(DVO) - Trước mắt chúng tôi, Công Dồn (làng ngừi) như dải lụa mềm vắt lưng chừng núi, tựa lưng vào ngọn núi Coong Chang như sự chở che, bao bọc cho làng bình yên giữa mây ngàn gió sớm, bên con suối Ring.
< Làng Công Dồn nép mình dưới chân núi Coong Chang, một nơi còn giữ nguyên những giá trị văn hóa của người Cơtu cần được khám phá.
Những ngày đầu Xuân, với chiếc xe máy chúng tôi hành trình từ Bến Giằng vượt trên cung đường 14 D để về vùng biên, đi chừng 67 km gặp ngã tư Chà Val thuộc xã Chà Val (trung tâm cụm xã vùng cao huyện Nam Giang).
< Bến nước, luôn được người Cơtu Công Dồn gìn giữ như báu vật của làng.
Rẽ phải là con đường nhựa phẳng lì chạy về hướng Tây Bắc khoảng 12 km, vượt nhiều đoạn dốc hiểm trở lúc ngang dọc qua những triền rẫy lúa, nương ngô như níu bước chân người đi, lãng vãn bắt gặp những cô gái thôn nữ Cơtu trên vai gùi đầy măng đi về góc khuất bản.
Làng Công Dồn, nay thuộc xã Zuôih, huyện Nam Giang(Quảng Nam) cách thành phố Tam Kỳ (tỉnh lỵ Quảng Nam) khoảng 198 km và cách Đà Nẵng khoảng 176 km về phía Tây Bắc, có thể đến đây bằng phương tiện xe máy và ô tô.
< Trồng bông và dệt vải thổ cẩm không những nét đẹp văn hóa mà còn giúp nhiều người dân Công Dồn cải thiện đời sống.
Trước mắt chúng tôi, Công Dồn như dải lụa mềm vắt lưng chừng núi, tựa lưng vào ngọn núi Coong Chang như sự chở che, bao bọc cho làng bình yên giữa mây ngàn gió sớm, bên con suối Ring. Tất cả khó khăn sẽ tan biến khi bạn đang đứng trước làng trong góc mây chiều, được tận mắt thấy nhịp sống bình lặng của đồng bào Cơtu cứ êm đềm trôi qua...
Trong nắng sớm, lang thang để được say sưa ngắm nghía bàn tay thoăn thoắt của những Mế, các chị em bên khung dệt, hay được hoà cùng nhịp bởi tiếng chày giã gạo bằng tay từ tay chày nhịp nhàng của phụ nữ Cơtu với những âm thanh quen thuộc tạo nên những hạt gạo trắng ngần.
< Gươl và lễ hội, là hình ảnh luôn được người Cơtu Công Dồn gìn giữ như trái tim của làng.
Về đêm, ở Công Dồn thật yên tĩnh, có lẽ cuộc sống ở đây chỉ thấy qua chiếc bóng điện của một số hộ trong thôn được lấy từ việc khai thác thủy điện nhỏ dưới suối quanh làng, còn đa phần là đốt củi ở bếp.
< Khai thác rượu Tà vạt, một thức uống không thể thiếu đối với người Cơtu Công Dồn.
Ngồi bên bếp nhà sàn hít hà hương vị trong cái lạnh buốt, uống cốc rượu tà vạt khai nồng là cảm nhận phần nào không gian sơn cước bạt ngàn. Bất chợp lại nghe tiếng nước chảy phát ra từ mạch nguồn của con suối Rinh.
Đến Gươl, hòa mình vào vũ điệu cồng chiêng, được nghe lối nói lý đầy chí tình của đồng bào, bạn còn thưởng thức cung bậc phát ra từ cây đàn Abel như quyện vào nhau khi trầm khi bỗng hoà vào vách núi, băng qua dòng suối lúc thì nhẹ như tiếng lá rừng rơi, lúc thì khoan thai như đưa những mối tình trai gái Cơtu qua những lần đi sim để rồi nên duyên chồng vợ.
< Ông Bh’ling Hạnh cùng vợ đang chơi đàn Abel-một loại nhạc cụ truyền thống luôn được người Cơtu thôn Công Dồn bảo tồn và gìn giữ gần như nguyên vẹn.
Trải qua bao đời nay mà vẽ đẹp hoang sơ của làng Công Dồn nằm dưới chân núi Coong Chang vẫn còn đó giữa đại ngàn của Trường Sơn sẽ giúp những ai chưa có dịp đến để khám phá thêm những giá trị văn hóa Cơtu nơi đây.
Theo Nguyễn Văn Sơn (báo Dân Việt)
Travel79.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét