(Tiếp theo) - Ăn sáng ngon, lại giá bèo: cái 'chất' của vùng quê như vậy đó. Mà nói thật, bánh canh bình dân gần nhà mình cũng có giò heo, giá cũng 15k thôi. Thời buổi khó khăn, không muốn làm 'trùm' nhưng cũng cần tiết giảm đôi thứ xa xỉ.
< Xong buổi sáng, bọn mình lại chạy ra cái ngã 3 khi này với ý định khám phá con đường Đê Gốc Tre (vị trí ở đây).
Nhưng thôi, xong chuyện 'măm' rồi thì ta lại bàn đến chuyện khác, ít nhất cũng đề cập đôi nét về vùng đất đã qua.
An Thới Đông là một xã thuộc huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh. Xã có diện tích 10,372 km², dân số vào khoảng 12.403 người với 2.740 hộ, được tổ chức thành 6 ấp và 114 tổ dân phố.
< Ven đường đê là những ao vuông, chữ nhật, cả hình thang, hình... tá lả dành nuôi tôm.
Xã An Thới Đông ngày nay nằm về phía Tây Bắc huyện Cần Giờ ở tọa độ từ 10026” đến 10040” độ vĩ Bắc và từ 106041” đến 106056” độ kinh Đông, cách trung tâm huyện - Thị trấn Cần Thạnh chừng 26 km theo đường chim bay về hướng Đông Nam và 53 km theo đường sông Lòng Tàu, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh chừng 20 km theo đường chim bay về hướng Tây Bắc. Phía Bắc An Thới Đông giáp xã Bình Khánh, phía Nam giáp xã Lý Nhơn, phía Đông giáp sông Lòng Tàu, phía Tây giáp sông Soài Rạp (sông Nhà Bè).
< Chỉ là đường đê nhưng có tên, có bảng báo giao thông và được láng nhựa đàng hoàng, chạy rồi so sánh với những con đường đá dăm cùng bụi mịt mù ở Cần Giuộc lần trước...
Tổng diện tích đất đai tự nhiên củaAn Thới Đông là 10.714 hécta (tính luôn diện tích của các đơn vị kinh tế quốcdoanh đóng trên địa bàn xã), dân số 11.100 người (đứng thứ 2 trong huyện). Diệntích đất thực sự do xã quản lý là 5.255 hécta, trong đó đất nông nghiệp là2.400 hécta (46% diện tích); đất lâm nghiệp là 445 hécta; đất thổ cư là 129hécta; phần còn lại là diện tích sông rạch đất sình lầy chưa được khai thác.
< Ao nào đang nuôi thì có máy quay tạo bọt khí, ngược lại thì tắt đài. Ao liền ao, nhiều lắm.
Xã An Thới Đông không có núi đồi, hải đảo mà chỉ có một hệ thống sông rạch chằng chịt với 6 con sông, 21 con rạch và rất nhiều kênh mương nhỏ khác. Cụ thể là:
- Sông Soài Rạp (còn gọi là sông Nhà Bè) có đoạn chảy qua xã dài 8,5 km (nếu tính luôn đoạn ở các nông trường thì dài khoảng 13 km) với chiều rộng trung bình 1,2 km.
- Sông Lòng Tàu, đoạn chảy qua xã dài 2 km (nếu tính luôn đoạn ở các nông trường thì dài 11 km) với chiều rộng trung bình là 400 mét.
< Thi thoảng có một chái nhà lá nhưng hiếm bóng người, có lẽ nhà dùng chăm tôm hay canh tôm khi vào mùa. Đến khúc này cứ tưởng là hết đường, thật ra chỉ là một khúc cua...
Trước chuyến lang bạc ni, bọn mình không hề xem trước hay ghi chép đường đi nươc bước gì. chỉ biết là có đường vào Lý Nhơn, còn ra hình như có đường ven sông, vậy nên đi chỉ là mò mẫm.
- Sông Giàng Xây có đoạn chảy qua xã dài 5 km; sông Vàm Sát với đoạn chảy qua xã dài 2 km; sông Long Giang Xây có đoạn chảy qua xã là 2,5 km.
- Sông Dinh Bà, đoạn chảy qua xã dài 6 km, bắt nguồn từ ngả ba Dinh Bà chảy vào sông Lòng Tàu.
< Tưởng hết đường nhưng thật ra, đường Đê Gốc Tre còn dài mút chỉ! Mà tại sao lại là 'gốc tre' hỉ? Chắc hồi xửa hồi xưa, ngoài kia có cụm gốc tre bự. Giờ đây, gốc tre không thấy mà mình chỉ thấy ít cái mả xây thật đẹp ở nhánh vào.
21 con rạch chảy trong xã gồm có:
- Rạch Lá đổ ra sông Nhà Bè, đoạn chảy trong xã dài 9,6 km, bắt nguồn từ các rạch nhỏ ấp An Nghĩa và rạch Bồng Bộng.
- Rạch Lá Bé bắt nguồn từ khu vực nông trường quận 10 đổ vào sông Vàm Sác với đoạn chảy qua xã dài 2,5 km.
< Nuôi tôm sao có cụm cây bụi này cà? Hóa ra ao nuôi cá giống, bụi tạo bóng mát. Hồi sau mới thấy đa phần các ao tôm điều được phủ bạt nền chống thấm, chống cả 'ngoại xâm'.
- Rạch Ba Dòng bắt nguồn từ khu vực nông trường Tân Bình đổ ra sông Vàm Sác có đoạn chảy qua xã dài 6,4 km. - Sông Lò Rèn bắt nguồn từ ngã ba Dinh Bà, chảy qua xã chừng 3,7km rồi đổ vào sông Vàm Sác.
- Rạch Thằng Thọ bắt nguồn từ khu vực nông trường Tân Bình chảy qua xã 2,4 km rồi đổ vào Rạch Lôi Giang.
< Bổng nhiên, mình gặp cái cổng vàng vàng đo đỏ ni: cổng vào Miếu Bà Thủy Long (vị trí).
Văn hóa thờ Mẫu có từ ngàn xưa và người dân thờ Thuỷ Long Cung Thần Nữ, cũng là biểu tượng của sự sống nơi miền đất sông nước, ảnh hưởng nhiều nhất là ở miệt Cà Mau. Vậy nhưng tại nơi đây cũng có miếu Bà, tuyệt thật đó.
Mình sẽ có bài viết khác về tục thờ Bà Thủy Long, cũng chính là mẹ nước, mẹ đất đã có từ nhiều trăm năm qua.
< Miếu Bà sâu phía trong, mình không vào vì thời gian chuyến đi cũng khá eo hẹp (đóng cửa tiệm... đi chơi mà), vậy nên cứ chạy thẳng theo đường đê một hồi thì gặp chiếc cầu nhỏ (vị trí).
- Rạch Lôi Giang cũng bắt nguồn từ ngã ba Dinh Bà đổ vào sông Vàm Sát sau khi chảy 9,5 km qua xã.
- Rạch Chà Là bắt tiếp của rạch Lá Bé đổ vào rạch Lò Rèn, đoạn chảy qua xã dài 2,2 km.
- Rạch Kho Mắm bắt nguồn từ khu vực ấp An Bình, chảy trong xã một đoạn dài 10 km rồi đổ vào sông Lòng Tàu.
- Rạch Hốc Hoả cũng bắt nguồn từ khu vực ấp An Bình, chảy trong xã 2 km rồi đổ ra sông Nhà Bè.
< Qua cầu lại gặp ngã 3, lúc này cũng chả biết đi hướng nào nên quẹo phải cầu âu.
Đường ven biển, đường núi đèo đều là thắng cảnh đẹp. Vậy nhưng đường đê quanh co giữa miệt sông nước cũng có cái độc đáo rất riêng như bạn thấy đó.
- Rạch Giông bắt nguồn từ ấp An Bình, An Hoà, qua xã 1,2 km rồi cũng chảy vào sông Nhà Bè.
- Rạch Mỏ Cộ cũng bắt nguồn từ ấp An Bình và chảy ra sông Nhà Bè sau khi qua 1,1 km trong xã.
- Rạch Đồn bắt nguồn từ khu vực ấp An Nghĩa, qua 2,2 km trong xã rồi đổ ra sông Lòng Tàu.
- Rạch (Tắc) Tây Đen dài 1 km chảy trong xã.
< Vượt một góc ngoặc, nhìn phía trước thấy bóng xe vọt ngang ven những lùm cây. Lúc này có một chú nông dân đi ngược lại, mình vội hỏi chú đường Lý Nhơn, quả đúng là hướng trước mặt, chỉ còn trăm thước thôi.
- Rạch Đôi dài 2,4 km chảy trong xã.
- Rạch Ba Gậy dài 2 km chảy trong xã.
- Rạch Phong Thơ dài 1,5 km chảy trong xã.
- Rạch Mương Bồng dài 4,9 km chảy qua xã.
- Rạch Kinh Ngay dài 1,1 km chảy qua xã.
< Đây là bảng tên ngay góc đường: Đê Gốc Tre - Lý Nhơn. Mình tạm gọi là nhánh dưới, nhánh ra vì hồi nãy bọn mình vào nhánh trên.
Nếu không ra nhánh này, có lẽ mình sẽ lạc trong cái mê cung đường đê khi nãy vì ngoài 2 nhánh ra này sẽ không còn nhánh nào khác nối vào Lý Nhơn.
- Rạch Bầu Thơ dài 1,5 km chảy trong xã.
- Rạch Bà Tùng dài 1,3 km chảy trong xã.
- Rạch Nốp dài 2 km chảy trong xã.
Ngoài ra còn phải kể tới Kinh Bà Tổng dài 1,1 km chảy trong xã; Tắc Ông Nghĩa dài 10 km chảy trong xã...
< Rời đường đê, bọn mình theo đường Lý Nhơn đi... Lý Nhơn. Nói rõ hơn là đến trung tâm xã Lý Nhơn vì hiện tại, bọn mình cũng đang trong địa phận Lý Nhơn rồi mà.
Khí hậu
An Thới Đông là xã có khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa, Cao độ quan trắc 175m. Nhiệtđộ trung bình hàng năm ở khu vực này là 25 độ 8. Nhiệt độ cao nhất là 27 độ 4vào tháng 4 và tháng 5, song gần đây có xu hướng tăng cao hơn. Nhiệt độ thấpnhất là 24 độ 2 vào khoảng tháng 12 và tháng 1.
< Những ao tôm nằm xếp lớp hai bên đường, ao nào đang nuôi thì có những cánh quạt quay tít thò lò.
Ẩm độ trung bình cả năm là 85,2%; thấp nhất là 81,7% vào tháng 7; cao nhất là 89,7% vào tháng 8 và tháng9. Lượng mưa trung bình cả năm là 1.356,5 mm. Mưa tập trung trong 6 tháng. Mùamưa bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến tháng 11, cao điểm vào khoảng tháng 9 và 10. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, mưa rất ít, cao điểm khô nhất vào khoảng tháng1 và tháng 2. Gió nơi đây cũng có hai luồng chính: Gió Đông Nam thổi vào mùa mưa từ tháng 5 đếntháng 10; gió Đông Bắc thổi vào mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4.
< Tiếng máy xe nổ đều đều, đường vắng teo; lâu lâu mới thấy một hai người. Lúc này đã 7h40, lối quanh co, ngoằn ngoèo đến khi mình vượt qua một nhánh rẽ nhỏ có bảng ghi 'KDL Vàm Sát'. Vào không? Thôi không vào, cái gì 'phải mua vé' thì hổng... thoải mái, ha ha...
Về con người
Năm 1970 dân số An Thới Đông mới chỉ có hơn 3.000 người; sau giải phóng con số ấy chừng trên dưới 4.500 người; năm 1984 là 6.843 người, mật độ dân cư là 13 người/km2; cuối năm 1991 là gần 10 ngàn người và năm 2005 là 2.740 hộ với 12.403 người, trong đó nam có 6.076 người, nữ có 6.327 người; số người trong độ tuổi lao động là 7.237 người. Dân An Thới Đông cư trú ở 6 ấp: An Hoà, An Bình, An Nghĩa, An Đông, Rạch Lá, Doi lầu.
< Rồi mình gặp con đường lớn hơn Lý Nhơn cắt ngang. Xủ quẻ xem quẹo trái hay phải nào?
Thôi thì cứ rẽ phải, tý nữa ta tính lối trái sau (về mới biết vị trí ở đây).
Ngoài dân tộc Kinh là chủ yếu, sống ở An Thới Đông còn có vài hộ người Hoa và người Khơme. Về mặt tôn giáo, có ba tôn giáo chính là Công giáo (342 người); Đạo Cao Đài (513 người) và Đạo Phật (494 người, tu tại gia). Ngoài ra còn có 58 người theo đạo Tin lành.
< Trung tâm xã Lý Nhơn? Có lẽ là vậy vì nhiều cơ quan hành chính của xã, trường, trạm y tế... đều đặt ở đây.
Hai bên đường lô nhô nhà cửa, vậy nhưng cây xanh mình thấy còn nhiều hơn cả nhà dân - vùng đất xanh!
Về kinh tế
An Thới Đông có rừng, có ruộng, có sông rạch bủa giăng nên có thể phát triển nhiều ngành nghề. Trước kia đã từng là nơi cung cấp củi đốt cho Sài Gòn, nay thì cung cấp lúa gạo cho các xã của Cần Giờ; cung cấp tôm cá, thực phẩm thủy hải sản cho tiêu dùng và xuất khẩu.
< Chạy thêm một đỗi, thấy cái hàng rào dài thật dài bên phải. Công viên à?
Cơ cấu ngành nghề của An Thới Đông: công nghiệp là 0,1%; ngư nghiệp là 57,84%; thương mại dịch vụ là 12,78%; các ngành nghề khác là 29,28%. Tỷ lệ lao động trên dân số là 58,34%. Tỷ lệ thất nghiệp là 0,74%.
< Hóa ra không phải công viên mà là đình thần, bên cạnh có khu tưởng nhớ Liệt sĩ.
Tổng thu nhập bình quân đầu người của An Thới Đông năm 2005 là 6 triệu đồng /người/năm. Ngành nghề chính là nuôi tôm sú và dịch vụ thương mại. Toàn xã có 2 cơ sở sản xuất nước đá; 18 điểm sửa chữa cơ khí; 14 trại thuần dưỡng tôm giống và 68 cơ sở bán thức ăn và thuốc trị bệnh cho tôm.
Phương tiện vận tải đường thủy loại từ 5 tấn trở lên có 48 tàu, thuyền với khả năng huy động là 100%. Đường bộ có 17 xe chở khách, vận tải, xe chuyên dùng với khả năng huy động 100%.
< Trên lề đường, mép ngoài cùng của đình có bộ ghế đá sạch sẽ. A ha, đây là chỗ dành cho các phượt ngự lãm đây!
Về văn hóa – xã hội
Là nơi tiếp giáp với biển Đông và các tỉnh Nam Bộ, cũng như Cần Giờ, An Thới Đông là nơi đặt chân khá sớm của người Việt ở phương Nam, là nơi hội tụ nhiều giá trị văn hóa tinh thần của nhiều nguồn, nhiều địa phương khác nhau cho nên An Thới Đông cũng là nơi lưu giữ nhiều loại hình văn hóa dân gian, nhất là trong thời kỳ kháng chiến.
< Một chú chạy xe đạp ngang, nửa kia chụp chú một pô khi chú cười cười...
Về y tế - giáo dục
An Thới Đông hiện có 1 trạm y tế xã, 3 điểm y tế ấp; có 1 trường mẫu giáo; 3 trường tiểu học; 2 trường THCS - Tất cả đều rất khang trang. Đây là những thay đổi bất ngờ nếu bạn biết rằng chỉ tầm khoảng mười năm trước xã còn là địa phương rất nghèo, tỉ lệ trẻ em bỏ học không dưới 30%, 50% hộ dân ngày ấy không có điện, nước sử dụng là nước mưa, thậm chí cả nước sông.
< Trong khi đó, mình chuẩn bị máy ảnh xâm nhập đình. Do đường có lẽ vừa được nâng cấp, cũng là nâng cao nên vào đình phải theo các bậc cấp đi xuống chứ hổng đi lên.
'Tới đây xứ sở lạ lùng, chim kêu phải sợ, cá rùng cũng ghê...' là ca dao dân Cần Giờ ngày ấy. Hiện nay thì hoàn toàn khác rồi, Lý Nhơn ngày nay đã thoát khỏi danh sách xã nghèo, ấy cũng do địa phương năng động, do người dân cần cù chí thú làm ăn.
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6
Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét