(Tiếp theo) - Ở Sài Gòn náo nhiệt này việc tìm một không gian yên tĩnh vừa để tham quan du lịch vừa tìm về tâm linh Phật Giáo không phải dễ. Thế nhưng ở quận 9 TP.HCM lại có một ngôi chùa giúp cho du khách vừa tham quan ngắm cảnh vừa tìm cho mình sự thanh tịnh của tâm linh: đó là chùa Bửu Long.
< Rời chốn suối nhưng hổng phải suối, bọn mình hướng về đường Nguyễn Xiển trên con lộ 11.
Chùa Bửu Long có kiến trúc vừa hoành tráng hiện đại vừa biểu hiện nét cổ kính nhất của nền văn minh Suvannabhumi cổ đại trong vùng Đông Nam Á. Chùa có tên chính thức Thiền viện Tổ Đình Bửu Long tọa lạc trong khuôn viên rộng 14 ha trên ngọn đồi phía Tây ngạn sông Đồng Nai tại số 81 đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.
< Cuối đường, sau khi vượt một đoạn song song những hai đường 11 thì mình chạm ngã 3 Nguyễn Xiển: Queọ trái hướng về chùa Bửu Long, còn rẽ phải thì đi cù lao Bà Sang, trên đó có chùa Phước Long. Rẽ trái vậy!
Thiền viện do cư sĩ Võ Hà Thuật thành lập năm 1942, sau khi đã quy y và thọ pháp với Thiền sư Hộ Tông. Mục đích của ông là lập đạo tràng này để thỉnh Ngài về truyền pháp cho nhóm bạn bè đồng đạo của mình cùng nhau sách tấn tu tập.
< Chạy mãi đến một ngã 3 không tên, mình quẹo trái vào đó (vị trí ở đây) cốt ý chụp cái này: đỉnh tháp của chùa Bửu Long.
Ai đâu biết rằng con đường không tên ni lại chính là đường thông ra khuôn viên dự án Depot Long Bình mà khi nãy mình đã chạy qua, lại rất gần!
Thuở ban đầu, đây chỉ là một tịnh thất nhỏ để hành đạo trên một ngọn đồi ở Long Bình, Thủ Ðức, chu vi khoảng hơn mười bốn mẫu tây.
< Chụp xong rồi ra, chạy thêm một đoạn ngắn nữa là thấy nhánh rẽ vào chùa Bửu Long (vị trí).
Gởi xe trong bãi (tùy hỉ) rồi bọn mình bước ngang khoảng sân rộng lên chùa.
Về sau, ông hiến cúng thiền thất và toàn bộ khu đất cho Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam để thành lập chùa và đào tạo Chư Tăng. Lúc đó, Hòa thượng Hộ Tông đương kim là Tăng thống của Giáo hội và là thầy tổ của ông nên Hòa thượng đại diện Tăng già tiếp nhận.
< Những bậc thang trước rồi lại những bậc thang sau: chùa nằm trên một quả đồi thấp mà.
Hai bên thang có rồng chầu.
Rằm tháng giêng nên khá đông người, muốn có bức ảnh tương đối ưng ý thì bao giờ cũng phải chờ...
< Chánh điện chùa Bửu Long sau khi được sửa chữa và mở rộng nhiều lần.
Hòa thượng Hộ Tông nhận thấy vùng đất yên tịnh, thoáng mát, rộng rãi và phong cảnh u tịch xứng đáng để mở thiền viện, cho nên vào năm 1963 đã kết hợp với kiến trúc sư phát họa một bản vẽ sơ đồ thiền viện Bửu Long rất quy mô.
< Qua khoảnh vườn rộng thì đến khuôn viên bảo tháp Xá lợi.
Kiểu mẫu chánh điện rất độc đáo phối hợp nhịp nhàng giữa kiến trúc Việt Nam với kiến trúc Ấn Ðộ, Thái Lan, Miến Ðiện, phía trên chánh điện dự định xây một ngọn tháp để tôn trí Xá Lợi chiều cao khoảng 30m. Tuy nhiên công trình này không thực hiện được vì một số lý do khách quan.
< Săn ảnh trên các con đường cẩn đá.
Do đó, Hòa thượng đành phải xây một chánh điện nhỏ chiều ngang khoảng 12m, chiều dài khoảng 28m để tôn thờ tượng đức Bổn Sư trang nghiêm cho Chư Tăng Ni và Phật tử lễ bái cúng dường hằng ngày với kiến trúc không có gì nổi bật cho lắm. Ðồng thời với công trình xây dựng đó, có rất nhiều liêu thất được xây cất nằm rải rác khắp ngọn đồi dành cho chư Tăng Ni và Phật tử tu thiền. Phong cảnh và trú xứ ở đây rất thích hợp cho những thiền giả tu tập thiền định.
< Chính diện bảo tháp trông như một tòa lâu đài.
Ảnh không người thì nhiều, ảnh... có người mới độc! Thật tế, ngay ngày rằm lớn tháng giêng, người đông như trẩy hội nên khó có 'cảnh không người', he he...
< Thi thoảng thấy bóng người trên bảo tháp, tí nữa ta sẽ lên ấy.
Về sau, do nhu cầu phát triển của chư Ni, Thượng tọa Viên Minh thực hiện một chương trình đào tạo những vị ni trẻ tuổi có năng lực cầu học và cầu tu để giúp sức cho chư Tăng về phương diện văn hóa và xã hội. Trên cơ sở đó, năm 1990, Thượng tọa xây dựng một Ni viện trong khuôn viên thiền viện Bửu Long cho các vị ni trẻ tuổi xuất gia để có trú xứ tu học.
< Góc phải bên ngoài có căn nhà gỗ 2 tầng, rất đẹp; phía trước có một ni cô đang dạo bước.
Bước lại gần nhìn cái chậu hoa vàng, bọn mình cứ cho là cây giả.
< Giọng ni cô cất lên: 'Hoa ni thật đấy, không phại giả đâu'.
Thật và đẹp thiệt, một loài lan rừng.
Năm 1961, ngài Narada Mahàthera, Đức tăng thống Phật giáo SriLanKa tặng thiền viện một cây bồ đề chiết từ cây mẹ tại Bồ đề Đạo Tràng Ấn Độ, nơi Đức Phật giác ngộ và thành đạo. Cây bồ đề được đem trồng trong khuôn viên chùa, nay đã được tôn tạo thành Bồ đề Phật Cảnh.
< Ni cô có giọng cố đô, bà người Huế và vào đây tu học.
Ảnh là một loài lan khác ở chậu kề cận, tiếc là mình không giỏi cách chụp cận cảnh, lại lười xử lý ảnh.
< Trông xa cứ ngỡ hoa mai nhưng chắc chắn là trật lất, thể hiện trên các cành lá, đây cũng là một loài lan.
Năm 1996, Thượng tọa Hộ Pháp (du học ở Thái Lan và Miến Ðiện hơn 25 năm) có hoài bão mở lớp chuyên khoa Phật học về Kinh điển Nguyên thủy cho Chư Tăng Phật giáo Nam tông. Thượng tọa Hộ Pháp và Viên Minh vận động Phật tử Thái Lan, Miến Ðiện và Việt Nam xây dựng một lớp học chiều ngang khoảng 4 m, chiều dài khoảng 30 m, 1 lầu. Tầng trệt là phòng học của chư Tăng, có 2 phòng song song dành cho giảng sư nghỉ giải lao. Tầng trên là tăng phòng dành cho các vị học tăng cư trú.
< Lúc này, ni cô đã kéo 'nửa kia' vào đàm đạo. Còn mình trở bước ra ngoài loanh quanh chộp thiên hạ...
Năm 2000, Thượng tọa Viên Minh (trụ trì tổ đình) trùng tu chánh điện cũ. Công trình giữ nguyên hiện trạng cũ, chỉ nới rộng thêm phía sau tượng đức Bổn sư để tăng thêm chu vi của chánh điện. Bên trong chánh điện thờ phượng rất đơn giản nhưng tôn nghiêm: một tượng đức Phật tổ ngồi trên tọa sen với gương mặt hiền từ và nhân ái, phía sau tượng là bức tường vẽ những vầng sáng tượng trưng cho những ánh hào quang.
< Năm phút, rồi mươi phút... nhưng vẫn không rời bước chân.
Ui chu choa, lâu quá!
Bên ngoài chánh điện còn có thêm hai cửa hông, qua hai cửa này chư Tăng và Phật tử thường vào hành lễ, với kiểu mẫu kiến trúc nhìn xa hơi giống loại kiến trúc cổ kính của cung đình. Tuy nhiên cũng có đường nét nghệ thuật, hoa văn, kiến trúc độc lập của Phật giáo Nguyên thủy.
< Không chờ nữa, tự mình đi. Đây là ngõ hông phải: phía trong là tháp nhỏ, phía ngoài là những phòng dành cho các vị học tăng cư trú.
Năm 2007 Hòa thượng Viên Minh cho xây dựng thêm ngôi Bảo tháp thờ Xá lợi Phật và nhiều công trình phụ như: khách đường; Ni viện; cội bồ đề; Phật nhập Niết bàn… Sau khi hoàn thành, bảo tháp giống như một tòa lâu đài sừng sững, oai nghiêm giữa đất trời, mỗi ngày đón nhận hàng ngàn lượt người đến thăm quan.
< Hồ bán nguyệt trước bảo tháp xá lợi, nước xanh ngắt một màu trời.
Đôi số liệu về công trình bảo tháp Xá Lợi này:
Toàn bộ chánh điện và khuôn viên xung quanh chùa được thiết kế theo bảng vẽ của hòa thượng Viên Minh.
Bảo tháp Gotama Cetiya thờ xá lợi Đức Phật và Chư Thánh Tăng là một kiến trúc vừa hoành tráng hiện đại vừa biểu hiện nét cổ kính nhất của nền văn minh Suvannabhumi cổ đại trong vùng Đông Nam Á.
< Lúc này nữa kia ra khều vai, lại tiếp bước lang thang.
Ảnh chụp bảo tháp mặt trước, góc phải: trông thật uy nghi...
a) Tổng diện tích mặt bằng sàn 7 tầng 7.256m² với:
- Tầng trệt khoảng 2.000m².
- Tầng 2 khoàng 2.000m² tính cả mặt sàn hành lang.
- Tầng 3 khoảng 868m².
...
< Những cánh cửa đồng ở tầng trệt quanh bảo tháp xá lợi thiền viện Bửu Long.
- Tầng 4 (lửng) khoảng 450m².
- Tầng 5 khoảng 868m² kể cả hành lang.
- Tầng 6 khoảng 600m².
- Tầng 7 khoảng 20m².
< Giáp biên phía ngoài có cụm hang núi giả mé phải.
b) Chiều cao tháp chính là 67m (80m so với mặt biển).
c) Hai tháp chuông và chiêng có tổng diện tích 3 tầng là 108m2, chiều cao khoảng 15m
d) Hồ nước có diện tích 280m² chứa khoảng 800 khối nước.
e) Quanh tháp có 32 cây đèn cao khoảng 4m.
< Ảnh chụp góc trong, phía phải của bảo tháp trong khuôn viên thiền viện với đỉnh tháp cao vút.
Bảo tháp có bốn tháp xung quanh với tên gọi: tháp Đản Sinh, tháp Thành Đạo, tháp Pháp Luân, tháp Niết Bàn. Tháp có tổng sức chứa trên 2.000 người cùng vào tham quan chiêm bái xá lợi Phật.
< Lối đi mặt sau bảo tháp, nơi đây còn có lối rẽ ra một khuôn viên rộng lớn tít phía sau. Thiền viện Bửu Long nằm trên đỉnh ngọn đồi thấp, rất rộng.
Một ít người cho rằng đây là tháp thiết kế theo phong cách Thái Lan nhưng đó là vì họ không nghiên cứu kỹ về sự đồng nhất và khác biệt của kiến trúc Phật Giáo các nước vùng Đông Nam Á. Khi đưa ra ý tưởng thiết kế, hòa thượng đã đắn đo rất kỹ. Tất nhiên vì là Phật Giáo Nam Tông phải chọn kiến trúc theo văn hóa Phật Giáo Nam Tông vùng Đông Nam Á chứ không thể theo kiến trúc phương Bắc ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc.
< Tòa bảo tháp chen giữa cây xanh. Trong ngày thường, đây sẽ là chốn tĩnh tâm tuyệt vời đấy.
Hầu hết kiến trúc Phật Giáo Nam Tông trong vùng Đông Nam Á đều xuất phát từ nền văn hóa Phù Nam cổ. Phù Nam tức là vùng lãnh địa Suvannabhūmi ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ từ triều đại Asoka, chiếm một diện tích rộng lớn trong vùng Đông Nam Á ngày nay, trải dài từ Miến Điện cho tới tận Biển Đông, như các dân tộc Cambodia, dân tộc Chăm, Thủy Chân Lạp mà ngày nay thuộc về miền Trung và Nam Bộ Viêt Nam.
< Trở ra bãi giữ xe để lấy hai chai nước uống rồi trở lên chánh điện bằng một ngõ khác.
Mình rất thích những chiếc cầu thang đá như trong hình. Tuy nhiên ảnh chụp ở đây tới số trăm, không thể up lên cho hết.
< Nhà ăn cho khách ở phía phải bảo tháp, không biết theo cách gọi của nhà Phật là gì. Còn nơi dùng bữa của các thầy chỗ khác - đấy gọi là 'trai đường'.
Hôm nay chùa không có cơm chay, chỉ có hủ tiếu chay - ai muốn 'măm' thì cứ vào mà không phải bận tâm chuyện 'tính tiền'.
< Các sư người ngoại quốc vừa đi vừa đàm đạo.
Bọn mình loanh quanh mãi đến đường biên chùa mé trái, chỗ có con đường nhỏ (vị trí ở đây) thông ra cổng bên, nối vào con đường không tên bên ngoài mà khi nãy mình chụp nóc tháp. Đất chùa rộng ghê nha!
< Bảo tháp xá lợi thiền viện Bửu Long ở góc trong, phía trái.
Thôi, bây giờ lên tháp xem thế nào...
Việt Nam ảnh hưởng 2 nền văn hóa: Phương Bắc ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, phương Nam ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ mà trực tiếp là văn hóa Phù Nam. Kiến trúc cổ của nền văn minh Phù Nam ngày nay còn lại các di tích lịch sử nổi tiếng như Ankor Thom, Ankor Wat ở Cambodia, Mỹ Sơn ở Quảng Nam, Tháp Bà ở Nha Trang v.v... Và chúng ta cũng có thể tìm thấy những di sản văn hóa này ở Miến Điện, Thái Lan và Lào.
< Nơi gởi giày dép miễn phí. Vào tham quan phải đi chân trần nhé, nếu đi giày thì có thể giữ nguyên vớ.
Đi một mình do nửa kia không lên, săng đan bỏ vào góc khỏi phải gởi.
< Từ những bậc thang lên tầng 1, mình chụp ảnh hồ bán nguyệt xanh ngắt, giữa có họng nước phun theo kiểu lập trình tự động.
Bảo Tháp chùa Tổ Đình Bửu Long thuộc Phật Giáo Nam Tông lại nằm trong khu văn hóa phương Nam của Công Viên Lịch Sử Văn Hóa Dân Tộc nên hòa thượng chọn lối kiến trúc cổ nhất của nền văn hóa Phù Nam để vừa phù hợp với phong cách văn hóa Phật Giáo Nam Tông vùng Đông Nam Á, vừa phù hợp với khu văn hóa phương Nam của Công Viên Lịch Sử Văn Hóa Dân Tộc.
< Trên hành lang tầng 2 nhìn xuống sảnh thờ chánh điện tầng trệt.
Lấy lối kiên trúc cổ nhất của văn hóa Phù Nam kết hợp với kiến trúc hiện đại và chọn những mẩu hoa văn cổ rồi biến tấu cho gần gũi nhất với tâm hồn người Việt để tạo thành một kiến trúc vùa có nét chung của Phật Giáo Nam Tông vùng Đông Nam Á vừa có phong thái riêng của Phật Giáo Nam Tông Việt Nam...
< Lại theo thang lên tầng 3. Kinh nghiệm cho bạn là thế này: nếu đi vào dịp lễ, đông người - hãy theo cầu thang phía phải tháp sẽ ít người hơn.
Trường hợp này cũng được áp dụng trong các nơi đông người khác (ví dụ như nhà hát, nhà hàng...) mà có những 2 cầu thang: bao giờ thang phía phải cũng ít người sử dụng hơn.
< Ảnh chụp sân trước từ tầng 4, kết cấu trang trí điêu khắc đá tại đây rất nhiều.
... Như vậy sẽ tránh được sự mô phỏng theo phong cách riêng của kiến trúc Phật Giáo các nước trong vùng. Chính vì vậy mà ta thấy Bảo Tháp vừa phảng phất bóng dáng cổ kính của tháp Chăm, của đền Ankor Wat... vừa có đường nét kiến trúc hiện đại mà vẫn có phong thái riêng của Phật Giáo Nam Tông Việt Nam.
< Sảnh thờ trên tầng 4. Tượng những nhà sư vây quanh tụng niệm bên Phật Tổ trông như thật.
Thiền viện Bửu Long sinh hoạt theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy (Theravàda) lấy Tam Tạng Pā làm gốc, đồng nhất với các nước Phật giáo Nam Tông trong vùng Đông Nam Á. Thiền viện Bửu Long ngày nay được xem như là tổ đình của Phật giáo Nam Tông Việt Nam, tổ đình ở đây không có nghĩa là ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam, mà là địa điểm cư ngụ và tôn thờ vị khai sáng Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam.
< Theo thang lên nữa thì đến sảnh thờ ở tầng 5.
Do hai phía đều có cửa sổ nên trong các sảnh rất thông thoáng, sáng đủ mức không cần dùng flash.
Thiền Viện Tổ Đình Bửu Long đã được công nhận là môt hạng mục trong Công Viên Lịch Sử Văn Hóa Dân Tộc. Điều này phù hợp với quyết định của Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam đặt văn phòng Ban Phật Giáo Nam Tông tại đây làm Trung Tâm nghiên cứu và giới thiệu lịch sử hình thành, phát triển, tổ chức, sinh hoạt, và sự cống hiến của Phật Giáo Nguyên Thủy cho nền văn hóa, giáo dục, đạo đức, v.v... của đất nước nói riêng, đồng thời nghiên cứu giới thiệu các nước theo Phật giáo Nguyên thủy đã đóng góp được gì cho sự tiến bộ của văn minh nhân loại.
< Nhìn từ hiên ngoài đây, càng lên cao diện tích càng nhỏ lại dần.
Phía xa là dòng sông Đồng Nai chảy lặng lẽ.
Thiền Viện Bửu Long có không gian vô cùng yên tĩnh và gần như cách biệt với Sài Gòn náo nhiệt. Chùa nằm trên một ngọn đồi được bao quanh bởi rừng cây, mặt trước chánh điện hướng ra bờ sông Đồng Nai tạo cho Bửu Long có không gian rất thơ mộng và yên tĩnh. Tuy có rừng cây bao phủ xung quanh nhưng do tầng cao nhất của chùa cách điệu hình chiếc chuông sơn vàng nên dù chưa tới nơi bạn đã thấy chùa hiện ra rất lộng lẫy.
< Những tháp ở 4 góc của các tầng trông như chiếc chuông úp ngược, màu ánh vàng.
Tọa lạc trên một ngọn đồi nên không khí nơi đây mát mẻ quanh năm, kết hợp với khuôn viên rộng rãi, cây xanh phủ bóng làm cho du khách cảm thấy tâm hồn thanh tịnh dịu dàng khi bước chân đến nơi này. Ngước mắt lên bầu trời xanh, ngắm nhìn tòa bảo tháp uy nghiêm lộng lẫy, văng vẳng bên tay là tiếng chuông gió phát ra từ trên đỉnh bảo tháp, một không gian lý tưởng để bạn gột rửa tâm hồn, tìm về chốn bình yên sau bao bộn bề của cuộc sống.
< Quang cảnh xung quanh thiền viện Bửu Long nhìn từ tháp xá lợi.
Đến với thiền viện ngoài việc được tìm về cội nguồn Phật Giáo, du khách tham quan còn có dịp được chiêm bái Xá Lợi Phật.
Lắng nghe tiếng giảng bài, đọc bài bằng tiếng Ba – li ngôn ngữ của thời Đức Phật đang được chùa truyền lại cho các em nhỏ. Kết hợp với cây bồ đề được chiết từ nhánh cây bồ đề nơi Phật tu thành chánh quả tại Ấn Độ sẽ giúp bạn tìm về một chút cội nguồn Phật Giáo.
< Tầng tháp lưu giữ xá lợi Phật và các Thánh tăng.
Xá-lị hay xá-lợi (tiếng Phạn: शरीर sarira; chữ Hán: 舍利) là những hạt nhỏ có dạng viên tròn hình thành sau khi thi thể được hỏa táng hoặc thân cốt sau khi chết của các vị cao tăng Phật giáo.
"Xá-lị" còn có nghĩa là những hạt nhỏ trông giống ngọc trai hay pha lê được tìm thấy trong tro hỏa táng của một số vị cao tăng Phật giáo, mà khoa học hiện đại chưa giải thích thuyết phục được nguyên lý hình thành của các hạt này. Đây là các bảo vật của thế giới Phật giáo.
< Trên tầng 6 nhìn xuống khuôn viên phía trước để thấy một khung cảnh bao la. Lúc này là 10h kém 10, người đã thưa bớt do nắng.
Nhủ thầm khi xuống dưới sẽ chụp lại tấm chính diện không người nhưng lại quên mất.
< Chụp thêm vài góc cạnh khác của tầng này rồi xuống tháp, còn tầng trên cùng thì đóng cửa.
Những ngày lễ lớn của Tổ đình:
2. Lễ Tam Hợp (Đản Sanh, Thành Đạo, Niết-bàn) – ngày Rằm tháng Tư ÂL
3. Lễ Để Bát Báo Hiếu – ngày Rằm tháng Bảy và 30 tháng Tám ÂL
4. Lễ Giỗ Tổ Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam – ngày 26 tháng Bảy ÂL
5. Lễ Dâng Y Kathina – ngày 17 tháng Chín ÂL.
< Cũng như lần lên, mình xuống bằng thang phải vắng hơn nhiều so với thang còn lại tấp nập người.
Bàn 'Hùn phước xây chùa' đây, ai muốn thì ghé vào.
< Còn quy định tham quan chiêm bái ở đây.
Theo năm tháng trôi qua, chùa Bửu Long đã trãi qua những đời trụ trì:
- Hòa thượng HộTông.
- Thượng tọa Lão Tâm.
- Ðại Đức Bửu Ðức.
- Thượng Tọa Viên Minh.
< Trở vòng ra chính điện ben ngoài cúng dường bằng những trái xoài mập mạp, tròn lẵng đã mua khi sáng rồi ra bãi lấy xe.
Tùy hỉ, muốn bỏ vào giỏ bao nhiêu tùy thích.
Rời chùa Bửu Long, mình chạy ra Nguyễn Xiển để hướng về Q7. Nguyễn Xiển đã từng đi vài lần, đường 11 cũng mới vừa 'quậy tưng', vậy thì về theo lối không tên.
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7
Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét