Người miền Tây hẳn không ai lạ với ốc gạo. Ngày nay, ốc gạo ít còn được bày bán ở lề đường quán cóc mà món ăn bình dân này lại xuất hiện tại những khu du lịch sinh thái, nhà hàng ở miền Tây. Thực khách muốn ăn ốc gạo Phú Đa đúng điệu, đúng chất, phải cất công đến xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
Từ những con ốc béo ngậy, qua bàn tay khéo léo của người dân Phú Đa, đã tạo ra những món ăn rất đỗi mộc mạc, nhưng cũng vô cùng hấp dẫn như ốc luộc, ốc hấp sữa, cháo ốc…
Chúng tôi về Phú Đa vào những ngày cuối tháng 5, cồn Phú Đa là một trong những điểm tham quan du lịch hấp dẫn của tỉnh Bến Tre nhất là vào dịp tết Đoan Ngọ hằng năm vì đây cũng chính là mùa khai thác đánh bắt ốc gạo.
Nằm giữa sông Cổ Chiên hiền hòa, và được thiên nhiên ưu đãi nước ngọt quanh năm, cồn Phú Đa thuộc xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách – Bến Tre có chiều dài hơn 3.000m, ngang 500m với những bãi đất bồi ven sông, thuận lợi cho các loài thủy sản nước ngọt tụ về sinh sống, trong đó có “ốc gạo” và người địa phương nơi đây thường quen gọi là con “ốc gạo cồn Phú Đa”.
Theo lời kể của những người luống tuổi nơi đây, Mùa ốc gạo thường bắt đầu từ tháng 4 cho đến hết tháng 8 âm lịch, nhưng để có những con ốc béo và ngon nhất thì phải vào đúng tháng 5 âm lịch.
< Gỏi ốc gạo.
Từ những con ốc béo ngậy, qua bàn tay khéo léo của người dân Phú Đa, đã tạo ra những món ăn rất đỗi mộc mạc, nhưng cũng vô cùng hấp dẫn như ốc luộc, ốc hấp sữa, cháo ốc …
Nhưng có lẽ món ăn đã làm nên “thương hiệu” ốc gạo Phú Đa lại chính là món bánh xèo nhân ốc với cổ hủ dừa ăn chung với rau đồng chấm nước mắm sả ớt băm, khi ăn thì nhai chầm chậm để thấy con ốc ngọt lịm, béo đậm trong cái hậu giòn. mà khi đã một lần thưởng thức thì thật khó có thể mà quên.
< Bánh xèo với nhân là ốc gạo.
Ở nhiều nơi trong vùng ĐBSCL cũng có ốc gạo, nhưng không có nơi nào ốc gạo lại ngon và đặc biệt như ốc gạo Phú Đa. Vỏ ốc có màu xanh xanh, ruột vàng, thịt rất trắng và vị thơm không lẫn vào đâu được.
Chẳng hiểu sao cũng cùng là ốc gạo nhưng chỉ có ốc sống ở cồn Phú Đa mới thực sự hấp dẫn người sành ăn. Có người bảo rằng, đó là do cách chế biến, có người thì nói do môi trường… nhưng ai cũng phải công nhận rằng, nếu mang ốc gạo Phú Đa nuôi ở nơi khác thì thịt không trắng, vỏ không xanh và chất lượng thịt không ngon bằng ở chính “quê hương” của nó - trên dòng Cổ Chiên.
Ai đã một lần đặt chân đến miệt Chợ Lách, thì chắc hẳn không quên được vị ngọt ngào mà những đặc sản vùng cù lao này dâng tặng.
Theo Báo Cần Thơ, nhà hàng Nón Lá
Du lịch, GO!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét