Từ ngày xưa, tàu thuyền từ các tỉnh miền Tây đi Sài Gòn - Chợ Lớn đều phải vòng qua bán đảo Long Hựu, vừa xa vừa dễ bị nhấn chìm vì sóng to gió lớn từ biển Đông ùa vào. Cách nay 130 năm, kinh Nước Mặn được đào (dài 1,9km) góp phần hoàn chỉnh tuyến đường thủy: sông Rạch Cát - kinh Nước Mặn - sông Vàm Cỏ - sông Tra - kinh Chợ Gạo - sông Tiền - sông Cần Giuộc; giúp rút ngắn lộ trình, vừa an toàn cho tàu thuyền qua lại nhưng cũng tách bán đảo Long Hựu thành cù lao.
< Mấy đứa nhỏ cấp tiểu học vừa tan trường, vừa đi vừa tán chuyện tíu tít.
Chợ Kinh ở cù lao Long Hựu nằm giáp mé nước, nên tàu thuyền qua lại thường ghé vào cho khách mua sắm hàng hóa, trao đổi nông, thủy sản và ăn uống, tạo cảnh trên bến dưới thuyền tấp nập. Ngày nay, nơi đây là một thị tứ khá sầm uất với bến tàu, xà lan.
< Đường vẫn thẳng tắp, dài mãi khiến mình cắm cúi chạy. Bổng nhiên nhìn thấy cặp nóc chuông tít phía xa... trông giống như nhà thờ.
Cách chợ Kinh hơn một cây số có nhà trăm cột - kiểu nhà rường Huế - do ông Trần Văn Hoa, một thương nhân giàu có, từng làm hương sư làng Long Hựu và thành viên hội đồng quản hạt Chợ Lớn đầu tư xây dựng. Nhà này mình đã đề cập sơ qua ở phần trước rồi, trong Dulichgo cũng có bài riêng tường tận về di tích lịch sử - văn hóa này - mình sẽ không đề cập nữa.
< Đến nơi thì mới nhận ra đây là một nhà thờ Cao Đài: Đàn Chiếu Minh - Giác Minh Đàn. Đạo Cao Đài phát triển mạnh tại vùng này và nhiều vùng phía Tây Nam.
Mình dựng xe phía ngoài rồi vào trong...
Rời nhà trăm cột, nếu đi về phía con lạch nhỏ Rạch Cát sẽ gặp đồn Rạch Cát: một pháo đài do thực dân Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ XX. Đây là một di tích về đồn lũy rất kiên cố, chiều dài 300m, chiều ngang 100m, được xem là lớn nhất nhì ở Việt Nam.
< Hai tháp chuông cao vút, kiến trúc kiểu Nam bộ VN.
Đồn Rạch Cát được xây dựng trong 7 năm (từ 1903 - 1910) nhằm đón đầu thế chiến thứ nhất (1914 - 1918). Lưu ý là thuở 100 năm về trước chưa từng có tàu ngầm, còn máy bay thì mới phát minh - vẫn còn bay thấp lè tè, vậy nên trọng pháo là loại vũ khí chiến lược.
< Tháp cao nằm giữa những chòm cây xanh mát rượi giấc trưa hè.
Do Pháp sợ tàu chiến của các nước khác (Anh, Đức, Hà Lan…) từ Vũng Tàu tiến vào Sài Gòn theo sông Soài Rạp nên đã lập một trận địa pháo ở ngay vị trí chiến lược: nơi 2 con sông Vàm Cỏ và Rạch Cát cùng đổ ra sông Soài Rạp. Với tầm bắn trên 20 km của các khẩu pháo, từ vị trí này sẽ khống chế một vùng rộng lớn từ cửa biển Cần Giờ tới Nhà Bè, sát Sài Gòn và cả vùng Gò Công.
< Bình diện ngang.
Đồn Rạch Cát có hình cung đối xứng, chiều dài khoảng 300m, chiều ngang 100m. Mặt tường bố trí 100 lỗ châu mai hình vuông. Trên cổng đồn vẫn còn có thể đọc được dòng chữ “Ouvreges du Rach Cat 1910”.
Đồn có hai phần: phần ngầm 3 tầng dưới mặt đất, phần nổi 2 tầng và nóc pháo đài. Trên nóc, ở điểm cao nhất nhô lên một khẩu trọng pháo 105mm, các điểm thấp hơn thì đặt các ụ pháo bằng thép hoặc bằng bê tông cốt thép rất dày; những lô cốt, ổ súng máy, lối đi ngóc ngách gấp khúc vào các phòng tránh đạn đều bằng bê tông cốt thép, bề dày các bức tường và vách ngăn từ 60 đến100cm nên các tầng hầm lúc nào cũng mát lạnh, mức độ kiên cố của các bức tường đủ sức chịu đựng các loại bom đạn thời đó.
< Chuyển HDR vài kiểu.
Hỏa lực chính của đồn là 2 tháp pháo ở hai đầu cánh. Mỗi tháp pháo có đường kính 6m, đặt song song 2 khẩu cà nông 240 mm. Đây là loại pháo hạm do Pháp sản xuất đặt trên tàu chiến, sau đó được điều chỉnh lại để bố trí ở các pháo đài. Mỗi khẩu pháo nặng 140 tấn, đạn nặng 162 kg, tầm bắn xa nhất là 22,7 km. Tháp pháo kiểu Schneider bằng thép dày, có thể quay vòng tròn để bắn ra mọi hướng.
< 'Nửa kia' ở ngoài thì chụp cái ni: đàn trâu đang nhởn nhơ măm gốc rạ...
Phía trên nóc tháp pháo còn nhô lên một ụ nhỏ hình mu rùa để quan sát và chỉnh pháo. Nếu các loại pháo bộ binh hiện đại khi bắn còn phải móc 2 càng sắt ở phía sau của khẩu pháo vào đất để chịu sức giật khi bắn, thì với các ụ pháo này, ta đủ biết độ chắc chắn, kiên cố của nóc đồn như thế nào.
< Còn trong này mình cũng bấm tá lả.
Cạnh thang lên sảnh chính là một ao sen hình tròn.
Đến nay, dù đã hơn trăm năm nhưng các tháp pháo ở đồn Rạch Cát vẫn rất vững chắc, đặc biệt là không bị han gỉ. Tiếc là, các khẩu pháo đã bị gỡ đi, chỉ còn lại hai lỗ trống hoác hình bầu dục trên thân tháp pháo.
< Không lễ nên cửa chính đóng kín, thôi tham quan sơ sịa phía ngoài vậy. Tiếng trầm trầm như đang đạo giảng ở phía dãy nhà sau. Xâm nhập vào đó chăng? Thôi, kẻ ngoại đạo chỉ ham lượt phượt thật không dám phiền ạ...
< Vậy nên mình lẳng lặng trở ra...
Ngoài hỏa lực chính ở hai tháp pháo trên, đồn Rạch Cát còn được trang bị 6 khẩu pháo phòng không 75 mm (sản xuất năm 1897) và 4 khẩu pháo 95 mm (1888). Việc xây dựng pháo đài này ngốn hết 7 tỉ franc thời đó (hơn nhiều so với 2 tỉ franc - tiền Pháp, cho việc xây dựng Nhà hát Lớn Hà Nội).
< 'Nửa kia' vẫn ở ngoài, bên cái cô nàng Win.
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc mà khu vực trấn giữ của đồn Rạch Cát vẫn vô sự nên lính Pháp chở 4 khẩu trọng pháo 240 mm đi chi viện cho chiến trường khác, chỉ để lại các loại pháo nhỏ…
Đến Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1938 - 1945), trước nguy cơ phát xít Nhật chiếm đóng Đông Dương, Pháp sửa sang lại đồn Rạch Cát và xây thêm 2 mâm pháo lộ thiên ở hai đầu hồi để đặt 2 khẩu pháo 138 mm (sản xuất năm 1924 và 1927), mỗi khẩu nặng 5,5 tấn. Đến nay 2 khẩu pháo này vẫn còn nằm đó nhưng không còn sử dụng được.
< Chụp cánh đồng lúa một phát rồi đi. Á lộn, đồng rạ chứ - lúa gặt hết rồi!
Tháng 3.1945, Nhật đảo chính Pháp, chiếm đồn và chở đi những khẩu pháo 75 mm. Đến tháng 8 năm ấy, Nhật đầu hàng đồng minh, đồn Rạch Cát lọt vào tay cách mạng nhưng chỉ giữ được 3 tháng rồi rút đi khi quân Anh hỗ trợ cho Pháp tái chiếm đồn. Từ đó cho đến tháng 4.1975, quân đội Sài Gòn và lính Mỹ thay nhau trấn giữ đồn này. Sau ngày giải phóng, đã có khoảng 10 bộ phim mượn đồn Rạch Cát để quay những cảnh pháo đài cổ, bởi toàn miền Nam không có pháo đài nào sánh được với đồn Rạch Cát về mức độ hoành tráng, cổ xưa và thơ mộng này…
< Mình đạp máy, tiếp tục đi. Điểm chính khi đến cù lao Long Hựu trong chuyến đi là đồn Rạch Cát.
Cậu bé ni lơn tơn trên đường đi về từ trường. Gọi, cậu nhìn rồi quay đi - cái túi đựng tập sách ngoắc ra sau lưng để... che mặt khi hai 'kẻ lạ' ráng chộp!
< Hết đường thẳng thì gặp cái ngã ba: bên trái là nhánh ra bến đò, hình như từ đó có đường mòn dẫn ngược về chợ.
Hiện nay, xung quanh đồn còn nhiều phế tích của lô cốt. Mặt tiền đồn giáp sông Rạch Cát kéo dài đến sông Vàm Cỏ là dải rừng phòng hộ gồm các giống cây ngập nước lâu năm tạo thành một vùng sinh thái rừng ngập mặn. Đứng trên nóc pháo đài nhìn ra sông nước mênh mang, thấp thoáng phía xa là những chuyến tàu đò ngược xuôi Gò Công, Cần Giờ.
Chạy qua các lùm cây thì rõ là đồn thật: Một cây cầu bê tông dài tầm mươi mét vắt ngang con rạch nhỏ, giữa có cây gác chắn ngang.
Lại ngược dòng thời gian về quá khứ, từ cuối thế kỷ XVIII: Đỗ Thành Nhơn, viên tướng của Nguyễn Ánh, đã mở xưởng đóng thuyền lớn bên bờ sông Vàm Cỏ. Theo sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức thì “Xưởng dùng gỗ sao để đóng thuyền thủy sư, làm bánh lái dài để đi theo đường biển, bánh lái tròn để đi đường sông, gọi là thuyền hai lái”.
< Trạm gác được một chú bộ đội trẻ trấn giữ, đang tán chuyện với một cô gái.
Thấy bọn mình dừng xe trước cổng, chú này bước chân ra tiếp. Mình trình bày là khách Sàigòn muốn vào tham quan... bu lu ba la...
Chú từ tốn: Cô chú thông cảm, hiện nay cấp trên đã có lệnh đóng cửa đồn Rạch Cát nên không thể vào được nữa, ngay cả các đoàn từ Cà Mau, An Giang đến đây cũng không vào được ạ.
< Vậy là công cốc, cày cựa lưng tưng từ Sàigòn xuống đây rồi buộc phải pó chân, hi hi...
Ảnh toàn cảnh hiếm hoi về đồn Rạch Cát, còn tường tận hơn thì bạn có thể xem bài này >.
Đến đầu thế kỷ XX, người Pháp đã mở hãng đóng và sửa chữa tàu ở kế chợ Kinh Nước Mặn, rồi người dân trên cù lao cũng mở các trại đóng ghe lớn ở hai bên bờ kinh Nước Mặn và sông Rạch Cát. Nhiều trại ghe nổi tiếng thời đó như Hiệp Phát, Hiệp Lợi... vẫn còn truyền tụng tới bây giờ.
< Riêng bọn mình, không vào được dĩ nhiên là phải trở ra.
Tiếng loáng thoáng từ trong kia có vẻ như của một sếp hỏi anh lính trẻ 'Gì đó?' - 'Dạ khách tham quan'. Thoáng hy vọng... rồi chợt tắt vì không có gì tiếp diễn sau đấy. Bèn goodbye...
< Con Rạch Cát là thế này đây. Vị trí trên bản đồ của đồn ở đây.
Sau này, trên đường về thì mình lại được nghe kể về ít điều bí mật có thể liên quan đến việc không cho tham quan đồn, chả biết thực hư thế nào...
Nhưng đó là hồi sau.
< Từ chỗ ni có thể nhìn thấy tháp chuông của nhà thờ Cao Đài mà hồi nãy bọn mình ghé lại.
Ngày nay, từ khi quốc lộ 50 được nâng cấp và xây dựng, cầu Kinh Nước Mặn qua cù lao Long Hựu, đã có nhiều doanh nghiệp ở TP.Hồ Chí Minh đến lập dự án đầu tư, như Công ty CARIC với dự án cụm công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, cảng và kho bãi, diện tích 600ha; Tập đoàn Tân Tạo với dự án nhà máy nhiệt điện, diện tích 250ha... đã được UBND tỉnh Long An chấp thuận.
< Trở xe chạy ra trên con đường dài ngoẳng. Cậu bé hồi nãy bây giờ đã đi trên con đường nhỏ giữa cánh đồng, chắc sắp đến nhà rồi.
Một số nhà đầu tư khác thì nhắm vào lĩnh vực du lịch, như Công ty cổ phần An Cư đã khảo sát sông nước cù lao Long Hựu để đầu tư khai thác tiềm năng du lịch văn hóa - sinh thái. Cù lao Long Hựu nằm trên trục giao thông thủy từ Sài Gòn - Chợ Lớn đi các tỉnh miền Tây và thông thương đường thủy với Cần Giờ là hai điểm du lịch quan trọng của TP.Hồ Chí Minh, nên việc kết hợp với Long Hựu thành cụm du lịch văn hóa - sinh thái là rất lý tưởng.
< Khúc cua hiếm hoi trên con đường thẳng băng...
Trở về đường cũ à? Chỉ tạm khoảng này, đến khi qua khỏi Kênh Nước Mặn, ta sẽ đi 'đường lạ'.
< Waoo, một mảnh vường trồng thanh long! Cứ ngỡ loài cây này chỉ có ở Bình Thuận.
Giờ đây, tại cù lao có đình Chánh Long Hựu thờ thần, có Đàn Chiếu Minh là chùa Cao Đài, có Thành Thất Cao Đài, có nhà thờ Long Hựu, có nhà thờ Tin Lành, có chùa Ông Út... chứng tỏ đời sống tâm linh phát triển tốt. Tuy nhiên, đường giao thông trên cù lao còn khá kém như các bạn thấy dù mình nghĩ rằng điều ấy cũng không ngăn cản được bước chân đi.
< Nắng gắt nhưng không quá nóng, đường vắng teo - lúc ni chỉ mới 9h30 sáng mồng 7 tết.
Đến cù lao Long Hựu, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhà trăm cột với kiến trúc nhà rường, nhà xuyên trình độc đáo, các chi tiết chạm khắc gỗ và đồ gỗ trang trí nội thất từ bàn thờ, bộ trường kỷ, bàn ghế, tủ giường... có niên đại hơn thế kỷ vẫn còn nguyên vẹn. Đáng tiếc là đồn Rạch Cát lúc này tạm ngưng cho khách tham quan, có lẽ đích đến trên sẽ phải chờ thêm một thời gian nữa.
< Trên đồng rạ cũng không bóng người, chỉ có tiếng chiếc xe chạy rè rè trên đất đá lạo xạo...
May mắn là cù lao Long Hựu có nhiều đình, chùa cổ mang dấu ấn thời khẩn hoang và có nhiều món ăn đặc sản biển... nên vẫn có thể gọi đây là một vùng sông nước nên thơ và hữu tình nếu bạn không e ngại chuyện đường xấu.
< Rồi chợt thấy mấy nhóm học sinh xuất hiện, cấp trung học đây - ta trường buổi học đầu năm.
< Một trong số nhiều đoạn đường có 'sóng ngang'. Chạy xe các đoạn này lưng tưng cả người, mọi thứ gì có trên 'nàng Win' đều phát âm lọc cọc, he he...
< Đến đoạn chân cầu Kênh Nước Mặn, cấp lớn hơn tan trường đặc keng.
< Bọn mình qua cầu, rời cù lao Long Hựu - tạm biệt hòn đảo có bề dày truyền thống.
< Chạy hết đường dẫn vào cầu thì đã trở ra ngã 3 đường đất: quẹo phải là trở về y chang như hồi đến à?
Vị trí nơi này tại đây >
< 'Điều lệnh' Phượt không khuyến khích lặp lại những đoạn đường đã vượt qua. Vậy thì bọn mình rẽ trái (tính từ dốc cầu xuống) để chạy nhánh lạ, chạy đường ven sông - lối chui gầm cầu.
Mấy ai biết trước được đoạn kinh dị này cũng chính là con lộ 'trở về cát bụi' đâu nhỉ?
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6
Travel79.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét