vỏ bánh. Nguyên liệu làm bánh rán lúc lắc cũng không quá cầu kỳ, chỉ là khoai tây, bột nếp, đường và vừng trắng. Nhân bánh có đậu xanh, đường, bột mì... Khi rán, để bánh được tròn đều, phải canh độ to nhỏ của lửa và thời gian rán cẩn thận. Mỗi chiếc bánh có giá 2.000 đồng.
19. Bún đậu chị Huệ vỉa hè Lý Thường Kiệt
Cũng giống như các món ăn dân dã khác của Hà thành, bún đậu được bán cả trên phố lớn lẫn các con ngõ nhỏ. Hàng to hoành tráng cũng có mà chỉ là gánh hàng rong của mấy bà mấy chị cũng nhiều. Dù thành phần của món ăn cũng đơn giản thôi nhưng nguyên liệu phải được lựa chọn thật kỹ càng, nhất quyết là phải chọn bún lá chứ không chơi bún rối, bún sợi to, được bún Phú Đô là tuyệt nhất.
Mắm tôm thì chọn hàng quen của mấy bà mấy chị Thanh Hóa hay mua trên chợ Hàng Bè, gia giảm khéo léo, cho thêm chút nước mỡ rán đậu. Đậu phụ Mơ là ngon nhất, khách tới, mới bỏ vào rán chứ rán lại thì đậu dễ bị rỗng, ăn không ngon.
20. Xôi rán ở ngã tư Bát Đàn - Hàng Điếu
Khi khách tới ăn, chủ hàng mới đem xôi ra rán cho nóng giòn. Xôi trắng được bọc trong nilon, nắm chặt cho các hạt xôi dính quyện vào nhau, dàn mỏng ra rồi cho vào chiếc chảo nhỏ xíu rán vàng hai mặt. Bên ngoài, xôi chín vàng, bên trong vẫn còn nguyên những hạt xôi trắng dẻo thơm ngon. Xôi rán có thể ăn kèm với trứng kho, lạp xườn, thịt kho, giò chả, patê...
Với khách mua đem về, em bán hàng cũng khéo léo cho xôi vào lá chuối xanh mướt, gói cẩn thận để giữ nóng. Giá một gói xôi có đồ ăn kèm từ 20.000 đồng trở lên.
Theo Tạp chí Guu
Travel79.net
12 món vỉa hè ở Sài Gòn
Bạn có thể dành cả 1 ngày để vừa lang thang phố xá, vừa thưởng thức các món ăn vặt từ sáng sớm cho tới đêm khuya, no căng mà tiền thì cũng không vơi đi là mấy...
1. Nem chua nướng Ấu Triệu
Quán nem chua nướng Ấu Triệu mở cửa từ 14h cho tới 0h sáng. Tuy được gọi là quán nhưng nơi này rất đơn giản. Bàn ăn ở đây thực chất chỉ là những chiếc khay đặt trên ghế xanh xếp liền nhau và đặt ở một phía của ngõ để không chắn đường đi lại.
Không giống nem chua rán vốn khô và có màu vàng ruộm, nem chua nướng vẫn giữ nguyên được màu hồng tươi của thịt cùng với một chất keo dinh dính bao bọc bên ngoài. Chấm một chút ớt trong chiếc bát đựng nhỏ, mùi thơm cùng miếng nem nướng như hòa quyện và tan ra khi đưa lên miệng. Ngoài nem nướng, bạn còn có thể chọn những món nhắm khác như cá chỉ vàng, cá bò hay mực nướng...
Giá bán cho một chiếc nem chua nướng ở đây là 4.500 đồng, trà đá 3.000 đồng một cốc, trà chanh 7.000 đồng một cốc, hoa quả khoảng 15.000 đồng một đĩa.
2. Nem lụi phố Phan Huy Ích
< Nem lụi phố Phan Huy Ích.
Nem được làm từ giò sống, vo tròn sau đó ghim vào que tre đem nướng trên than hoa, có khi ấn dẹp quấn vào cây sả để nướng.
Món này dùng tương đậu nành pha với gan xay nhuyễn, nấu lên nêm vào tí đường, nước chấm hơi sền sệt, phía bên trên rắc lạc rang.
3. Nem rán ngõ Tạm Thương
Nem chua được làm từ thịt, bì lợn, thính (gạo rang rồi nghiền), nhờ có sự lên men do được ủ kín từ 2-3 ngày mà nem khi chín có vị chua, ngậy hấp dẫn, khi đem rán dậy lên mùi rất thơm. Nem rán phải thưởng thức lúc nóng mới ngon, vừa ăn vừa chấm tương ớt cho đỡ ngấy, hòa quyện cùng vị thanh mát của những lát dưa chuột quả là ngon tuyệt. Nem rán chua có thể ăn kèm với nhiều loại hoa quả khác nhau, nhưng phổ biết nhất là củ đậu, dưa chuột, xoài… Nếu bạn chỉ thưởng thức nem cùng vài đồ ăn kèm thì khoảng 80.000 đồng là đủ cho hai người.
4. Bún ngan và chả ngan nướng ở vỉa hè phố Hàng Bông
< Bún ngan và chả ngan nướng ở vỉa hè phố Hàng Bông (gần ngã tư Phủ Doãn, Hà Nội).
Nằm trên vỉa hè phố Hàng Bông, gần ngã tư Phủ Doãn (Hà Nội), quán ngan Hiền nằm lọt thỏm giữa những cửa hàng thời trang nên không phải ai cũng biết tới quán này. Nhưng khi đã ăn ở đây một lần, bạn sẽ không quên được vị đậm đà của món chả ngan, đặc sản của quán cùng món canh măng thơm ngọt.
Thịt ngan được tẩm ướp gia vị, rồi nướng trên bếp than hoa. Sau khi nướng xong, những miếng chả vẫn giữ được vị thơm ngọt của thịt ngan. Chả ăn kèm với nước mắm ớt tỏi, loại nước mắm này được cô chủ pha chế đặc biệt không giống bất kỳ hàng chả ngan nào khác.
Bạn có thể ăn kèm chả ngan với bún, bạn cũng nên gọi thêm một bát canh măng tiết ăn kèm để phòng khi bạn cảm thấy chưa đủ no. Canh măng ở quán Hiền có vị ngọt và ngậy của xương ngan, bạn nhớ gọi bát nước trong nếu không muốn ăn quá nhiều mỡ béo. Quán ngan Hiền bắt đầu mở cửa vào lúc chiều muộn và bán tới tận khuya.
5. Chè xoài Nguyễn Trường Tộ
Quán chè này nằm ở phố Nguyễn Trường Tộ, đoạn giao với phố Hàng Than. Quán có hàng chục món chè, thạch rau câu nhưng hầu hết mọi người đều nếm thử chè xoài trước tiên, rồi mới lựa chọn các loại khác.
Xoài được cắt miếng, đem nấu đông cùng rau câu rồi để ra bát nhỏ. Tiếp đến cho một lớp kem trộn sữa lên bề mặt. Vì thế khi ăn, thực khách sẽ cảm thấy vừa có vị béo ngậy của sữa, vừa có vị thanh của xoài. Mỗi bát chè xoài có giá 8.000 đồng.
6. Phở rán ở Khâm Thiên
Từ miếng bánh phở lớn và trắng mềm ban đầu, đầu bếp sẽ cắt thành những miếng vuông chừng khoảng nửa bàn tay. Sau đó, bánh được rán sơ qua cho vàng đều, và khi có khách gọi, bánh sẽ được rán giòn và hơi cháy cạnh thơm phức.
Khi cho ra đĩa, phở rán sẽ như những chiếc bánh pizza nhỏ, có vị thơm của bánh, ăn vào cảm thấy giòn tan ở lớp ngoài, và mềm dai ở lớp bánh bên trong. Phở sẽ ăn kèm với nước sốt thịt bò nóng hổi. Nước sốt đặc sánh, gồm thịt bò, hành tây, cà rốt và tim cật, bầu dục (nếu bạn gọi suất đầy đủ). Bạn có thể thêm một chút dấm, dưa góp, su hào ngâm và rau sống vào bát nước sốt để thêm khẩu vị ưa thích.
7. Lòng nướng phố Gầm Cầu
Cùng với Mã Mây, phố Gầm Cầu (Hà Nội) là điểm hẹn quen thuộc của giới trẻ mỗi khi nhớ món nướng. Ở đây có khá phong phú các loại nguyên liệu như lòng, dạ dày, tràng, cổ hũ, bò, nầm... Để tạo chút khác biệt, nhà hàng thường tẩm mật ong trước khi nướng nên ăn cũng thấy lạ lạ.
Lòng nướng chấm với tương ớt pha loãng. Những miếng lòng, dạ dày sần sật, giòn giòn có thêm vị cay cay, ăn cũng hay hay.
8. Sữa chua mít Hoàng Anh - Bà Triệu
Nằm ở phố Bà Triệu, đoạn gần ngã tư Hàng Khay - Tràng Thi rẽ xuống, quán sữa chua mít nhỏ xíu Hoàng Anh nằm ngay trên vỉa hè. Chỉ với một tủ kính đơn giản, quán lúc nào cũng đông kín khách ngồi khoảng 20 chiếc ghế.
Ở đây có đa dạng các món chủ yếu chế biến từ sữa chua như chè sữa chua, sữa chua hoa quả, sữa chua trân châu thạch, sữa chua nếp cẩm, đặc biệt là sữa chua mít.
9. Bánh cuốn Thanh Vân ở Hàng Gà, Gia An ở Thái Phiên
Nổi danh nhất nhì ở Hà Nội, bánh cuốn Thanh Vân mở hàng cách đây hàng chục năm, đây là địa chỉ quen với dân Hà thành và nơi "nhất định phải đến" của khách du lịch.
Điểm hút khách của quán chính là chất lượng bánh, mỏng, mềm, nhân cũng rất ngon. Nhà hàng có món bánh cuốn nhân gà, 30.000 đồng một đĩa, thịt gà được cắt nhỏ xíu lẫn với mộc nhĩ. Hành khô của hàng cũng tự làm nên ăn giòn, không bị khô, ỉu và có mùi hôi như loại làm hàng loạt, giao khắp các hàng. Ruốc tôm của nhà hàng được xay mịn, ăn cũng khá ngon.
10. Bánh mì sốt vang Hàng Bông
Thịt bò dùng để làm sốt vang chính là giẻ sườn và cho thêm chút gân bò. Thịt sau khi được tẩm ướp gia vị, sẽ được hầm lên cùng một chút rượu để làm cho thịt bò mềm và thơm.
Nước sốt được đổ vào hầm với thịt, và các gia vị khác, cùng với một ít bột năng để tạo độ sánh cần thiết. Khi nước sốt đã sánh đặc vừa phải, đầu bếp cho thêm rau húng Láng, mùi ta, hành thái nhỏ để cho dậy mùi. Bánh mì ăn kèm phải đảm bảo nóng, giòn vàng ươm thì đặt cạnh bát bò sốt vang mới ngon và bắt mắt được.
11. Mỳ vằn thắn Bình Tây ở phố Hàng Chiếu
Một bát mỳ vằn thắn gồm có mỳ, vằn thắn (hay còn gọi là sủi cảo). Sợi mỳ được làm từ bột và trứng, sau đó cán mỏng nên sợi vừa dai vừa giòn, lại giữ được màu vàng ươm bắt mắt. Vằn thắn có nhân là tôm tươi giã nhỏ, nấm hương và thịt, được gói trong một lớp bột mỳ cán mỏng.
Ngoài ra, đầu bếp cho thêm thịt xá xíu, nấm hương, một miếng trứng luộc, miếng bóng, rau cải, hẹ và tôm tươi đã bóc vỏ. Nước dùng được ninh từ xương gà, xương lợn, cá tầm khô, một số vị thuốc bắc và vỏ tôm. Nước dùng không được cho mỳ chính và được thêm muối thích hợp để không át hương liệu đã có trong nồi nước dùng.
12. Bánh rán ngõ 135 Phương Mai
Nhân bánh cũng gồm thịt nạc vai, miến, mộc nhĩ, tất cả được băm nhỏ, trộn đều cùng gia vị và hạt tiêu để dậy mùi thơm. Nhưng điểm đặc biệt của cửa hàng lại nằm ở phần vỏ bánh. Vỏ bánh ngoài bột nếp, bột tẻ pha đủ lượng với một chút muối còn được cho thêm khoai nghiền nhuyễn, giúp chiếc bánh thật giòn rụm mà không quá khô.
Thỉnh thoảng cô chủ hàng còn dùng khoai tím, khiến chiếc bánh có màu sắc khác lạ, hương vị cũng thơm ngon hơn gấp mấy lần. Nước chấm ở quán rất vừa miệng, kèm theo đu đủ xanh chống ngán. Quán mở từ 16h tới 19h, giá 3.000 đồng một chiếc.
13. Bánh đúc nóng phố Lê Ngọc Hân
Hàng bánh đúc ở Hà Nội này nổi tiếng từ cách đây khoảng chục năm, là điểm ăn quà yêu thích của các bạn học sinh. Bột làm bánh đúc vừa mềm lại vừa dai có vị ngậy và ấm nóng. Ngoài ra, bánh có vị ngọt của thịt xay và nước dùng, một vài miếng đậu rán dai dai và chút rau thơm, rau mùi cũng là những thành phần không thể thiếu. Bạn sẽ cảm nhận được sự hòa quyện của bánh, thịt và nước cùng với các gia vị đi kèm như ớt chưng, cùng dấm tỏi ớt. Mỗi bát bánh đúc nóng có giá 13.000 đồng.
14. Xôi cá rô đồng ở ngõ 107 Nguyễn Chí Thanh
Chế biến món ăn này mất thời gian nhất ở đoạn làm cá. Cá rô đánh vẩy, luộc, để nguội rồi tách lấy phần thịt. Sau đó, đem cá ướp với nước mắm, thêm chút hạt tiêu cho thơm.
Đợi thịt cá ngấm với gia vị, đem chiên vàng. Xôi nếp trắng ăn kèm cá thêm chút hành phi. Suất xôi cho một người là 25.000 đồng kèm thêm bát canh cải xanh con con, khiến khách đỡ khô miệng và đỡ ngán.
15. Tào phớ Nghĩa Tân
Quán tào phớ nằm đối diện trường cấp 2 Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) là địa điểm tụ tập của nhiều học sinh, sinh viên cũng như giới văn phòng làm việc quanh khu vực này.
Tào phớ ở đây mịn, mướt và có màu ngà tự nhiên chứ không mang màu trắng của thạch cao hay các loại phụ gia thực phẩm khác. Đưa một miếng tào phớ lên miệng, vị ngọt thanh của nước đường, sự mịn màng thanh nhã của tào phớ và mùi thơm của hoa nhài khiến cho cơn khát mau chóng được giải tỏa.
Từng hạt trân châu tự làm nõn nà, trắng mẩy khi đưa lên miệng vừa dai lại vừa thơm nhân dừa. Thêm một chút thạch đen nữa là dư vị của bát tào phớ cứ đọng mãi trên đầu lưỡi không nguôi. Tinh thần con người lúc ấy cũng trở nên nhẹ nhàng và sảng khoái hơn. Bạn cũng có thể yêu cầu cho thêm cốt dừa nếu như muốn bát tào phớ của mình thêm béo ngậy hấp dẫn.
Mỗi bát tào phớ như vậy có giá chỉ 6.000 đồng. Quán thường mở từ khoảng 10h cho tới 17h. 16.
16. Bánh rán Ô Quan Chưởng
Nằm ngay gần Ô Quan Chưởng (Hà Nội), cửa hàng bánh rán nhân đậu đường bán hàng không ngớt tay. Bánh làm từ bột, đậu xanh có điểm thêm chút vừng cho thơm.
Điểm đặc biệt của bánh rán ở đây chính là bánh nhỏ xíu xiu, nên chỉ một miếng đã ăn xong rồi. Mỗi cái bánh có giá 1.000 đồng.
17. Chả rươi ở ngay gần Ô Quan Chưởng
Những ngày đầu tháng 10 Âm lịch chính là dịp rươi xuất hiện ở chỗ nước lợ. Khi đó, người dân các tỉnh lại đi vớt rươi đem về chế biến chả rươi, nem rươi, rươi kho, mắm rươi...
Món chả rươi gồm rươi đánh nhuyễn, trứng, thịt lợn băm nhỏ thêm hành, thì là và vỏ quýt... hòa quyện vào nhau, đem rán. Vỏ quýt được thái chỉ nhỏ khiến cho miếng chả thơm lừng, nhưng cũng không nên cho quá tay kẻo miếng chả bị đắng. Chả rươi ăn nóng, kèm với rau sống, chấm nước mắm chua cay, thêm chút đu đủ.
18. Bánh rán lúc lắc ở trong cửa hàng Gia Trịnh ngõ 17A Lý Nam Đế
Bánh không chỉ ngon mà còn lạ bởi nhân đậu tròn tròn bên trong tách rời riêng với vỏ bánh. Nguyên liệu làm bánh rán lúc lắc cũng không quá cầu kỳ, chỉ là khoai tây, bột nếp, đường và vừng trắng. Nhân bánh có đậu xanh, đường, bột mì... Khi rán, để bánh được tròn đều, phải canh độ to nhỏ của lửa và thời gian rán cẩn thận. Mỗi chiếc bánh có giá 2.000 đồng.
19. Bún đậu chị Huệ vỉa hè Lý Thường Kiệt
Cũng giống như các món ăn dân dã khác của Hà thành, bún đậu được bán cả trên phố lớn lẫn các con ngõ nhỏ. Hàng to hoành tráng cũng có mà chỉ là gánh hàng rong của mấy bà mấy chị cũng nhiều. Dù thành phần của món ăn cũng đơn giản thôi nhưng nguyên liệu phải được lựa chọn thật kỹ càng, nhất quyết là phải chọn bún lá chứ không chơi bún rối, bún sợi to, được bún Phú Đô là tuyệt nhất.
Mắm tôm thì chọn hàng quen của mấy bà mấy chị Thanh Hóa hay mua trên chợ Hàng Bè, gia giảm khéo léo, cho thêm chút nước mỡ rán đậu. Đậu phụ Mơ là ngon nhất, khách tới, mới bỏ vào rán chứ rán lại thì đậu dễ bị rỗng, ăn không ngon.
20. Xôi rán ở ngã tư Bát Đàn - Hàng Điếu
Khi khách tới ăn, chủ hàng mới đem xôi ra rán cho nóng giòn. Xôi trắng được bọc trong nilon, nắm chặt cho các hạt xôi dính quyện vào nhau, dàn mỏng ra rồi cho vào chiếc chảo nhỏ xíu rán vàng hai mặt. Bên ngoài, xôi chín vàng, bên trong vẫn còn nguyên những hạt xôi trắng dẻo thơm ngon. Xôi rán có thể ăn kèm với trứng kho, lạp xườn, thịt kho, giò chả, patê...
Với khách mua đem về, em bán hàng cũng khéo léo cho xôi vào lá chuối xanh mướt, gói cẩn thận để giữ nóng. Giá một gói xôi có đồ ăn kèm từ 20.000 đồng trở lên.
Theo Tạp chí Guu
Travel79.net
12 món vỉa hè ở Sài Gòn
Rừng Cồn Lu - Cồn Ngạn
Đây là khu rừng ngập mặn thuộc huyện Giao Thủy cách thành phố Nam Định 60 km về phía đông nam. Với diện tích 7785 ha và rất nhiều loại động thực vật quý, bạn sẽ thực sự bị cuốn hút khi đặt chân đến nơi này.
< Xem chim ở Cồn Lu.
Cồn Lu là bãi bồi nằm ngập mặn ở bên ngoài cồn Ngạn, có hình dạng một bàn tay người, thuộc xã Giao Thiện, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định. Cồn Ngạn là bãi bồi ngập mặn thuộc xã Giao Thiện, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định. Cả hai cồn ngày nay nằm trong khu vực Vườn quốc gia Xuân Thuỷ.
Vườn quốc gia Xuân Thuỷ nằm trên địa bàn cồn Lu, cồn Ngạn và cồn Xanh, thuộc xã Giao Thiện. Vườn quốc gia Xuân Thuỷ có diện tích 7.100 ha. Bao gồm 3.100 ha đất nổi có rừng và 4.000 ha đất rừng ngập nước. Vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thuỷ có diện tích 8.000 ha, bao gồm phần diện tích còn lại của Cồn Ngạn (ranh giới tính từ phía trong đê biển đến lạch sông Vọp), diện tích của Bãi Trong và diện tích của 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải, huyện Giao Thuỷ.
Điều đặc biệt khác với các khu rừng ngập mặn ở nước ta là Cồn Lu - Cồn Ngạn từ nhiều đời nay đã là điểm dừng chân của rất nhiều loài chim di trú từ phương bắc. Hàng năm cứ vào tháng 11 đến tháng 12 âm lịch, từng đàn chim, đông hàng vạn con từ Xibêri, Hàn Quốc, Trung Quốc di cư tránh rét đến dừng chân tại đây, tích lũy năng lượng, đẻ trứng rồi lại bay đi.
Theo đánh giá của các nhà khoa học thì ở đây có tới 181 loài chim về cư trú, trong đó có những loài được ghi vào sách đỏ như cò thìa, bồ nông, mòng biển.
Vào những ngày chim về cư trú, nếu bơi thuyền hay đi bộ len lỏi trong rừng xú, vẹt, khách có thể ngắm nhìn rất nhiều loài chim lạ nhởn nhơ đi lại, kiếm ăn, những cảnh mà chắc chắn rất nhiều người chỉ được đọc trong sách hoặc xem trên truyền hình.
Năm 1989, UNESCO đã chính thức công nhận khu Cồn Lu - Cồn Ngạn được tham gia Công ước RAMSAR về bảo tồn tự nhiên. Bạn có thể đăng ký tour du lịch cuối tuần 2 ngày 1 đêm Hà Nội - Nam Định - Cồn Lu - Cồn Ngạn - biển Quất Lâm do Công ty Du lịch và Xuất nhập khẩu Nam Định (151 Nguyễn Du, TP.Nam Định. ĐT: 0350.849297). Theo tour này, ngoài được tham quan rừng chim, bạn còn được đi tắm biển Quất Lâm và thăm làng hoa Vị Khê.
Travel79.net
< Xem chim ở Cồn Lu.
Cồn Lu là bãi bồi nằm ngập mặn ở bên ngoài cồn Ngạn, có hình dạng một bàn tay người, thuộc xã Giao Thiện, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định. Cồn Ngạn là bãi bồi ngập mặn thuộc xã Giao Thiện, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định. Cả hai cồn ngày nay nằm trong khu vực Vườn quốc gia Xuân Thuỷ.
Vườn quốc gia Xuân Thuỷ nằm trên địa bàn cồn Lu, cồn Ngạn và cồn Xanh, thuộc xã Giao Thiện. Vườn quốc gia Xuân Thuỷ có diện tích 7.100 ha. Bao gồm 3.100 ha đất nổi có rừng và 4.000 ha đất rừng ngập nước. Vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thuỷ có diện tích 8.000 ha, bao gồm phần diện tích còn lại của Cồn Ngạn (ranh giới tính từ phía trong đê biển đến lạch sông Vọp), diện tích của Bãi Trong và diện tích của 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải, huyện Giao Thuỷ.
Điều đặc biệt khác với các khu rừng ngập mặn ở nước ta là Cồn Lu - Cồn Ngạn từ nhiều đời nay đã là điểm dừng chân của rất nhiều loài chim di trú từ phương bắc. Hàng năm cứ vào tháng 11 đến tháng 12 âm lịch, từng đàn chim, đông hàng vạn con từ Xibêri, Hàn Quốc, Trung Quốc di cư tránh rét đến dừng chân tại đây, tích lũy năng lượng, đẻ trứng rồi lại bay đi.
Theo đánh giá của các nhà khoa học thì ở đây có tới 181 loài chim về cư trú, trong đó có những loài được ghi vào sách đỏ như cò thìa, bồ nông, mòng biển.
Vào những ngày chim về cư trú, nếu bơi thuyền hay đi bộ len lỏi trong rừng xú, vẹt, khách có thể ngắm nhìn rất nhiều loài chim lạ nhởn nhơ đi lại, kiếm ăn, những cảnh mà chắc chắn rất nhiều người chỉ được đọc trong sách hoặc xem trên truyền hình.
Năm 1989, UNESCO đã chính thức công nhận khu Cồn Lu - Cồn Ngạn được tham gia Công ước RAMSAR về bảo tồn tự nhiên. Bạn có thể đăng ký tour du lịch cuối tuần 2 ngày 1 đêm Hà Nội - Nam Định - Cồn Lu - Cồn Ngạn - biển Quất Lâm do Công ty Du lịch và Xuất nhập khẩu Nam Định (151 Nguyễn Du, TP.Nam Định. ĐT: 0350.849297). Theo tour này, ngoài được tham quan rừng chim, bạn còn được đi tắm biển Quất Lâm và thăm làng hoa Vị Khê.
Travel79.net
Đi giữa “chảo lửa” Tây nguyên
(TTCT) - Xin nói ngay, không phải “chảo lửa” trong lĩnh vực bóng đá mà là vùng nắng nóng lạ đời ở Tây nguyên vốn bốn mùa mát mẻ.
Đến đây xem cái nóng này có khác gì “nắng như rang” ở Phan Rang và trải nghiệm những món ăn khá độc đáo...
< Đường vào “chảo lửa” đoạn qua đèo Tô Na.
Nằm lọt thỏm giữa bốn bề đồi núi, mưa nhỏ giọt, nắng hạn triền miên, vùng đất Krông Pa (tỉnh Gia Lai) từ lâu được xem là “chảo lửa”, cái “rốn hạn” của Tây nguyên.
Hồn nhiên giữa thiên nhiên
Từ phố núi Pleiku, theo quốc lộ 25 xuôi về phía nam, qua đèo Chư Sê, đổ đèo Tô Na sẽ tới “chảo lửa” Krông Pa, huyện xa nhất của tỉnh Gia Lai (lộ trình khoảng 150km). Nơi đây mỗi năm chỉ có ba tháng mưa ngay trong dịp hè, lượng mưa trung bình cả năm chỉ đạt 1.600mm, vào loại thấp nhất cả nước.
< Cảnh đẹp như tranh vẽ ở “chảo lửa”.
Những ngày cuối tháng 9, trong khi các nơi mưa dầm dề, trời ở đây nắng như lửa đốt. Dòng suối Ia MLáh vắt ngang qua thị trấn Phú Túc héo hon và khô khốc. Trên đường đi du khách có thể bắt gặp những bóng cây kơnia đứng chơ vơ bên đường. Những tán lá kơnia được kết dày đặc, vo tròn, quả thật là bóng mát quá lý tưởng cho tất thảy những ai rong ruổi trong những ngày nắng nóng Krông Pa.
Nhưng tới địa phận xã Chư Ngọc cây cối lại trù phú, cảnh vật đẹp như truyện cổ tích với mái nhà sàn, chòi canh nằm chơi vơi giữa những cánh đồng lúa xanh, vàng dài tít tắp tới những cánh rừng... Chị Mlao ở buôn Sai, xã Chư Ngọc cho biết lúa ở đây thuộc loại giống chịu hạn tốt, người nông dân dùng hai chiếc gậy chọc từng lỗ rồi tra hạt trên thửa ruộng nứt nẻ.
< Trồng lúa theo kiểu người Jrai.
Tưởng chừng cái nắng thiêu sẽ đốt cháy những hạt lúa nhỏ bé đó, nhưng sau hai tháng, một cơn mưa hiếm hoi cũng đủ làm cho những hạt lúa khát nước kia đâm chồi, vươn lên xanh tốt trên những thửa ruộng khô cằn. Thật ngưỡng mộ sức chịu đựng dẻo dai của nó.
Thấp thoáng trong màu xanh non của ruộng lúa, lũ trẻ con vai đeo gùi lỉnh kỉnh chai, lọ đi lấy nước. Lấy nước uống ở những mạch nước ngầm và nước sông Ba vốn đã là một phần tất yếu trong cuộc sống từ ngàn đời nay của đồng bào Jrai ở đây. Ngày nay, dù hầu hết các thôn, buôn của huyện đã có hệ thống nước máy, nước giếng khoan để phục vụ ăn uống và sinh hoạt nhưng với đồng bào Jrai “nước suối vẫn ngọt hơn”.
< Ở xứ khô nóng này, lấy nước cũng là một kỹ năng sinh tồn.
Du khách có thể dễ dàng bắt gặp những chàng trai, cô gái hồn nhiên tắm gội dưới suối giữa trưa hè nắng gắt hay lúc chiều muộn. Đi dọc sông Ba sẽ dễ dàng bắt gặp những khoảnh khắc cực đẹp cho ống kính: đứa trẻ đen nhẻm, miệng cười đùa để hở hàm răng trắng muốt vừa tắm mát, vừa cưỡi bò qua sông để trở về nhà.
Và đặc sản “độc”
< Cưỡi bò qua sông để về nhà.
Nói đến Krông Pa không thể không nói đến đặc sản thịt bò một nắng. Nghe đâu đàn bò ở đây hiện được coi là lớn nhất tỉnh Gia Lai. Thương lái các nơi đổ về đây cũng vì chất lượng thịt tuyệt vời của bò Krông Pa. Nghề chăn thả bò ở Krông Pa cũng khác, bò không phải xỏ mũi, cột dây hay đeo lục lạc vào cổ như ở đồng bằng Bắc bộ mà chăn thả thành từng đàn, được tự do tìm bãi.
Có lẽ chính vì phải đương đầu với cái nắng cháy da cháy thịt, lại được mặc sức chạy nhảy trên thảo nguyên và nhờ dòng nước sông Ba ngọt ngào mà miếng thịt bò một nắng ở đây có vị dai ngọt, đậm đà khác biệt.
< Hòa nhịp trong vũ điệu Tây nguyên.
Bò một nắng xuất thân là món ăn của người Jrai. Khi vào lễ hội, người dân mổ bò ăn mừng, thịt không dùng hết được phơi hoặc sấy khô để ăn dần. Cũng giản dị, chân chất như người Jrai, món bò một nắng vốn được chế biến không hề cầu kỳ nhưng nay đã trở thành đặc sản làm quà cho du khách phương xa.
Ông Nguyễn Văn Mười, chủ một cơ sở chuyên bán thịt bò một nắng ở thị trấn Phú Túc, chia sẻ: “Phải làm từ thịt đùi con bò tơ, không non cũng không già. Thịt được tẩm ướp gia vị rồi phơi nắng từ 5-6 tiếng đồng hồ sao cho miếng thịt đều hai mặt và bên trong còn tươi”.
Thưởng thức bò một nắng phải ăn với muối kiến vàng, thức chấm đặc biệt của người Jrai mới gọi là ngon.
< Cá chốt nướng.
Món cá chốt sông Ba nướng cũng là một đặc sản. Thịt cá chốt ở đây chắc, dai. Dưới chân đèo Tô Na, ngồi trong lều tranh nhỏ nhìn ra dòng sông Ba chảy xiết, nhấm nháp vị cay ngọt, đậm đà của muối kiến vàng với thịt cá chốt nướng béo ngậy, thêm một ché rượu cần sẽ thật sự là một trải nghiệm mang hơi thở Tây nguyên khó quên với lữ khách phương xa.
Xem thêm >
Theo Tiến Thảnh (Tuổi Trẻ Chủ Nhật)
Travel79.net
Đến đây xem cái nóng này có khác gì “nắng như rang” ở Phan Rang và trải nghiệm những món ăn khá độc đáo...
< Đường vào “chảo lửa” đoạn qua đèo Tô Na.
Nằm lọt thỏm giữa bốn bề đồi núi, mưa nhỏ giọt, nắng hạn triền miên, vùng đất Krông Pa (tỉnh Gia Lai) từ lâu được xem là “chảo lửa”, cái “rốn hạn” của Tây nguyên.
Hồn nhiên giữa thiên nhiên
Từ phố núi Pleiku, theo quốc lộ 25 xuôi về phía nam, qua đèo Chư Sê, đổ đèo Tô Na sẽ tới “chảo lửa” Krông Pa, huyện xa nhất của tỉnh Gia Lai (lộ trình khoảng 150km). Nơi đây mỗi năm chỉ có ba tháng mưa ngay trong dịp hè, lượng mưa trung bình cả năm chỉ đạt 1.600mm, vào loại thấp nhất cả nước.
< Cảnh đẹp như tranh vẽ ở “chảo lửa”.
Những ngày cuối tháng 9, trong khi các nơi mưa dầm dề, trời ở đây nắng như lửa đốt. Dòng suối Ia MLáh vắt ngang qua thị trấn Phú Túc héo hon và khô khốc. Trên đường đi du khách có thể bắt gặp những bóng cây kơnia đứng chơ vơ bên đường. Những tán lá kơnia được kết dày đặc, vo tròn, quả thật là bóng mát quá lý tưởng cho tất thảy những ai rong ruổi trong những ngày nắng nóng Krông Pa.
Nhưng tới địa phận xã Chư Ngọc cây cối lại trù phú, cảnh vật đẹp như truyện cổ tích với mái nhà sàn, chòi canh nằm chơi vơi giữa những cánh đồng lúa xanh, vàng dài tít tắp tới những cánh rừng... Chị Mlao ở buôn Sai, xã Chư Ngọc cho biết lúa ở đây thuộc loại giống chịu hạn tốt, người nông dân dùng hai chiếc gậy chọc từng lỗ rồi tra hạt trên thửa ruộng nứt nẻ.
< Trồng lúa theo kiểu người Jrai.
Tưởng chừng cái nắng thiêu sẽ đốt cháy những hạt lúa nhỏ bé đó, nhưng sau hai tháng, một cơn mưa hiếm hoi cũng đủ làm cho những hạt lúa khát nước kia đâm chồi, vươn lên xanh tốt trên những thửa ruộng khô cằn. Thật ngưỡng mộ sức chịu đựng dẻo dai của nó.
Thấp thoáng trong màu xanh non của ruộng lúa, lũ trẻ con vai đeo gùi lỉnh kỉnh chai, lọ đi lấy nước. Lấy nước uống ở những mạch nước ngầm và nước sông Ba vốn đã là một phần tất yếu trong cuộc sống từ ngàn đời nay của đồng bào Jrai ở đây. Ngày nay, dù hầu hết các thôn, buôn của huyện đã có hệ thống nước máy, nước giếng khoan để phục vụ ăn uống và sinh hoạt nhưng với đồng bào Jrai “nước suối vẫn ngọt hơn”.
< Ở xứ khô nóng này, lấy nước cũng là một kỹ năng sinh tồn.
Du khách có thể dễ dàng bắt gặp những chàng trai, cô gái hồn nhiên tắm gội dưới suối giữa trưa hè nắng gắt hay lúc chiều muộn. Đi dọc sông Ba sẽ dễ dàng bắt gặp những khoảnh khắc cực đẹp cho ống kính: đứa trẻ đen nhẻm, miệng cười đùa để hở hàm răng trắng muốt vừa tắm mát, vừa cưỡi bò qua sông để trở về nhà.
Và đặc sản “độc”
< Cưỡi bò qua sông để về nhà.
Nói đến Krông Pa không thể không nói đến đặc sản thịt bò một nắng. Nghe đâu đàn bò ở đây hiện được coi là lớn nhất tỉnh Gia Lai. Thương lái các nơi đổ về đây cũng vì chất lượng thịt tuyệt vời của bò Krông Pa. Nghề chăn thả bò ở Krông Pa cũng khác, bò không phải xỏ mũi, cột dây hay đeo lục lạc vào cổ như ở đồng bằng Bắc bộ mà chăn thả thành từng đàn, được tự do tìm bãi.
Có lẽ chính vì phải đương đầu với cái nắng cháy da cháy thịt, lại được mặc sức chạy nhảy trên thảo nguyên và nhờ dòng nước sông Ba ngọt ngào mà miếng thịt bò một nắng ở đây có vị dai ngọt, đậm đà khác biệt.
< Hòa nhịp trong vũ điệu Tây nguyên.
Bò một nắng xuất thân là món ăn của người Jrai. Khi vào lễ hội, người dân mổ bò ăn mừng, thịt không dùng hết được phơi hoặc sấy khô để ăn dần. Cũng giản dị, chân chất như người Jrai, món bò một nắng vốn được chế biến không hề cầu kỳ nhưng nay đã trở thành đặc sản làm quà cho du khách phương xa.
Ông Nguyễn Văn Mười, chủ một cơ sở chuyên bán thịt bò một nắng ở thị trấn Phú Túc, chia sẻ: “Phải làm từ thịt đùi con bò tơ, không non cũng không già. Thịt được tẩm ướp gia vị rồi phơi nắng từ 5-6 tiếng đồng hồ sao cho miếng thịt đều hai mặt và bên trong còn tươi”.
Thưởng thức bò một nắng phải ăn với muối kiến vàng, thức chấm đặc biệt của người Jrai mới gọi là ngon.
< Cá chốt nướng.
Món cá chốt sông Ba nướng cũng là một đặc sản. Thịt cá chốt ở đây chắc, dai. Dưới chân đèo Tô Na, ngồi trong lều tranh nhỏ nhìn ra dòng sông Ba chảy xiết, nhấm nháp vị cay ngọt, đậm đà của muối kiến vàng với thịt cá chốt nướng béo ngậy, thêm một ché rượu cần sẽ thật sự là một trải nghiệm mang hơi thở Tây nguyên khó quên với lữ khách phương xa.
Xem thêm >
Theo Tiến Thảnh (Tuổi Trẻ Chủ Nhật)
Travel79.net
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)