Sáng ngày 3-2 tức mùng 4 tháng Giêng âm lịch năm nay, Lễ hội rước pháo Đồng Kỵ (huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) được tổ chức, chính thức mở màn cho mùa lễ hội ở khu vực phía Bắc. Đây là lễ hội được mở màn sớm nhất trong năm và có nhiều nét văn hoá đặc sắc nên năm nào cũng thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Làng Đồng Kỵ thờ hai quả pháo khổng lồ, đặt ở đỉnh làng. Ở đây pháo được dân làng tôn sùng tới mức gọi hai quả pháo là “ông Pháo”. Trên 2 quả pháo khổng lồ có hình tứ linh Long, Lân, Quy, Phượng biểu hiện cho sự linh thiêng. Tiếng pháo cũng là tiếng sấm của trời đất và ước nguyện của người dân về một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
< Sau khi các bậc chức sắc kiểm tra quả pháo lần cuối, hai 'ông pháo' được rước từ nhà truyền thống của làng ra Đình Làng.
Trước đây, khi chưa có lệnh cấm đốt pháo, mỗi mùa xuân về thực sự là những ngày hội không ngớt tiếng pháo của người dân Đồng Kỵ. Khi đó, người người làm pháo, nhà nhà làm pháo. Pháo nhà nào càng lớn, càng nổ to thì càng hứa hẹn một năm nhiều may mắn, tài lộc sẽ đến với gia đình đó.
< Đến khoảng 9h, pháo Nhất, pháo Nhì được rước qua trục đường chính trong làng. Khoảng 300 thanh niên trai tráng dưới 50 tuổi được lựa chọn để thay nhau khênh 2 "ông pháo". Quả pháo tượng trưng để thờ dù không phải là pháo thật nhưng rất nặng và cần đến 30 trai tráng khoẻ mạnh thay nhau khiêng.
20 năm nay, khi pháo không còn được lưu hành, người Đồng Kỵ vẫn giữ truyền thống của tổ tiên nhiều đời, thờ pháo và rước pháo.
< Chốc chốc, các chú tùy lại đồng loạt nhảy lên hô vang khiến người dân hai bên đường ồ lên thích thú.
Trước đây, hai quả pháo khổng lồ đuợc rước từ nhà một vị “Quan đám” ra đình làng là quả pháo thật. Tuy nhiên, nay quả pháo khổng lồ chỉ còn mang tính chất tượng trưng.
< Tại đình làng Đồng Kỵ, người dân đợi từ sáng sớm để đuợc chiêm ngưỡng hai quả pháo khổng lồ.
< Lễ hội rước pháo Đồng Kỵ là một trong lễ hội lớn ở khu vực phía Bắc và đặc biệt nó mở màn cho mùa lễ hội mùa xuân trong năm.
Cứ đến ngày mùng 4 Tết hàng năm, người dân làng Đồng Kỵ lại tổ chức lễ rước pháo tưởng nhớ ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng ra lệnh xuất quân đánh giặc.
< Pháo về tới đình làng cũng là lúc bầu không khí tạm thời lắng xuống để 4 ông quan đám làm lễ.
Từ sáng sớm, các chú tùy (áo vàng - đỏ) đưa quả pháo Nhất (dài 6 mét) và pháo Nhì (dài 5,8 mét) được gắn "tứ linh" long, lân, quy, phụng ra ngoài nhà truyền thống để chuẩn bị rước về đình làng.
< Nghi lễ kết thúc, những thanh niên tổ chức nghi lễ “Dô Quan đám”, cởi trần và reo hò cổ vũ. 4 ông đám được các thanh niên rước ra ngoài sân đình. Đây là những người tới tuổi 51 ở 4 giáp khác nhau trong làng, tượng trưng cho 4 vị tướng xuất quân đánh giặc.
Trên hai quả pháo có tứ linh Long, Lân, Quy, Phượng biểu hiện cho sự linh thiêng. Tiếng pháo cũng là tiếng sấm của trời đất và ước nguyện của người dân về một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
< Nhiệm vụ của các trai đinh là giữ cho ông đám không được ngã trong khi di chuyển quanh sân đình. Cuối cùng, ông đám làm nghi lễ chắp tay chào tạm biệt nhân dân để đi đánh giặc.
Ngoài hai quả pháo khổng lồ còn có hai kiệu pháo được rước vòng quanh làng ra đến đình để người dân được chiêm ngưỡng, hò reo quanh kiệu.
< Tại một góc đình làng, lũ trẻ làng Đồng Kỵ cũng bắt chước làm theo lứa đàn anh khi hô vang cầu: “Cho Quan Đám một tràng pháo tay”.
Bốn ông "Quan đám" được chọn từ những người tròn 51 tuổi trong làng và là người có uy tín, gia đình phương trưởng, con cái thành đạt.
Những thanh niên rước pháo khổng lồ và các kiệu pháo có nhiệm vụ hò reo. Khi kiệu pháo ra đến đình làng, những thanh niên này cởi trần nhảy mua và cùng nhau hô: “Cho "Quan đám" một tràng pháo tay!”.
Travel79.net tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét