So với các bạn trẻ phương Tây, kỹ năng lều trại của các bạn trẻ Việt vẫn còn khá khiêm tốn. Loại hình này thậm chí vẫn còn trong giai đoạn manh nha.
Tuy nhiên dạo gần đây, sự lớn mạnh của các diễn đàn phượt cùng thời buổi “gạo châu củi quế” buộc các phượt thủ suy nghĩ về những chuyến ngủ bụi ngoài trời.
Thông thường những chuyến đi ngắn ngày (từ 3 ngày trở xuống) được ưu chuộng hơn cả. Các địa điểm cắm trại lý tưởng là trong phạm vi 100 km, có cảnh thiên nhiên đẹp (cạnh bờ biển hoặc có rừng, có thác) và không quá hoang sơ.
Bạn Dương Hoài Thương (nhà ở Q.5 TP.HCM) kể: “Có lần cả nhóm 5 người quyết thử một lần dựng lều trại. Nhóm mình thuê xe 7 chỗ do hai bạn nam thay phiên nhau cầm cái để đi đến Mũi Kê Gà (Phan Thiết). Ở đây còn hoang sơ nhưng vẫn có những dịch vụ cơ bản như quán ăn, chỗ tắm nước ngọt, nguồn cung hải sản. Dù thiếu nhiều tiện nghi nhưng chúng tôi đã có một đêm lửa trại vui quên trời đất”.
Theo kinh nghiệm của các phượt thủ kỳ cựu, nếu là dân ngoại đạo, bạn nên chọn lều may sẵn, có thể mua hoặc thuê với đầy đủ trang thiết bị như lưới chống côn trùng, nệm lót… Đừng quên mang theo túi cứu thương để đảm bảo an toàn cho các hoạt động ngoài trời, đèn pin, vật đánh lửa và các thiết bị cần thiết khác.
Với các tay phượt chuyên nghiệp hoặc phượt theo đoàn thường có lều riêng với cách dựng bài bản và chắc chắn, kể cả đóng cọc xuống nền đất hoặc dạng lều treo cách đất 10 - 20 cm. Quy cách chung để dựng lều bao gồm chọn nền đất cao, bằng phẳng, vứt bỏ hết đá và vật nhọn trên nền đất vì chúng có thể phá hủy sàn lều, khiến giấc ngủ không êm ái.
Cắm lều ở nơi có bóng cây che nắng buổi chiều, và tránh hướng gió thốc vào lều. Tuy nhiên nếu khu vực dựng lều chỉ có duy nhất một tán cây thì không nên dựng ở đây để tránh sét. Hầu hết các khu cắm trại như Madagui, Thanh Đa… đều có một khu vực được thiết lập sẵn để dựng lều trại. Nhưng nếu bạn cắm trại trong một khu đông đúc thì không nên dựng lều quá gần lều của nhóm khác, tối thiểu là 6 m.
Nếu có đốt lửa trại phải chú ý hướng gió tạt vào lều. Mang theo chăn mền, áo ấm không bao giờ thừa vì thời tiết khi ở trong "khách sạn" lều thường trở lạnh khi vào khuya.
Những điều lưu ý khi cắm trại ngoài trời
Cắm trại qua đêm tại những nơi thiên nhiên hoang dã là một hoạt động hấp dẫn với nhiều người - một sức hút mãnh liệt của bầu trời đầy sao, tiếng sóng biển, bình minh trên đầu hay sự tĩnh lặng của rừng khuya, bếp lửa. Nếu như bạn có dự định cắm trại ngoài trời trong điểm đến sắp tới, bạn hãy tham khảo những lưu ý dưới đây.
Luôn hạ trại trước khi trời tối
Bạn cần phải quyết định địa điểm cắm trại khi trời còn sáng bởi ở những nơi chốn thiên nhiên, trời sẽ tối đen do không có ánh đèn điện xung quanh. Lúc đó, bạn sẽ khó tìm đường và dựng trại. Nếu đi trong rừng, bạn cần phải tìm những địa điểm gần suối để có nguồn nước cho sinh hoạt. Hạ trại lúc trời còn sáng cũng là để bạn có thời gian vệ sinh cá nhân sau một ngày đi đường, trời tối rất nguy hiểm nếu bạn xuống suối.
Chọn túi ngủ phù hợp
Trong chuyến đi, đặc biệt nếu bạn đi trek, giấc ngủ rất quan trọng để phục hồi thể lực sau một đêm. Vì thế, bạn hãy chọn túi ngủ phù hợp với thời tiết nơi mình đến. Một chiếc túi ngủ nhẹ có thể phù hợp với mùa hè hoặc những tháng tiết trời ấm, nhưng nếu đi vào mùa đông, bạn phải kiểm tra túi ngủ của mình chịu được thời tiết bao nhiêu độ. Về chất liệu, túi ngủ làm bằng sợi tổng hợp sẽ khô nhanh và dễ gập và cũng không gây dị ứng. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn túi ngủ lông vũ - nhẹ và dễ mang theo.
Thực phẩm và đồ uống
Nguyên tắc của việc chuẩn bị đồ ăn đó là: chỉ mang theo những gì thật sự cần thiết cho từng bữa ăn. Ví dụ, một túi bột sữa ngô gồm 48 túi nhỏ thì bạn chỉ cần mang theo số lượng mà bạn cần, chứ không nên mang theo cả túi to. Việc này sẽ giảm thiểu cân nặng nếu bạn phải mang vác đồ của mình. Phải đảm bảo bạn có nước sạch đủ uống cho cả ngày. Nếu đi trek, bạn hãy mang bình nước riêng, không phụ thuộc vào bạn đi cùng. Nếu đi dài ngày, bạn có thể mang những viên khử trùng để sử dụng nước ở những con suối, sông dọc đường đi.
Không để lại dấu vết cắm trại
Để bảo vệ thiên nhiên hoang dã và vẻ đẹp hoang sơ của nó, khi nhổ trại, bạn hãy dọn dẹp các loại rác thải, đặc biệt những loại rác vô cơ. Bạn hãy chuẩn bị những túi để đựng rác. Bạn hãy tắm và làm các vệ sinh cá nhân cách nguồn nước 60m. Tại Việt Nam, rất nhiều nơi người dân địa phương không có nước máy mà phải sử dụng nguồn nước tự nhiên để sinh hoạt.
Trang phục phù hợp
Trang phục phù hợp sẽ giúp bạn có một chuyến đi thoải mái và an toàn. Hãy mặc quần áo không quá bó sát để bạn dễ dàng di chuyển. Mặc nhiều lớp để dễ cởi đồ ra nếu bạn bị nóng trên đường đi. Tất nhiên, nếu bạn đi cắm trại mùa đông, hãy mang theo đồ giữ ấm như mũ len, găng tay, áo khoác chống thấm nước. Điều tồi tệ nhất là bạn bị ướt và cảm lạnh. Đặc biệt, nếu bạn cắm trại trong rừng, hãy mang thêm áo khoác. Đêm trong rừng nhiều sương và rất lạnh, đặc biệt khi bạn không vận động như ban ngày. Nếu bạn đi bộ, giầy cũng là đồ mà bạn cần để ý tới. Hãy đi giày không quá lỏng và có khả năng thấm mồ hôi.
Thuốc chống côn trùng
Khi hạ trại, bạn hãy lưu ý tránh những tổ côn trùng như kiến. Nếu bạn ở gần nơi có rau cỏ hoa màu, hãy mặc quần áo dài để tránh những con bọ hoặc côn trùng từ rau. Để cẩn thận, bạn hãy xịt thuốc chống côn trùng vào những chỗ hở trên người.
Bộ sơ cứu
Bạn sẽ có khả năng phải sử dụng những dụng cụ này, đặc biệt những tai nạn nho nhỏ như ngã xước da hoặc đứt tay trong khi làm các việc bạn không hay làm hàng ngày như đóng cọc cắm trại, bổ củi nấu ăn, v.v. Trong đoàn nên phân công một người mang đồ sơ cứu cho tất cả mọi người. Ngoài ra, bạn cũng nên tự trang bị thuốc đặc biệt cho riêng mình nếu như bạn có tiểu sử bệnh nào đó.
Vệ sinh cá nhân
Bạn tự hỏi làm thế nào để giữ gìn vệ sinh thân thể trong điều kiện không mấy thuận tiện? Hãy mang theo lọ rửa tay khô, sử dụng nó trước khi bạn ăn, uống hoặc làm vệ sinh cá nhân. Sử dụng cồn và bông để lau những chỗ không nhạy cảm trên cơ thể. Khi đánh răng, bạn hãy sử dụng nước tinh khiết và cuối cùng là chỉ tơ nha khoa.
Bàn chân của bạn sẽ khá bẩn trong khi cắm trại, do đó tận dụng những lúc qua suối, cởi giày và ngâm chân của bạn trong nước một vài phút. Không nên sử dụng nước hoa, hoặc bình xịt có mùi thơm bởi chúng sẽ thu hút côn trùng. Bọc đồ dùng vệ sinh cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng và xà phòng riêng trong giấy nhôm khi đóng gói để đảm bảo chúng không làm ướt các đồ khác trong balo của bạn.
Theo iHay.Thanhnien, Depplus.vn/MASK
Du lịch, GO!
Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014
Bánh ka-tom của người Khmer
(TTO) - Nếu có dịp về Tri Tôn - An Giang trong các ngày lễ hội hay ngày tết của cộng đồng người Khmer Nam bộ, các bạn hãy thử rong ruổi các phum, sóc để khám phá cho được món bánh ka-tom đầy quyến rũ này cũng như các loại bánh khác của anh em dân tộc nơi đây.
“Ngày hội bánh dân gian Nam bộ lần 3 - năm 2014” tổ chức tại TP. Cần Thơ (từ ngày 23 đến 25-1) vừa qua là ngày hội tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của ẩm thực của Nam bộ, qua đó thể hiện tinh thần đoàn kết của các dân tộc Kinh, Hoa và Khmer, Chăm sinh sống tại đồng bằng sông Cửu Long.
Có hơn 200 loại bánh dân gian được giới thiệu nơi đây như bánh tét, bánh ít, bánh bò, bánh phồng, bánh tráng, bánh xèo...(của dân tộc Kinh); bánh dứa, bánh gừng, bánh ống, bánh bò thốt nốt, cốm dẹp… (dân tộc Khmer, Chăm), bánh củ cải, bánh hẹ, bánh hồng đào... (dân tộc Hoa).
Trong số các loại bánh nêu trên, có một loại bánh ở gian hàng của người Khmer An Giang gây ấn tượng sâu sắc trong tôi vì hình dạng bánh giống như một cái lồng đèn vuông (mỗi cạnh khoảng 3 - 4 cm), màu cỏ úa hoặc vàng nhạt, phía trên có nắp hình hoa xòe bốn cánh trông thật tinh xảo, đẹp mắt.
< Những chiếc bánh ka-tom với hình dáng tinh xảo và đầy ấn tượng.
Thấy tôi tò mò muốn khám phá loại bánh đặc biệt này, cô Neang Chanhda - người phụ trách gian hàng - vui vẻ cho biết bánh có tên gọi là ka-tom (tiếng Khmer có nghĩa là “gói xung quanh cho kín”). Đây là loại bánh của người Khmer An Giang làm trong những dịp lễ, tết để cúng ông bà (nay đã có bán ở Tri Tôn - An Giang với giá: 5.000đồng/cái).
Bánh ka-tom giống như bánh dừa của người Việt, bánh có 2 loại nhưn chuối và đậu xanh hoặc đậu trắng. Nguyên liệu chính gồm nếp, dừa, đậu trắng, đậu xanh, và chuối xiêm chín. Lá gói bánh là lá thốt nốt, nguyên liệu đặc trưng tạo nên hương vị rất riêng của loại bánh truyền thống này…
Chế biến bánh ka-tom khá cực công. Trước hết, phải trèo lên cây thốt nốt hái lá không già lắm (lá quá già cứng, khó gói, màu lá không đẹp) đem xuống rửa sạch, phơi khô rọc ra thành từng miếng vừa kích cỡ đan hình vuông từng chiếc để sẵn. Kế đến, chọn nếp ngon, trắng, dẻo, không tạp chất (thường là nếp Chon Hô của người Khmer), nếp được ngâm qua đêm “gút” sạch, để ráo.
Dừa khô nạo vắt lấy nước cốt, đậu trắng ngâm rửa sạch luộc chín cùng với nước cốt dừa và một ít muối cho có vị béo đậm đà. Đậu xanh đãi vỏ nấu chín cùng với nước cốt dừa, đường, muối, nghiền mịn, vắt thành từng viên để sẵn. Chuối xiêm chín lột vỏ, cắt thành khúc ngắn cỡ ba đốt ngón tay, ướp muối đường cho vừa ăn để khi hấp chuối có màu đỏ đẹp.
Sau khi các nguyên liệu đã chuẩn bị xong, chỉ cần cho nếp cùng nước cốt dừa vào chảo xào sơ cho nước dừa rút vào nếp, để nguội. Kế đến, cho đậu trắng vào trộn đều, nhắc xuống.
Cuối cùng, dùng muỗng cho hỗn hợp nếp vào ruột vỏ bánh làm sẵn, nhưn đậu xanh vào chính giữa nếu bánh nhưn đậu xanh, hoặc nhưn chuối vào giữa phủ nếp xung quanh nếu bánh nhưn chuối. Dùng muỗng nén nếp cho dẻ dặt, rồi kết chặt lá nơi phần nắp lại, dùng lạt buộc thành từng chùm 10 cái đem vào xửng hấp khoảng 2 giờ là bánh chín.
Chiếc bánh ka-tom đạt chất lượng về hình thức là chiếc bánh có 8 góc vuông vức đều đặn, khi lột bánh ra, phần da bánh sáng bóng, nếp dẻ dặt không dính vào lá. Khi ăn, hạt nếp phải mềm mịn, dẻo thơm (nếp không bị sượng), vừa khẩu vị; đậu xanh mềm béo béo, đậu trắng bùi bùi, “phau” trong miệng; chuối phải có màu đỏ thẫm, ngọt thơm đậm đà (nếu nhưn chuối), tất cả hòa quyện với mùi thơm “đặc trưng của lá thốt nốt” không lẩn vào đâu được…
Đúng như lời cô Neang Phương - nghệ nhân tài hoa của chiếc bánh ka-tom - tự hào chia sẻ ngắn gọn về tính đa dạng, phong phú của nền văn hóa nơi quê mình: "Người Khmer có rất nhiều loại bánh không thể thiếu trong các dịp lễ hội, ngày tết. Đây là nếp sinh hoạt văn hóa của dân tộc chúng tôi”.
Theo Thanh Tâm (Tuổi Trẻ online)
Du lịch, GO!
“Ngày hội bánh dân gian Nam bộ lần 3 - năm 2014” tổ chức tại TP. Cần Thơ (từ ngày 23 đến 25-1) vừa qua là ngày hội tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của ẩm thực của Nam bộ, qua đó thể hiện tinh thần đoàn kết của các dân tộc Kinh, Hoa và Khmer, Chăm sinh sống tại đồng bằng sông Cửu Long.
Có hơn 200 loại bánh dân gian được giới thiệu nơi đây như bánh tét, bánh ít, bánh bò, bánh phồng, bánh tráng, bánh xèo...(của dân tộc Kinh); bánh dứa, bánh gừng, bánh ống, bánh bò thốt nốt, cốm dẹp… (dân tộc Khmer, Chăm), bánh củ cải, bánh hẹ, bánh hồng đào... (dân tộc Hoa).
Trong số các loại bánh nêu trên, có một loại bánh ở gian hàng của người Khmer An Giang gây ấn tượng sâu sắc trong tôi vì hình dạng bánh giống như một cái lồng đèn vuông (mỗi cạnh khoảng 3 - 4 cm), màu cỏ úa hoặc vàng nhạt, phía trên có nắp hình hoa xòe bốn cánh trông thật tinh xảo, đẹp mắt.
< Những chiếc bánh ka-tom với hình dáng tinh xảo và đầy ấn tượng.
Thấy tôi tò mò muốn khám phá loại bánh đặc biệt này, cô Neang Chanhda - người phụ trách gian hàng - vui vẻ cho biết bánh có tên gọi là ka-tom (tiếng Khmer có nghĩa là “gói xung quanh cho kín”). Đây là loại bánh của người Khmer An Giang làm trong những dịp lễ, tết để cúng ông bà (nay đã có bán ở Tri Tôn - An Giang với giá: 5.000đồng/cái).
Bánh ka-tom giống như bánh dừa của người Việt, bánh có 2 loại nhưn chuối và đậu xanh hoặc đậu trắng. Nguyên liệu chính gồm nếp, dừa, đậu trắng, đậu xanh, và chuối xiêm chín. Lá gói bánh là lá thốt nốt, nguyên liệu đặc trưng tạo nên hương vị rất riêng của loại bánh truyền thống này…
Chế biến bánh ka-tom khá cực công. Trước hết, phải trèo lên cây thốt nốt hái lá không già lắm (lá quá già cứng, khó gói, màu lá không đẹp) đem xuống rửa sạch, phơi khô rọc ra thành từng miếng vừa kích cỡ đan hình vuông từng chiếc để sẵn. Kế đến, chọn nếp ngon, trắng, dẻo, không tạp chất (thường là nếp Chon Hô của người Khmer), nếp được ngâm qua đêm “gút” sạch, để ráo.
Dừa khô nạo vắt lấy nước cốt, đậu trắng ngâm rửa sạch luộc chín cùng với nước cốt dừa và một ít muối cho có vị béo đậm đà. Đậu xanh đãi vỏ nấu chín cùng với nước cốt dừa, đường, muối, nghiền mịn, vắt thành từng viên để sẵn. Chuối xiêm chín lột vỏ, cắt thành khúc ngắn cỡ ba đốt ngón tay, ướp muối đường cho vừa ăn để khi hấp chuối có màu đỏ đẹp.
Sau khi các nguyên liệu đã chuẩn bị xong, chỉ cần cho nếp cùng nước cốt dừa vào chảo xào sơ cho nước dừa rút vào nếp, để nguội. Kế đến, cho đậu trắng vào trộn đều, nhắc xuống.
Cuối cùng, dùng muỗng cho hỗn hợp nếp vào ruột vỏ bánh làm sẵn, nhưn đậu xanh vào chính giữa nếu bánh nhưn đậu xanh, hoặc nhưn chuối vào giữa phủ nếp xung quanh nếu bánh nhưn chuối. Dùng muỗng nén nếp cho dẻ dặt, rồi kết chặt lá nơi phần nắp lại, dùng lạt buộc thành từng chùm 10 cái đem vào xửng hấp khoảng 2 giờ là bánh chín.
Chiếc bánh ka-tom đạt chất lượng về hình thức là chiếc bánh có 8 góc vuông vức đều đặn, khi lột bánh ra, phần da bánh sáng bóng, nếp dẻ dặt không dính vào lá. Khi ăn, hạt nếp phải mềm mịn, dẻo thơm (nếp không bị sượng), vừa khẩu vị; đậu xanh mềm béo béo, đậu trắng bùi bùi, “phau” trong miệng; chuối phải có màu đỏ thẫm, ngọt thơm đậm đà (nếu nhưn chuối), tất cả hòa quyện với mùi thơm “đặc trưng của lá thốt nốt” không lẩn vào đâu được…
Đúng như lời cô Neang Phương - nghệ nhân tài hoa của chiếc bánh ka-tom - tự hào chia sẻ ngắn gọn về tính đa dạng, phong phú của nền văn hóa nơi quê mình: "Người Khmer có rất nhiều loại bánh không thể thiếu trong các dịp lễ hội, ngày tết. Đây là nếp sinh hoạt văn hóa của dân tộc chúng tôi”.
Theo Thanh Tâm (Tuổi Trẻ online)
Du lịch, GO!
Thăm thành cổ Vinh
Thành cổ Vinh, còn gọi là thành Nghệ An, thuộc thành phố Vinh. Thành được xây từ năm 1804 đời vua Gia Long, ban đầu thành xây bằng đất. Đến đời vua Minh Mạng, năm 1831 thành được xây bằng đá ong với quy mô to lớn, kiên cố hơn. Thành có 6 cạnh, 6 góc, chu vi khoảng 2.520m. Trên mặt thành có bố trí các công trình quân sự chiến đấu.
Sử sách ghi rằng, chiếm được Phú Xuân (năm 1802), Nguyễn Vương (1762-1820) lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long. Sau khi lên ngôi vị vua này đưa quân tiến ra đất Bắc. Ðến tháng 6 cùng năm, vua Gia Long thống nhất được sơn hà, chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài gần 300 năm.
Năm 1803, Gia Long ra Bắc, chọn làng Vĩnh Yên (Khu vực Thành cổ bây giờ) nằm phía Tây Bắc núi Dũng Quyết (P.Trung Đô, TP Vinh ngày nay) để xây thành Nghệ An bằng đất. Khi vua Gia Long băng hà, Nguyễn Phúc Đảm (con thứ 4 của vua Gia Long) lên ngôi lấy hiệu là Minh Mạng (1791-1840) mới cho xây lại thành Nghệ An bằng đá ong theo kiểu Vô-băng.
Khi “phục dựng” lại Thành, vua Minh Mạng đã huy động tổng lực nhiều sức dân và sức của. Sách ghi: Thành có 6 cạnh, chu vi dài 603 trượng (2.412m), cao 1 trượng, 1 tấc, 5 thước (4,42m), diện tích 420 nghìn m2; bao quanh Thành là hệ thống hào (gọi là Hồ Thành) rộng 7 trượng (28m), sâu 8 thước ta (3,2m). Ngay từ lúc khởi công, Triều đình nhà Nguyễn đã huy động 1.000 lính Thanh Hoá, 4.000 lính Nghệ An. Đến thời vua Tự Đức (1829-1883), để tiếp tục nâng cấp triều đình đã phải sử dụng 8.599 phiến đá sò từ Diễn Châu (cách Vinh gần 50 cây số) và đá ong từ Nam Đàn, 4.848 cân vôi, 155 cân mật mía. Tổng kinh phí hoàn thành là 3.688 quan tiền - một số tiền khổng lồ lúc bấy giờ.
Việc chọn đất và hướng xây thành là dựa trên thuyết phong thủy phương Đông. Phía đông nam thành là dãy núi Hồng Lĩnh gắn liền với huyền thoại 100 con chim phượng hoàng đi tìm tổ ấm, phía tây thành là dãy Thiên Nhẫn với 1.000 đỉnh, phía trước mặt có dãy Lam Thành với ba ngọn Triều Khẩu, Phượng Hoàng, Nghĩa Liệt đứng kề ngã ba Tam Chế của sông Lam, làm tiền án, ngay phía trước mặt là sông Cồn Mộc quanh co đổ ra ngã ba Hạc làm tiền thủy.
Thành có tường cao 4,8m bao xung quanh có hào sâu và rộng. Lúc khởi công, triều đình nhà Nguyễn đã huy động 1.000 lính Thanh Hoá, 4.000 lính Nghệ An. Đến thời Tự Đức, khi nâng cấp phải lấy 8.599 phiến đá sò từ Diễn Châu và đá ong từ Nam Đàn, 4.848 cân vôi, 155 cân mật mía, với tổng kinh phí là 3.688 quan tiền - một số tiền khổng lồ lúc bấy giờ. Thành Vinh có 3 cửa ra vào: cửa Tiền, cửa Tả, cửa Hữu, không có cửa Hậu.
Cửa Tiền là cửa chính hướng về phía nam, cửa để vua ngự giá, các quan trong lục bộ triều đình và tổng đốc ra vào. Cửa Tả hướng về phía đông, cửa Hữu hướng về phía tây. Muốn đi qua các cửa đều phải qua một cái cầu. Bên trong, công trình lớn nhất là hành cung, phía đông hành cung có dinh thống đốc, phía nam có dinh bố chánh, án sát, dinh lãnh binh, dinh đốc học, phía bắc có trại lính và nhà ngục. Sau này phía tây có nhà giám binh người Pháp. Toàn bộ thành được trang bị 65 khẩu thần công, 47 khẩu đặt ở các vọng gác, số còn lại tập trung ở hành cung và dinh thống đốc.
Thành Vinh có hào rộng 28m, sâu 3,2m, mênh mông với mặt nước trong xanh, hai bên bờ hào được ghép đá để chống xói lở, trong hào thành người dân thả sen để hàng năm cống nạp triều đình. Hệ thống hào của thành Vinh được nối liền với sông Vĩnh (sông Cửa Tiền) bằng một con ngòi rộng 2m, sâu 1,6m, đáy rộng 1,2m. Hào được đào sát phía ngoài thành để lấy đất đắp lũy bờ thành, đồng thời làm thành hệ thống bảo vệ bên ngoài để tăng thêm sự khó khăn cho đối phương khi tấn công.
Thành Vinh ra đời nhằm tạo ra một trung tâm chính trị, quân sự, vừa là một công trình phòng thủ của tỉnh Nghệ An nhưng chế độ phong kiến nhà Nguyễn đang trên con đường suy vong nên thành Vinh chưa phát huy được vai trò tích cực theo ý đồ thiết kế mà sớm thành trung tâm chống đối lại các phong trào yêu nước, đã trở thành chứng tích của một thời kỳ bi thương mà hào hùng của nhân dân Nghệ An.
Sau khi thành Vinh xây dựng được một thời gian ngắn, vào năm 1818, một thủ lĩnh là Hầu Tạo đã đưa nghĩa quân tiến vào trong thành làm cho tầng lớp thống trị hoảng sợ. Năm 1858, trước họa xâm lăng của thực dân Pháp, thành Vinh được tổng đốc Võ Trọng Bình củng cố sẵn sàng chống lại quân xâm lược Pháp nhưng triều đình nhà Nguyễn theo đối sách chủ hòa, ra lệnh điều Võ Trọng Bình đi nơi khác. Tháng 7-1885, quân Pháp do viên đại tá Bô Mông chỉ huy đến đánh, sau mấy phát đại bác uy hiếp, thành Vinh dễ dàng rơi vào tay thực dân Pháp.
Đêm ngày 5-2-1918, bà Nguyễn Thị Thanh (chị cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh) phối hợp với Nguyễn Kiên (một sĩ quan của lữ đoàn lính khố xanh đã được giải ngũ) bí mật vào doanh trại lính khố xanh đóng trong thành lấy trộm vũ khí để tiếp tế cho nghĩa quân Đội Quyên, Đội Phấn đang đóng ở Thanh Chương và Tân Kỳ. Việc bị bại lộ, bà Thanh và Nguyễn Kiên đều bị thực dân Pháp bắt. Trong phiên tòa xử tại Vinh, Nguyễn Kiên, Ngô Thuần, Lê Bân bị án chém ngay, bà Nguyễn Thị Thanh phải chịu án đánh 100 roi, tù khổ sai 9 năm, đày vào giam tại nhà lao tỉnh Quảng Ngãi.
Năm 1930, trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành Vinh, nơi có nhà lao Vinh, lại chứng kiến sự đấu tranh kiên cường, bất khuất của hàng trăm chiến sĩ cộng sản và sự đàn áp tàn bạo của thực dân Pháp.
Tối ngày 13-1-1941, Đội Cung xuất phát từ đồn Rạng, Thanh Chương kéo quân lên tiến công và chiếm được đồn giặc Pháp ở Đô Lương, rồi tổ chức lực lượng tiến thẳng về Vinh, tiến công vào doanh trại lính Pháp đang đóng trong thành Vinh. Nhưng việc không thành, thành Vinh lại chứng kiến sự hy sinh anh dũng của Đội Cung và cộng sự. Và ngày 20-8-1945, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban khởi nghĩa tỉnh Nghệ An, quân và dân địa phương đã ồ ạt tiến công vào giải phóng thành Vinh...
Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, sự phá hoại của chiến tranh, di tích thành Vinh hầu như là phế tích, chỉ còn lại 3 cổng thành và khu hồ bao quanh. Gần đây thành cổ Vinh đang được tu tạo lại để xứng đáng với vị thế lịch sử của mình và trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn du khách.
Du lịch, GO! tổng hợp từ báo Quảng Ninh và nhiều nguồn khác
Sử sách ghi rằng, chiếm được Phú Xuân (năm 1802), Nguyễn Vương (1762-1820) lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long. Sau khi lên ngôi vị vua này đưa quân tiến ra đất Bắc. Ðến tháng 6 cùng năm, vua Gia Long thống nhất được sơn hà, chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài gần 300 năm.
Năm 1803, Gia Long ra Bắc, chọn làng Vĩnh Yên (Khu vực Thành cổ bây giờ) nằm phía Tây Bắc núi Dũng Quyết (P.Trung Đô, TP Vinh ngày nay) để xây thành Nghệ An bằng đất. Khi vua Gia Long băng hà, Nguyễn Phúc Đảm (con thứ 4 của vua Gia Long) lên ngôi lấy hiệu là Minh Mạng (1791-1840) mới cho xây lại thành Nghệ An bằng đá ong theo kiểu Vô-băng.
Khi “phục dựng” lại Thành, vua Minh Mạng đã huy động tổng lực nhiều sức dân và sức của. Sách ghi: Thành có 6 cạnh, chu vi dài 603 trượng (2.412m), cao 1 trượng, 1 tấc, 5 thước (4,42m), diện tích 420 nghìn m2; bao quanh Thành là hệ thống hào (gọi là Hồ Thành) rộng 7 trượng (28m), sâu 8 thước ta (3,2m). Ngay từ lúc khởi công, Triều đình nhà Nguyễn đã huy động 1.000 lính Thanh Hoá, 4.000 lính Nghệ An. Đến thời vua Tự Đức (1829-1883), để tiếp tục nâng cấp triều đình đã phải sử dụng 8.599 phiến đá sò từ Diễn Châu (cách Vinh gần 50 cây số) và đá ong từ Nam Đàn, 4.848 cân vôi, 155 cân mật mía. Tổng kinh phí hoàn thành là 3.688 quan tiền - một số tiền khổng lồ lúc bấy giờ.
Việc chọn đất và hướng xây thành là dựa trên thuyết phong thủy phương Đông. Phía đông nam thành là dãy núi Hồng Lĩnh gắn liền với huyền thoại 100 con chim phượng hoàng đi tìm tổ ấm, phía tây thành là dãy Thiên Nhẫn với 1.000 đỉnh, phía trước mặt có dãy Lam Thành với ba ngọn Triều Khẩu, Phượng Hoàng, Nghĩa Liệt đứng kề ngã ba Tam Chế của sông Lam, làm tiền án, ngay phía trước mặt là sông Cồn Mộc quanh co đổ ra ngã ba Hạc làm tiền thủy.
Thành có tường cao 4,8m bao xung quanh có hào sâu và rộng. Lúc khởi công, triều đình nhà Nguyễn đã huy động 1.000 lính Thanh Hoá, 4.000 lính Nghệ An. Đến thời Tự Đức, khi nâng cấp phải lấy 8.599 phiến đá sò từ Diễn Châu và đá ong từ Nam Đàn, 4.848 cân vôi, 155 cân mật mía, với tổng kinh phí là 3.688 quan tiền - một số tiền khổng lồ lúc bấy giờ. Thành Vinh có 3 cửa ra vào: cửa Tiền, cửa Tả, cửa Hữu, không có cửa Hậu.
Cửa Tiền là cửa chính hướng về phía nam, cửa để vua ngự giá, các quan trong lục bộ triều đình và tổng đốc ra vào. Cửa Tả hướng về phía đông, cửa Hữu hướng về phía tây. Muốn đi qua các cửa đều phải qua một cái cầu. Bên trong, công trình lớn nhất là hành cung, phía đông hành cung có dinh thống đốc, phía nam có dinh bố chánh, án sát, dinh lãnh binh, dinh đốc học, phía bắc có trại lính và nhà ngục. Sau này phía tây có nhà giám binh người Pháp. Toàn bộ thành được trang bị 65 khẩu thần công, 47 khẩu đặt ở các vọng gác, số còn lại tập trung ở hành cung và dinh thống đốc.
Thành Vinh có hào rộng 28m, sâu 3,2m, mênh mông với mặt nước trong xanh, hai bên bờ hào được ghép đá để chống xói lở, trong hào thành người dân thả sen để hàng năm cống nạp triều đình. Hệ thống hào của thành Vinh được nối liền với sông Vĩnh (sông Cửa Tiền) bằng một con ngòi rộng 2m, sâu 1,6m, đáy rộng 1,2m. Hào được đào sát phía ngoài thành để lấy đất đắp lũy bờ thành, đồng thời làm thành hệ thống bảo vệ bên ngoài để tăng thêm sự khó khăn cho đối phương khi tấn công.
Thành Vinh ra đời nhằm tạo ra một trung tâm chính trị, quân sự, vừa là một công trình phòng thủ của tỉnh Nghệ An nhưng chế độ phong kiến nhà Nguyễn đang trên con đường suy vong nên thành Vinh chưa phát huy được vai trò tích cực theo ý đồ thiết kế mà sớm thành trung tâm chống đối lại các phong trào yêu nước, đã trở thành chứng tích của một thời kỳ bi thương mà hào hùng của nhân dân Nghệ An.
Sau khi thành Vinh xây dựng được một thời gian ngắn, vào năm 1818, một thủ lĩnh là Hầu Tạo đã đưa nghĩa quân tiến vào trong thành làm cho tầng lớp thống trị hoảng sợ. Năm 1858, trước họa xâm lăng của thực dân Pháp, thành Vinh được tổng đốc Võ Trọng Bình củng cố sẵn sàng chống lại quân xâm lược Pháp nhưng triều đình nhà Nguyễn theo đối sách chủ hòa, ra lệnh điều Võ Trọng Bình đi nơi khác. Tháng 7-1885, quân Pháp do viên đại tá Bô Mông chỉ huy đến đánh, sau mấy phát đại bác uy hiếp, thành Vinh dễ dàng rơi vào tay thực dân Pháp.
Đêm ngày 5-2-1918, bà Nguyễn Thị Thanh (chị cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh) phối hợp với Nguyễn Kiên (một sĩ quan của lữ đoàn lính khố xanh đã được giải ngũ) bí mật vào doanh trại lính khố xanh đóng trong thành lấy trộm vũ khí để tiếp tế cho nghĩa quân Đội Quyên, Đội Phấn đang đóng ở Thanh Chương và Tân Kỳ. Việc bị bại lộ, bà Thanh và Nguyễn Kiên đều bị thực dân Pháp bắt. Trong phiên tòa xử tại Vinh, Nguyễn Kiên, Ngô Thuần, Lê Bân bị án chém ngay, bà Nguyễn Thị Thanh phải chịu án đánh 100 roi, tù khổ sai 9 năm, đày vào giam tại nhà lao tỉnh Quảng Ngãi.
Năm 1930, trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành Vinh, nơi có nhà lao Vinh, lại chứng kiến sự đấu tranh kiên cường, bất khuất của hàng trăm chiến sĩ cộng sản và sự đàn áp tàn bạo của thực dân Pháp.
Tối ngày 13-1-1941, Đội Cung xuất phát từ đồn Rạng, Thanh Chương kéo quân lên tiến công và chiếm được đồn giặc Pháp ở Đô Lương, rồi tổ chức lực lượng tiến thẳng về Vinh, tiến công vào doanh trại lính Pháp đang đóng trong thành Vinh. Nhưng việc không thành, thành Vinh lại chứng kiến sự hy sinh anh dũng của Đội Cung và cộng sự. Và ngày 20-8-1945, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban khởi nghĩa tỉnh Nghệ An, quân và dân địa phương đã ồ ạt tiến công vào giải phóng thành Vinh...
Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, sự phá hoại của chiến tranh, di tích thành Vinh hầu như là phế tích, chỉ còn lại 3 cổng thành và khu hồ bao quanh. Gần đây thành cổ Vinh đang được tu tạo lại để xứng đáng với vị thế lịch sử của mình và trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn du khách.
Du lịch, GO! tổng hợp từ báo Quảng Ninh và nhiều nguồn khác
Kiến trúc cổ đồng bằng Nam bộ
Bạn sẽ sửng sốt khi bất ngờ khám phá ra sự tồn tại kiến trúc cổ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phần lớn các di tích còn lại bao gồm chùa, đình, và biệt thự, thể hiện phong cách hòa hợp Pháp-Việt.
< Chùa Phước Hưng (Chùa Hương) (xây dựng khoảng 1838-1882), Sa Đéc, Đồng Tháp.
Các kiến trúc này hầu hết đã được xây dựng hoặc phục hồi trong thời kỳ Pháp thuộc (thế kỷ 19-20). Mặt tiền thường theo phong cách Pháp và nội thất theo truyền thống Việt Nam và nó còn chứa đựng rất nhiều đồ cổ có giá trị nghệ thuật như tranh tường, tác phẩm điêu khắc, chạm trổ gỗ, đồ trang trí nội thất…
< Chùa Bửu Hưng (chùa Cả Cát, thế kỷ 18-20), Lai Vung, Đồng Tháp.
Ít phô trương hơn so với ngôi chùa bề thế hàng xóm là chùa Bửu Quang, chùa Phước Hưng ở Sa Đéc, Đồng Tháp có mặt tiền nghiêm trang, với ngôi chính điện đơn giản và yên tịnh lại thêm vào một sân cây cảnh tươi mát ở giữa.
Lần đầu tiên bước vào chính điện của ngôi chùa Bửu Hưng (chùa Cả Cát), Lai Vung, Đồng Tháp, tôi rất kinh ngạc bởi kiệt tác chạm trổ tinh xảo mạ vàng và nhiều tác phẩm điêu khắc xưa xếp hàng dọc theo tường. Đặc biệt hơn là bức tượng Phật A Di Đà ở bàn thờ chính có niên biểu thời vua Minh Mạng (1820-1841).
Khu mộ bảo tháp của các vị sư trụ trì và chư tăng trong quá khứ dưới sự che chở của vườn tre uốn lượn càng gia tăng quang cảnh cổ xưa của tu viện này.
Sự khám phá bất ngờ nhất là các bức tranh tường của họa sĩ Thiện Tâm, người đã dạy tôi hội hoạ vào giữa thập niên 1980 khi tôi còn ở Việt Nam. Ông là một trong số những họa sĩ tài năng và sung mãn nhất chuyên vẽ tranh tôn giáo cho rất nhiều chùa ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tỉnh Đồng Tháp.
Điều không may mà tôi biết được trong các chuyến thăm này là nhiều bức tranh tường của ông đã bị phá hủy trong quá trình xây dựng chùa mới vì bị cho là không hợp thời trang bằng phù điêu. Trên tầng hai chùa Bửu Quang toàn bộ những bức tranh tường tuyệt đẹp của họa sĩ Thiện Tâm đã không may bị quét vôi bao phủ. Tôi tin rằng người có tài năng trùng tu sẽ có thể hồi sinh lại những bức tranh tường quí giá này.
< Đình Châu Phú (1922), Châu Đốc, An Giang.
Vì địa điểm hẻo lánh và ít du khách lai vãng, đình Châu Phú (An Giang) may mắn được bảo quản tốt hơn và còn nguyên vẹn hơn so với chùa. Mặc dù mang kiểu dáng pha kiến trúc Pháp bên ngoài, nội thất của ngôi đình này hoàn toàn theo kiến trúc truyền thống Việt Nam điển hình của thể loại này.
Giống như nhiều ngôi đình khác, đình Châu Phú cũng nằm nhìn ra con sông phía trước có lẽ cho phù hợp với nguyên tắc thiết kế phong thủy.
< Đình Mỹ Phước (1889, 1903) Long Xuyên, An Giang.
Ngôi đình Mỹ Phước (Long Xuyên, An Giang) đặc biệt khác thường vì có nội thất giản dị được chống đỡ bởi các cây cột cao và mảnh khảnh tạo ra một không gian rộng và yên tĩnh. Nó không giống sự sang trọng và bận rộn điển hình của nội thất trong những ngôi đình khác thường được sơn son thếp vàng rực rỡ, chạm trổ quá mức, và mang nhiều đồ trang trí chật chội.
< Đình Long Thanh (1913), TP Vĩnh Long, Vĩnh Long.
Tham quan ngôi đình Long Thanh (Vĩnh Long), tôi rất hài lòng khi chiêm ngưỡng trang trí thanh lịch không cầu kỳ bên trong, rất phù hợp với tuổi của nó. Thiết kế trần thấp cũng thích hợp hơn với chiều cao con người.
Tuyệt vời hơn nữa là hoành phi và đồ nội thất cổ xưa đơn giản và những hàng cột trang trí liễn đối công phu. Phía sau đình đối mặt với dòng sông có khuôn viên nhiều bóng cây mát mẻ mang lại sự sảng khoái cho khách vãng lai.
< Đình Định Yên (1909). Định Yên, Đồng Tháp.
Miêu tả thích hợp nhất về tuyến đường đi đến ngôi đình hẻo lánh Định Yên (Định Yên, Đồng Tháp) là một chuyến dạo chơi thanh nhàn tạo cơ hội mỹ mãn để chiêm ngưỡng vùng nông thôn Việt Nam.
Chắc chắn là do ít ai biết đến ngôi đình này nên kiến trúc thuần túy của nó vẫn còn nguyên vẹn, như là châu báu trong biển nhà bê tông bóng bẩy mọc lên như nấm trên toàn Việt Nam.
Nội thất ngôi đình này giống như một bảo tàng đầy thân mật với đầu hiên được chạm trổ con rồng tinh vi. Đồ vật tinh tế nhất ở đây là những bức tranh cũ đầy quyến rũ thực hiện bởi bàn tay hoàn hảo của các nghệ nhân địa phương.
< Đình Tân Phú Trung (1853, 1864), Tân Phú Trung, Đồng Tháp.
Phải đi qua đoạn đường dài gập ghềnh mới đến được ngôi đình Tân Phú Trung, (Tân Phú Trung, Đồng Tháp). Nhìn chung ngôi đình được bảo quản tốt cũng có thể là vì ít du khách địa phương và nước ngoài.
Những tác phẩm chạm trổ sơn son thếp vàng hấp dẫn, và các bức tranh địa phương giản dị chắc chắn sẽ để lại ấn tượng sâu sắc cho du khách. Như những ngôi đình khác, ngôi đình này cũng tổ chức lễ hội hàng năm đầy màu sắc văn hóa.
< Biệt thự Bình Thủy (1870), Bình Thủy, Cần Thơ.
Mặt tiền phong cách Pháp của biệt thự Bình Thủy (Bình Thủy, Cần Thơ) che giấu một nội thất phương Đông bên trong và hơn nữa biệt thự này có chức năng như một viện bảo tàng tư nhân. Kiến trúc và trang trí nội thất vẫn còn như ban đầu nhưng tinh tế hơn vì không có liễn đối và sơn son thiếp vàng rực rỡ thường thấy trong đình và chùa.
Kiến trúc tòa biệt thự Huỳnh Thủy Lê có thiết kế tương tự như biệt thự Bình Thủy, đặc biệt hơn là nó có một diện mạo như sơn mài do lớp sơn bóng màu đen phủ trên ván tường và cột.
< Biệt thự Huỳnh Thủy Lê (1895, 1917), Sa Đéc, Đồng Tháp.
Hướng dẫn tham quan
Nhiều địa điểm nằm ở vùng nông thôn hẻo lánh cách xa thị trấn, đường xá ít được duy trì và cơ sở thiếu tiện nghi; vì vậy du khách nên đi xe gắn máy không nên mang theo đồ nặng và chỉ mang đồ cần thiết hàng ngày cho chuyến đi.
Thường xuyên ít người lai vãng ngoại trừ một vài du khách tò mò và mạo hiểm, đình khó có cơ hội vào bên trong nên bạn phải kiên nhẫn chờ đợi người quản lý, đôi khi với một chút may mắn bạn mới có thể vào được bên trong; bạn nhớ hỏi tên địa phương của các di tích này.
Theo Vnexpress
Du lịch, GO!
< Chùa Phước Hưng (Chùa Hương) (xây dựng khoảng 1838-1882), Sa Đéc, Đồng Tháp.
Các kiến trúc này hầu hết đã được xây dựng hoặc phục hồi trong thời kỳ Pháp thuộc (thế kỷ 19-20). Mặt tiền thường theo phong cách Pháp và nội thất theo truyền thống Việt Nam và nó còn chứa đựng rất nhiều đồ cổ có giá trị nghệ thuật như tranh tường, tác phẩm điêu khắc, chạm trổ gỗ, đồ trang trí nội thất…
< Chùa Bửu Hưng (chùa Cả Cát, thế kỷ 18-20), Lai Vung, Đồng Tháp.
Ít phô trương hơn so với ngôi chùa bề thế hàng xóm là chùa Bửu Quang, chùa Phước Hưng ở Sa Đéc, Đồng Tháp có mặt tiền nghiêm trang, với ngôi chính điện đơn giản và yên tịnh lại thêm vào một sân cây cảnh tươi mát ở giữa.
Lần đầu tiên bước vào chính điện của ngôi chùa Bửu Hưng (chùa Cả Cát), Lai Vung, Đồng Tháp, tôi rất kinh ngạc bởi kiệt tác chạm trổ tinh xảo mạ vàng và nhiều tác phẩm điêu khắc xưa xếp hàng dọc theo tường. Đặc biệt hơn là bức tượng Phật A Di Đà ở bàn thờ chính có niên biểu thời vua Minh Mạng (1820-1841).
Khu mộ bảo tháp của các vị sư trụ trì và chư tăng trong quá khứ dưới sự che chở của vườn tre uốn lượn càng gia tăng quang cảnh cổ xưa của tu viện này.
Sự khám phá bất ngờ nhất là các bức tranh tường của họa sĩ Thiện Tâm, người đã dạy tôi hội hoạ vào giữa thập niên 1980 khi tôi còn ở Việt Nam. Ông là một trong số những họa sĩ tài năng và sung mãn nhất chuyên vẽ tranh tôn giáo cho rất nhiều chùa ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tỉnh Đồng Tháp.
Điều không may mà tôi biết được trong các chuyến thăm này là nhiều bức tranh tường của ông đã bị phá hủy trong quá trình xây dựng chùa mới vì bị cho là không hợp thời trang bằng phù điêu. Trên tầng hai chùa Bửu Quang toàn bộ những bức tranh tường tuyệt đẹp của họa sĩ Thiện Tâm đã không may bị quét vôi bao phủ. Tôi tin rằng người có tài năng trùng tu sẽ có thể hồi sinh lại những bức tranh tường quí giá này.
< Đình Châu Phú (1922), Châu Đốc, An Giang.
Vì địa điểm hẻo lánh và ít du khách lai vãng, đình Châu Phú (An Giang) may mắn được bảo quản tốt hơn và còn nguyên vẹn hơn so với chùa. Mặc dù mang kiểu dáng pha kiến trúc Pháp bên ngoài, nội thất của ngôi đình này hoàn toàn theo kiến trúc truyền thống Việt Nam điển hình của thể loại này.
Giống như nhiều ngôi đình khác, đình Châu Phú cũng nằm nhìn ra con sông phía trước có lẽ cho phù hợp với nguyên tắc thiết kế phong thủy.
< Đình Mỹ Phước (1889, 1903) Long Xuyên, An Giang.
Ngôi đình Mỹ Phước (Long Xuyên, An Giang) đặc biệt khác thường vì có nội thất giản dị được chống đỡ bởi các cây cột cao và mảnh khảnh tạo ra một không gian rộng và yên tĩnh. Nó không giống sự sang trọng và bận rộn điển hình của nội thất trong những ngôi đình khác thường được sơn son thếp vàng rực rỡ, chạm trổ quá mức, và mang nhiều đồ trang trí chật chội.
< Đình Long Thanh (1913), TP Vĩnh Long, Vĩnh Long.
Tham quan ngôi đình Long Thanh (Vĩnh Long), tôi rất hài lòng khi chiêm ngưỡng trang trí thanh lịch không cầu kỳ bên trong, rất phù hợp với tuổi của nó. Thiết kế trần thấp cũng thích hợp hơn với chiều cao con người.
Tuyệt vời hơn nữa là hoành phi và đồ nội thất cổ xưa đơn giản và những hàng cột trang trí liễn đối công phu. Phía sau đình đối mặt với dòng sông có khuôn viên nhiều bóng cây mát mẻ mang lại sự sảng khoái cho khách vãng lai.
< Đình Định Yên (1909). Định Yên, Đồng Tháp.
Miêu tả thích hợp nhất về tuyến đường đi đến ngôi đình hẻo lánh Định Yên (Định Yên, Đồng Tháp) là một chuyến dạo chơi thanh nhàn tạo cơ hội mỹ mãn để chiêm ngưỡng vùng nông thôn Việt Nam.
Chắc chắn là do ít ai biết đến ngôi đình này nên kiến trúc thuần túy của nó vẫn còn nguyên vẹn, như là châu báu trong biển nhà bê tông bóng bẩy mọc lên như nấm trên toàn Việt Nam.
Nội thất ngôi đình này giống như một bảo tàng đầy thân mật với đầu hiên được chạm trổ con rồng tinh vi. Đồ vật tinh tế nhất ở đây là những bức tranh cũ đầy quyến rũ thực hiện bởi bàn tay hoàn hảo của các nghệ nhân địa phương.
< Đình Tân Phú Trung (1853, 1864), Tân Phú Trung, Đồng Tháp.
Phải đi qua đoạn đường dài gập ghềnh mới đến được ngôi đình Tân Phú Trung, (Tân Phú Trung, Đồng Tháp). Nhìn chung ngôi đình được bảo quản tốt cũng có thể là vì ít du khách địa phương và nước ngoài.
Những tác phẩm chạm trổ sơn son thếp vàng hấp dẫn, và các bức tranh địa phương giản dị chắc chắn sẽ để lại ấn tượng sâu sắc cho du khách. Như những ngôi đình khác, ngôi đình này cũng tổ chức lễ hội hàng năm đầy màu sắc văn hóa.
< Biệt thự Bình Thủy (1870), Bình Thủy, Cần Thơ.
Mặt tiền phong cách Pháp của biệt thự Bình Thủy (Bình Thủy, Cần Thơ) che giấu một nội thất phương Đông bên trong và hơn nữa biệt thự này có chức năng như một viện bảo tàng tư nhân. Kiến trúc và trang trí nội thất vẫn còn như ban đầu nhưng tinh tế hơn vì không có liễn đối và sơn son thiếp vàng rực rỡ thường thấy trong đình và chùa.
Kiến trúc tòa biệt thự Huỳnh Thủy Lê có thiết kế tương tự như biệt thự Bình Thủy, đặc biệt hơn là nó có một diện mạo như sơn mài do lớp sơn bóng màu đen phủ trên ván tường và cột.
< Biệt thự Huỳnh Thủy Lê (1895, 1917), Sa Đéc, Đồng Tháp.
Hướng dẫn tham quan
Nhiều địa điểm nằm ở vùng nông thôn hẻo lánh cách xa thị trấn, đường xá ít được duy trì và cơ sở thiếu tiện nghi; vì vậy du khách nên đi xe gắn máy không nên mang theo đồ nặng và chỉ mang đồ cần thiết hàng ngày cho chuyến đi.
Thường xuyên ít người lai vãng ngoại trừ một vài du khách tò mò và mạo hiểm, đình khó có cơ hội vào bên trong nên bạn phải kiên nhẫn chờ đợi người quản lý, đôi khi với một chút may mắn bạn mới có thể vào được bên trong; bạn nhớ hỏi tên địa phương của các di tích này.
Theo Vnexpress
Du lịch, GO!
Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014
Lang thang ngoại ô Sàigòn (B - P6)
(Tiếp theo) - Ở Sài Gòn náo nhiệt này việc tìm một không gian yên tĩnh vừa để tham quan du lịch vừa tìm về tâm linh Phật Giáo không phải dễ. Thế nhưng ở quận 9 TP.HCM lại có một ngôi chùa giúp cho du khách vừa tham quan ngắm cảnh vừa tìm cho mình sự thanh tịnh của tâm linh: đó là chùa Bửu Long.
< Rời chốn suối nhưng hổng phải suối, bọn mình hướng về đường Nguyễn Xiển trên con lộ 11.
Chùa Bửu Long có kiến trúc vừa hoành tráng hiện đại vừa biểu hiện nét cổ kính nhất của nền văn minh Suvannabhumi cổ đại trong vùng Đông Nam Á. Chùa có tên chính thức Thiền viện Tổ Đình Bửu Long tọa lạc trong khuôn viên rộng 14 ha trên ngọn đồi phía Tây ngạn sông Đồng Nai tại số 81 đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.
< Cuối đường, sau khi vượt một đoạn song song những hai đường 11 thì mình chạm ngã 3 Nguyễn Xiển: Queọ trái hướng về chùa Bửu Long, còn rẽ phải thì đi cù lao Bà Sang, trên đó có chùa Phước Long. Rẽ trái vậy!
Thiền viện do cư sĩ Võ Hà Thuật thành lập năm 1942, sau khi đã quy y và thọ pháp với Thiền sư Hộ Tông. Mục đích của ông là lập đạo tràng này để thỉnh Ngài về truyền pháp cho nhóm bạn bè đồng đạo của mình cùng nhau sách tấn tu tập.
< Chạy mãi đến một ngã 3 không tên, mình quẹo trái vào đó (vị trí ở đây) cốt ý chụp cái này: đỉnh tháp của chùa Bửu Long.
Ai đâu biết rằng con đường không tên ni lại chính là đường thông ra khuôn viên dự án Depot Long Bình mà khi nãy mình đã chạy qua, lại rất gần!
Thuở ban đầu, đây chỉ là một tịnh thất nhỏ để hành đạo trên một ngọn đồi ở Long Bình, Thủ Ðức, chu vi khoảng hơn mười bốn mẫu tây.
< Chụp xong rồi ra, chạy thêm một đoạn ngắn nữa là thấy nhánh rẽ vào chùa Bửu Long (vị trí).
Gởi xe trong bãi (tùy hỉ) rồi bọn mình bước ngang khoảng sân rộng lên chùa.
Về sau, ông hiến cúng thiền thất và toàn bộ khu đất cho Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam để thành lập chùa và đào tạo Chư Tăng. Lúc đó, Hòa thượng Hộ Tông đương kim là Tăng thống của Giáo hội và là thầy tổ của ông nên Hòa thượng đại diện Tăng già tiếp nhận.
< Những bậc thang trước rồi lại những bậc thang sau: chùa nằm trên một quả đồi thấp mà.
Hai bên thang có rồng chầu.
Rằm tháng giêng nên khá đông người, muốn có bức ảnh tương đối ưng ý thì bao giờ cũng phải chờ...
< Chánh điện chùa Bửu Long sau khi được sửa chữa và mở rộng nhiều lần.
Hòa thượng Hộ Tông nhận thấy vùng đất yên tịnh, thoáng mát, rộng rãi và phong cảnh u tịch xứng đáng để mở thiền viện, cho nên vào năm 1963 đã kết hợp với kiến trúc sư phát họa một bản vẽ sơ đồ thiền viện Bửu Long rất quy mô.
< Qua khoảnh vườn rộng thì đến khuôn viên bảo tháp Xá lợi.
Kiểu mẫu chánh điện rất độc đáo phối hợp nhịp nhàng giữa kiến trúc Việt Nam với kiến trúc Ấn Ðộ, Thái Lan, Miến Ðiện, phía trên chánh điện dự định xây một ngọn tháp để tôn trí Xá Lợi chiều cao khoảng 30m. Tuy nhiên công trình này không thực hiện được vì một số lý do khách quan.
< Săn ảnh trên các con đường cẩn đá.
Do đó, Hòa thượng đành phải xây một chánh điện nhỏ chiều ngang khoảng 12m, chiều dài khoảng 28m để tôn thờ tượng đức Bổn Sư trang nghiêm cho Chư Tăng Ni và Phật tử lễ bái cúng dường hằng ngày với kiến trúc không có gì nổi bật cho lắm. Ðồng thời với công trình xây dựng đó, có rất nhiều liêu thất được xây cất nằm rải rác khắp ngọn đồi dành cho chư Tăng Ni và Phật tử tu thiền. Phong cảnh và trú xứ ở đây rất thích hợp cho những thiền giả tu tập thiền định.
< Chính diện bảo tháp trông như một tòa lâu đài.
Ảnh không người thì nhiều, ảnh... có người mới độc! Thật tế, ngay ngày rằm lớn tháng giêng, người đông như trẩy hội nên khó có 'cảnh không người', he he...
< Thi thoảng thấy bóng người trên bảo tháp, tí nữa ta sẽ lên ấy.
Về sau, do nhu cầu phát triển của chư Ni, Thượng tọa Viên Minh thực hiện một chương trình đào tạo những vị ni trẻ tuổi có năng lực cầu học và cầu tu để giúp sức cho chư Tăng về phương diện văn hóa và xã hội. Trên cơ sở đó, năm 1990, Thượng tọa xây dựng một Ni viện trong khuôn viên thiền viện Bửu Long cho các vị ni trẻ tuổi xuất gia để có trú xứ tu học.
< Góc phải bên ngoài có căn nhà gỗ 2 tầng, rất đẹp; phía trước có một ni cô đang dạo bước.
Bước lại gần nhìn cái chậu hoa vàng, bọn mình cứ cho là cây giả.
< Giọng ni cô cất lên: 'Hoa ni thật đấy, không phại giả đâu'.
Thật và đẹp thiệt, một loài lan rừng.
Năm 1961, ngài Narada Mahàthera, Đức tăng thống Phật giáo SriLanKa tặng thiền viện một cây bồ đề chiết từ cây mẹ tại Bồ đề Đạo Tràng Ấn Độ, nơi Đức Phật giác ngộ và thành đạo. Cây bồ đề được đem trồng trong khuôn viên chùa, nay đã được tôn tạo thành Bồ đề Phật Cảnh.
< Ni cô có giọng cố đô, bà người Huế và vào đây tu học.
Ảnh là một loài lan khác ở chậu kề cận, tiếc là mình không giỏi cách chụp cận cảnh, lại lười xử lý ảnh.
< Trông xa cứ ngỡ hoa mai nhưng chắc chắn là trật lất, thể hiện trên các cành lá, đây cũng là một loài lan.
Năm 1996, Thượng tọa Hộ Pháp (du học ở Thái Lan và Miến Ðiện hơn 25 năm) có hoài bão mở lớp chuyên khoa Phật học về Kinh điển Nguyên thủy cho Chư Tăng Phật giáo Nam tông. Thượng tọa Hộ Pháp và Viên Minh vận động Phật tử Thái Lan, Miến Ðiện và Việt Nam xây dựng một lớp học chiều ngang khoảng 4 m, chiều dài khoảng 30 m, 1 lầu. Tầng trệt là phòng học của chư Tăng, có 2 phòng song song dành cho giảng sư nghỉ giải lao. Tầng trên là tăng phòng dành cho các vị học tăng cư trú.
< Lúc này, ni cô đã kéo 'nửa kia' vào đàm đạo. Còn mình trở bước ra ngoài loanh quanh chộp thiên hạ...
Năm 2000, Thượng tọa Viên Minh (trụ trì tổ đình) trùng tu chánh điện cũ. Công trình giữ nguyên hiện trạng cũ, chỉ nới rộng thêm phía sau tượng đức Bổn sư để tăng thêm chu vi của chánh điện. Bên trong chánh điện thờ phượng rất đơn giản nhưng tôn nghiêm: một tượng đức Phật tổ ngồi trên tọa sen với gương mặt hiền từ và nhân ái, phía sau tượng là bức tường vẽ những vầng sáng tượng trưng cho những ánh hào quang.
< Năm phút, rồi mươi phút... nhưng vẫn không rời bước chân.
Ui chu choa, lâu quá!
Bên ngoài chánh điện còn có thêm hai cửa hông, qua hai cửa này chư Tăng và Phật tử thường vào hành lễ, với kiểu mẫu kiến trúc nhìn xa hơi giống loại kiến trúc cổ kính của cung đình. Tuy nhiên cũng có đường nét nghệ thuật, hoa văn, kiến trúc độc lập của Phật giáo Nguyên thủy.
< Không chờ nữa, tự mình đi. Đây là ngõ hông phải: phía trong là tháp nhỏ, phía ngoài là những phòng dành cho các vị học tăng cư trú.
Năm 2007 Hòa thượng Viên Minh cho xây dựng thêm ngôi Bảo tháp thờ Xá lợi Phật và nhiều công trình phụ như: khách đường; Ni viện; cội bồ đề; Phật nhập Niết bàn… Sau khi hoàn thành, bảo tháp giống như một tòa lâu đài sừng sững, oai nghiêm giữa đất trời, mỗi ngày đón nhận hàng ngàn lượt người đến thăm quan.
< Hồ bán nguyệt trước bảo tháp xá lợi, nước xanh ngắt một màu trời.
Đôi số liệu về công trình bảo tháp Xá Lợi này:
Toàn bộ chánh điện và khuôn viên xung quanh chùa được thiết kế theo bảng vẽ của hòa thượng Viên Minh.
Bảo tháp Gotama Cetiya thờ xá lợi Đức Phật và Chư Thánh Tăng là một kiến trúc vừa hoành tráng hiện đại vừa biểu hiện nét cổ kính nhất của nền văn minh Suvannabhumi cổ đại trong vùng Đông Nam Á.
< Lúc này nữa kia ra khều vai, lại tiếp bước lang thang.
Ảnh chụp bảo tháp mặt trước, góc phải: trông thật uy nghi...
a) Tổng diện tích mặt bằng sàn 7 tầng 7.256m² với:
- Tầng trệt khoảng 2.000m².
- Tầng 2 khoàng 2.000m² tính cả mặt sàn hành lang.
- Tầng 3 khoảng 868m².
...
< Những cánh cửa đồng ở tầng trệt quanh bảo tháp xá lợi thiền viện Bửu Long.
- Tầng 4 (lửng) khoảng 450m².
- Tầng 5 khoảng 868m² kể cả hành lang.
- Tầng 6 khoảng 600m².
- Tầng 7 khoảng 20m².
< Giáp biên phía ngoài có cụm hang núi giả mé phải.
b) Chiều cao tháp chính là 67m (80m so với mặt biển).
c) Hai tháp chuông và chiêng có tổng diện tích 3 tầng là 108m2, chiều cao khoảng 15m
d) Hồ nước có diện tích 280m² chứa khoảng 800 khối nước.
e) Quanh tháp có 32 cây đèn cao khoảng 4m.
< Ảnh chụp góc trong, phía phải của bảo tháp trong khuôn viên thiền viện với đỉnh tháp cao vút.
Bảo tháp có bốn tháp xung quanh với tên gọi: tháp Đản Sinh, tháp Thành Đạo, tháp Pháp Luân, tháp Niết Bàn. Tháp có tổng sức chứa trên 2.000 người cùng vào tham quan chiêm bái xá lợi Phật.
< Lối đi mặt sau bảo tháp, nơi đây còn có lối rẽ ra một khuôn viên rộng lớn tít phía sau. Thiền viện Bửu Long nằm trên đỉnh ngọn đồi thấp, rất rộng.
Một ít người cho rằng đây là tháp thiết kế theo phong cách Thái Lan nhưng đó là vì họ không nghiên cứu kỹ về sự đồng nhất và khác biệt của kiến trúc Phật Giáo các nước vùng Đông Nam Á. Khi đưa ra ý tưởng thiết kế, hòa thượng đã đắn đo rất kỹ. Tất nhiên vì là Phật Giáo Nam Tông phải chọn kiến trúc theo văn hóa Phật Giáo Nam Tông vùng Đông Nam Á chứ không thể theo kiến trúc phương Bắc ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc.
< Tòa bảo tháp chen giữa cây xanh. Trong ngày thường, đây sẽ là chốn tĩnh tâm tuyệt vời đấy.
Hầu hết kiến trúc Phật Giáo Nam Tông trong vùng Đông Nam Á đều xuất phát từ nền văn hóa Phù Nam cổ. Phù Nam tức là vùng lãnh địa Suvannabhūmi ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ từ triều đại Asoka, chiếm một diện tích rộng lớn trong vùng Đông Nam Á ngày nay, trải dài từ Miến Điện cho tới tận Biển Đông, như các dân tộc Cambodia, dân tộc Chăm, Thủy Chân Lạp mà ngày nay thuộc về miền Trung và Nam Bộ Viêt Nam.
< Trở ra bãi giữ xe để lấy hai chai nước uống rồi trở lên chánh điện bằng một ngõ khác.
Mình rất thích những chiếc cầu thang đá như trong hình. Tuy nhiên ảnh chụp ở đây tới số trăm, không thể up lên cho hết.
< Nhà ăn cho khách ở phía phải bảo tháp, không biết theo cách gọi của nhà Phật là gì. Còn nơi dùng bữa của các thầy chỗ khác - đấy gọi là 'trai đường'.
Hôm nay chùa không có cơm chay, chỉ có hủ tiếu chay - ai muốn 'măm' thì cứ vào mà không phải bận tâm chuyện 'tính tiền'.
< Các sư người ngoại quốc vừa đi vừa đàm đạo.
Bọn mình loanh quanh mãi đến đường biên chùa mé trái, chỗ có con đường nhỏ (vị trí ở đây) thông ra cổng bên, nối vào con đường không tên bên ngoài mà khi nãy mình chụp nóc tháp. Đất chùa rộng ghê nha!
< Bảo tháp xá lợi thiền viện Bửu Long ở góc trong, phía trái.
Thôi, bây giờ lên tháp xem thế nào...
Việt Nam ảnh hưởng 2 nền văn hóa: Phương Bắc ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, phương Nam ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ mà trực tiếp là văn hóa Phù Nam. Kiến trúc cổ của nền văn minh Phù Nam ngày nay còn lại các di tích lịch sử nổi tiếng như Ankor Thom, Ankor Wat ở Cambodia, Mỹ Sơn ở Quảng Nam, Tháp Bà ở Nha Trang v.v... Và chúng ta cũng có thể tìm thấy những di sản văn hóa này ở Miến Điện, Thái Lan và Lào.
< Nơi gởi giày dép miễn phí. Vào tham quan phải đi chân trần nhé, nếu đi giày thì có thể giữ nguyên vớ.
Đi một mình do nửa kia không lên, săng đan bỏ vào góc khỏi phải gởi.
< Từ những bậc thang lên tầng 1, mình chụp ảnh hồ bán nguyệt xanh ngắt, giữa có họng nước phun theo kiểu lập trình tự động.
Bảo Tháp chùa Tổ Đình Bửu Long thuộc Phật Giáo Nam Tông lại nằm trong khu văn hóa phương Nam của Công Viên Lịch Sử Văn Hóa Dân Tộc nên hòa thượng chọn lối kiến trúc cổ nhất của nền văn hóa Phù Nam để vừa phù hợp với phong cách văn hóa Phật Giáo Nam Tông vùng Đông Nam Á, vừa phù hợp với khu văn hóa phương Nam của Công Viên Lịch Sử Văn Hóa Dân Tộc.
< Trên hành lang tầng 2 nhìn xuống sảnh thờ chánh điện tầng trệt.
Lấy lối kiên trúc cổ nhất của văn hóa Phù Nam kết hợp với kiến trúc hiện đại và chọn những mẩu hoa văn cổ rồi biến tấu cho gần gũi nhất với tâm hồn người Việt để tạo thành một kiến trúc vùa có nét chung của Phật Giáo Nam Tông vùng Đông Nam Á vừa có phong thái riêng của Phật Giáo Nam Tông Việt Nam...
< Lại theo thang lên tầng 3. Kinh nghiệm cho bạn là thế này: nếu đi vào dịp lễ, đông người - hãy theo cầu thang phía phải tháp sẽ ít người hơn.
Trường hợp này cũng được áp dụng trong các nơi đông người khác (ví dụ như nhà hát, nhà hàng...) mà có những 2 cầu thang: bao giờ thang phía phải cũng ít người sử dụng hơn.
< Ảnh chụp sân trước từ tầng 4, kết cấu trang trí điêu khắc đá tại đây rất nhiều.
... Như vậy sẽ tránh được sự mô phỏng theo phong cách riêng của kiến trúc Phật Giáo các nước trong vùng. Chính vì vậy mà ta thấy Bảo Tháp vừa phảng phất bóng dáng cổ kính của tháp Chăm, của đền Ankor Wat... vừa có đường nét kiến trúc hiện đại mà vẫn có phong thái riêng của Phật Giáo Nam Tông Việt Nam.
< Sảnh thờ trên tầng 4. Tượng những nhà sư vây quanh tụng niệm bên Phật Tổ trông như thật.
Thiền viện Bửu Long sinh hoạt theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy (Theravàda) lấy Tam Tạng Pā làm gốc, đồng nhất với các nước Phật giáo Nam Tông trong vùng Đông Nam Á. Thiền viện Bửu Long ngày nay được xem như là tổ đình của Phật giáo Nam Tông Việt Nam, tổ đình ở đây không có nghĩa là ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam, mà là địa điểm cư ngụ và tôn thờ vị khai sáng Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam.
< Theo thang lên nữa thì đến sảnh thờ ở tầng 5.
Do hai phía đều có cửa sổ nên trong các sảnh rất thông thoáng, sáng đủ mức không cần dùng flash.
Thiền Viện Tổ Đình Bửu Long đã được công nhận là môt hạng mục trong Công Viên Lịch Sử Văn Hóa Dân Tộc. Điều này phù hợp với quyết định của Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam đặt văn phòng Ban Phật Giáo Nam Tông tại đây làm Trung Tâm nghiên cứu và giới thiệu lịch sử hình thành, phát triển, tổ chức, sinh hoạt, và sự cống hiến của Phật Giáo Nguyên Thủy cho nền văn hóa, giáo dục, đạo đức, v.v... của đất nước nói riêng, đồng thời nghiên cứu giới thiệu các nước theo Phật giáo Nguyên thủy đã đóng góp được gì cho sự tiến bộ của văn minh nhân loại.
< Nhìn từ hiên ngoài đây, càng lên cao diện tích càng nhỏ lại dần.
Phía xa là dòng sông Đồng Nai chảy lặng lẽ.
Thiền Viện Bửu Long có không gian vô cùng yên tĩnh và gần như cách biệt với Sài Gòn náo nhiệt. Chùa nằm trên một ngọn đồi được bao quanh bởi rừng cây, mặt trước chánh điện hướng ra bờ sông Đồng Nai tạo cho Bửu Long có không gian rất thơ mộng và yên tĩnh. Tuy có rừng cây bao phủ xung quanh nhưng do tầng cao nhất của chùa cách điệu hình chiếc chuông sơn vàng nên dù chưa tới nơi bạn đã thấy chùa hiện ra rất lộng lẫy.
< Những tháp ở 4 góc của các tầng trông như chiếc chuông úp ngược, màu ánh vàng.
Tọa lạc trên một ngọn đồi nên không khí nơi đây mát mẻ quanh năm, kết hợp với khuôn viên rộng rãi, cây xanh phủ bóng làm cho du khách cảm thấy tâm hồn thanh tịnh dịu dàng khi bước chân đến nơi này. Ngước mắt lên bầu trời xanh, ngắm nhìn tòa bảo tháp uy nghiêm lộng lẫy, văng vẳng bên tay là tiếng chuông gió phát ra từ trên đỉnh bảo tháp, một không gian lý tưởng để bạn gột rửa tâm hồn, tìm về chốn bình yên sau bao bộn bề của cuộc sống.
< Quang cảnh xung quanh thiền viện Bửu Long nhìn từ tháp xá lợi.
Đến với thiền viện ngoài việc được tìm về cội nguồn Phật Giáo, du khách tham quan còn có dịp được chiêm bái Xá Lợi Phật.
Lắng nghe tiếng giảng bài, đọc bài bằng tiếng Ba – li ngôn ngữ của thời Đức Phật đang được chùa truyền lại cho các em nhỏ. Kết hợp với cây bồ đề được chiết từ nhánh cây bồ đề nơi Phật tu thành chánh quả tại Ấn Độ sẽ giúp bạn tìm về một chút cội nguồn Phật Giáo.
< Tầng tháp lưu giữ xá lợi Phật và các Thánh tăng.
Xá-lị hay xá-lợi (tiếng Phạn: शरीर sarira; chữ Hán: 舍利) là những hạt nhỏ có dạng viên tròn hình thành sau khi thi thể được hỏa táng hoặc thân cốt sau khi chết của các vị cao tăng Phật giáo.
"Xá-lị" còn có nghĩa là những hạt nhỏ trông giống ngọc trai hay pha lê được tìm thấy trong tro hỏa táng của một số vị cao tăng Phật giáo, mà khoa học hiện đại chưa giải thích thuyết phục được nguyên lý hình thành của các hạt này. Đây là các bảo vật của thế giới Phật giáo.
< Trên tầng 6 nhìn xuống khuôn viên phía trước để thấy một khung cảnh bao la. Lúc này là 10h kém 10, người đã thưa bớt do nắng.
Nhủ thầm khi xuống dưới sẽ chụp lại tấm chính diện không người nhưng lại quên mất.
< Chụp thêm vài góc cạnh khác của tầng này rồi xuống tháp, còn tầng trên cùng thì đóng cửa.
Những ngày lễ lớn của Tổ đình:
2. Lễ Tam Hợp (Đản Sanh, Thành Đạo, Niết-bàn) – ngày Rằm tháng Tư ÂL
3. Lễ Để Bát Báo Hiếu – ngày Rằm tháng Bảy và 30 tháng Tám ÂL
4. Lễ Giỗ Tổ Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam – ngày 26 tháng Bảy ÂL
5. Lễ Dâng Y Kathina – ngày 17 tháng Chín ÂL.
< Cũng như lần lên, mình xuống bằng thang phải vắng hơn nhiều so với thang còn lại tấp nập người.
Bàn 'Hùn phước xây chùa' đây, ai muốn thì ghé vào.
< Còn quy định tham quan chiêm bái ở đây.
Theo năm tháng trôi qua, chùa Bửu Long đã trãi qua những đời trụ trì:
- Hòa thượng HộTông.
- Thượng tọa Lão Tâm.
- Ðại Đức Bửu Ðức.
- Thượng Tọa Viên Minh.
< Trở vòng ra chính điện ben ngoài cúng dường bằng những trái xoài mập mạp, tròn lẵng đã mua khi sáng rồi ra bãi lấy xe.
Tùy hỉ, muốn bỏ vào giỏ bao nhiêu tùy thích.
Rời chùa Bửu Long, mình chạy ra Nguyễn Xiển để hướng về Q7. Nguyễn Xiển đã từng đi vài lần, đường 11 cũng mới vừa 'quậy tưng', vậy thì về theo lối không tên.
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7
Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!
< Rời chốn suối nhưng hổng phải suối, bọn mình hướng về đường Nguyễn Xiển trên con lộ 11.
Chùa Bửu Long có kiến trúc vừa hoành tráng hiện đại vừa biểu hiện nét cổ kính nhất của nền văn minh Suvannabhumi cổ đại trong vùng Đông Nam Á. Chùa có tên chính thức Thiền viện Tổ Đình Bửu Long tọa lạc trong khuôn viên rộng 14 ha trên ngọn đồi phía Tây ngạn sông Đồng Nai tại số 81 đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.
< Cuối đường, sau khi vượt một đoạn song song những hai đường 11 thì mình chạm ngã 3 Nguyễn Xiển: Queọ trái hướng về chùa Bửu Long, còn rẽ phải thì đi cù lao Bà Sang, trên đó có chùa Phước Long. Rẽ trái vậy!
Thiền viện do cư sĩ Võ Hà Thuật thành lập năm 1942, sau khi đã quy y và thọ pháp với Thiền sư Hộ Tông. Mục đích của ông là lập đạo tràng này để thỉnh Ngài về truyền pháp cho nhóm bạn bè đồng đạo của mình cùng nhau sách tấn tu tập.
< Chạy mãi đến một ngã 3 không tên, mình quẹo trái vào đó (vị trí ở đây) cốt ý chụp cái này: đỉnh tháp của chùa Bửu Long.
Ai đâu biết rằng con đường không tên ni lại chính là đường thông ra khuôn viên dự án Depot Long Bình mà khi nãy mình đã chạy qua, lại rất gần!
Thuở ban đầu, đây chỉ là một tịnh thất nhỏ để hành đạo trên một ngọn đồi ở Long Bình, Thủ Ðức, chu vi khoảng hơn mười bốn mẫu tây.
< Chụp xong rồi ra, chạy thêm một đoạn ngắn nữa là thấy nhánh rẽ vào chùa Bửu Long (vị trí).
Gởi xe trong bãi (tùy hỉ) rồi bọn mình bước ngang khoảng sân rộng lên chùa.
Về sau, ông hiến cúng thiền thất và toàn bộ khu đất cho Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam để thành lập chùa và đào tạo Chư Tăng. Lúc đó, Hòa thượng Hộ Tông đương kim là Tăng thống của Giáo hội và là thầy tổ của ông nên Hòa thượng đại diện Tăng già tiếp nhận.
< Những bậc thang trước rồi lại những bậc thang sau: chùa nằm trên một quả đồi thấp mà.
Hai bên thang có rồng chầu.
Rằm tháng giêng nên khá đông người, muốn có bức ảnh tương đối ưng ý thì bao giờ cũng phải chờ...
< Chánh điện chùa Bửu Long sau khi được sửa chữa và mở rộng nhiều lần.
Hòa thượng Hộ Tông nhận thấy vùng đất yên tịnh, thoáng mát, rộng rãi và phong cảnh u tịch xứng đáng để mở thiền viện, cho nên vào năm 1963 đã kết hợp với kiến trúc sư phát họa một bản vẽ sơ đồ thiền viện Bửu Long rất quy mô.
< Qua khoảnh vườn rộng thì đến khuôn viên bảo tháp Xá lợi.
Kiểu mẫu chánh điện rất độc đáo phối hợp nhịp nhàng giữa kiến trúc Việt Nam với kiến trúc Ấn Ðộ, Thái Lan, Miến Ðiện, phía trên chánh điện dự định xây một ngọn tháp để tôn trí Xá Lợi chiều cao khoảng 30m. Tuy nhiên công trình này không thực hiện được vì một số lý do khách quan.
< Săn ảnh trên các con đường cẩn đá.
Do đó, Hòa thượng đành phải xây một chánh điện nhỏ chiều ngang khoảng 12m, chiều dài khoảng 28m để tôn thờ tượng đức Bổn Sư trang nghiêm cho Chư Tăng Ni và Phật tử lễ bái cúng dường hằng ngày với kiến trúc không có gì nổi bật cho lắm. Ðồng thời với công trình xây dựng đó, có rất nhiều liêu thất được xây cất nằm rải rác khắp ngọn đồi dành cho chư Tăng Ni và Phật tử tu thiền. Phong cảnh và trú xứ ở đây rất thích hợp cho những thiền giả tu tập thiền định.
< Chính diện bảo tháp trông như một tòa lâu đài.
Ảnh không người thì nhiều, ảnh... có người mới độc! Thật tế, ngay ngày rằm lớn tháng giêng, người đông như trẩy hội nên khó có 'cảnh không người', he he...
< Thi thoảng thấy bóng người trên bảo tháp, tí nữa ta sẽ lên ấy.
Về sau, do nhu cầu phát triển của chư Ni, Thượng tọa Viên Minh thực hiện một chương trình đào tạo những vị ni trẻ tuổi có năng lực cầu học và cầu tu để giúp sức cho chư Tăng về phương diện văn hóa và xã hội. Trên cơ sở đó, năm 1990, Thượng tọa xây dựng một Ni viện trong khuôn viên thiền viện Bửu Long cho các vị ni trẻ tuổi xuất gia để có trú xứ tu học.
< Góc phải bên ngoài có căn nhà gỗ 2 tầng, rất đẹp; phía trước có một ni cô đang dạo bước.
Bước lại gần nhìn cái chậu hoa vàng, bọn mình cứ cho là cây giả.
< Giọng ni cô cất lên: 'Hoa ni thật đấy, không phại giả đâu'.
Thật và đẹp thiệt, một loài lan rừng.
Năm 1961, ngài Narada Mahàthera, Đức tăng thống Phật giáo SriLanKa tặng thiền viện một cây bồ đề chiết từ cây mẹ tại Bồ đề Đạo Tràng Ấn Độ, nơi Đức Phật giác ngộ và thành đạo. Cây bồ đề được đem trồng trong khuôn viên chùa, nay đã được tôn tạo thành Bồ đề Phật Cảnh.
< Ni cô có giọng cố đô, bà người Huế và vào đây tu học.
Ảnh là một loài lan khác ở chậu kề cận, tiếc là mình không giỏi cách chụp cận cảnh, lại lười xử lý ảnh.
< Trông xa cứ ngỡ hoa mai nhưng chắc chắn là trật lất, thể hiện trên các cành lá, đây cũng là một loài lan.
Năm 1996, Thượng tọa Hộ Pháp (du học ở Thái Lan và Miến Ðiện hơn 25 năm) có hoài bão mở lớp chuyên khoa Phật học về Kinh điển Nguyên thủy cho Chư Tăng Phật giáo Nam tông. Thượng tọa Hộ Pháp và Viên Minh vận động Phật tử Thái Lan, Miến Ðiện và Việt Nam xây dựng một lớp học chiều ngang khoảng 4 m, chiều dài khoảng 30 m, 1 lầu. Tầng trệt là phòng học của chư Tăng, có 2 phòng song song dành cho giảng sư nghỉ giải lao. Tầng trên là tăng phòng dành cho các vị học tăng cư trú.
< Lúc này, ni cô đã kéo 'nửa kia' vào đàm đạo. Còn mình trở bước ra ngoài loanh quanh chộp thiên hạ...
Năm 2000, Thượng tọa Viên Minh (trụ trì tổ đình) trùng tu chánh điện cũ. Công trình giữ nguyên hiện trạng cũ, chỉ nới rộng thêm phía sau tượng đức Bổn sư để tăng thêm chu vi của chánh điện. Bên trong chánh điện thờ phượng rất đơn giản nhưng tôn nghiêm: một tượng đức Phật tổ ngồi trên tọa sen với gương mặt hiền từ và nhân ái, phía sau tượng là bức tường vẽ những vầng sáng tượng trưng cho những ánh hào quang.
< Năm phút, rồi mươi phút... nhưng vẫn không rời bước chân.
Ui chu choa, lâu quá!
Bên ngoài chánh điện còn có thêm hai cửa hông, qua hai cửa này chư Tăng và Phật tử thường vào hành lễ, với kiểu mẫu kiến trúc nhìn xa hơi giống loại kiến trúc cổ kính của cung đình. Tuy nhiên cũng có đường nét nghệ thuật, hoa văn, kiến trúc độc lập của Phật giáo Nguyên thủy.
< Không chờ nữa, tự mình đi. Đây là ngõ hông phải: phía trong là tháp nhỏ, phía ngoài là những phòng dành cho các vị học tăng cư trú.
Năm 2007 Hòa thượng Viên Minh cho xây dựng thêm ngôi Bảo tháp thờ Xá lợi Phật và nhiều công trình phụ như: khách đường; Ni viện; cội bồ đề; Phật nhập Niết bàn… Sau khi hoàn thành, bảo tháp giống như một tòa lâu đài sừng sững, oai nghiêm giữa đất trời, mỗi ngày đón nhận hàng ngàn lượt người đến thăm quan.
< Hồ bán nguyệt trước bảo tháp xá lợi, nước xanh ngắt một màu trời.
Đôi số liệu về công trình bảo tháp Xá Lợi này:
Toàn bộ chánh điện và khuôn viên xung quanh chùa được thiết kế theo bảng vẽ của hòa thượng Viên Minh.
Bảo tháp Gotama Cetiya thờ xá lợi Đức Phật và Chư Thánh Tăng là một kiến trúc vừa hoành tráng hiện đại vừa biểu hiện nét cổ kính nhất của nền văn minh Suvannabhumi cổ đại trong vùng Đông Nam Á.
< Lúc này nữa kia ra khều vai, lại tiếp bước lang thang.
Ảnh chụp bảo tháp mặt trước, góc phải: trông thật uy nghi...
a) Tổng diện tích mặt bằng sàn 7 tầng 7.256m² với:
- Tầng trệt khoảng 2.000m².
- Tầng 2 khoàng 2.000m² tính cả mặt sàn hành lang.
- Tầng 3 khoảng 868m².
...
< Những cánh cửa đồng ở tầng trệt quanh bảo tháp xá lợi thiền viện Bửu Long.
- Tầng 4 (lửng) khoảng 450m².
- Tầng 5 khoảng 868m² kể cả hành lang.
- Tầng 6 khoảng 600m².
- Tầng 7 khoảng 20m².
< Giáp biên phía ngoài có cụm hang núi giả mé phải.
b) Chiều cao tháp chính là 67m (80m so với mặt biển).
c) Hai tháp chuông và chiêng có tổng diện tích 3 tầng là 108m2, chiều cao khoảng 15m
d) Hồ nước có diện tích 280m² chứa khoảng 800 khối nước.
e) Quanh tháp có 32 cây đèn cao khoảng 4m.
< Ảnh chụp góc trong, phía phải của bảo tháp trong khuôn viên thiền viện với đỉnh tháp cao vút.
Bảo tháp có bốn tháp xung quanh với tên gọi: tháp Đản Sinh, tháp Thành Đạo, tháp Pháp Luân, tháp Niết Bàn. Tháp có tổng sức chứa trên 2.000 người cùng vào tham quan chiêm bái xá lợi Phật.
< Lối đi mặt sau bảo tháp, nơi đây còn có lối rẽ ra một khuôn viên rộng lớn tít phía sau. Thiền viện Bửu Long nằm trên đỉnh ngọn đồi thấp, rất rộng.
Một ít người cho rằng đây là tháp thiết kế theo phong cách Thái Lan nhưng đó là vì họ không nghiên cứu kỹ về sự đồng nhất và khác biệt của kiến trúc Phật Giáo các nước vùng Đông Nam Á. Khi đưa ra ý tưởng thiết kế, hòa thượng đã đắn đo rất kỹ. Tất nhiên vì là Phật Giáo Nam Tông phải chọn kiến trúc theo văn hóa Phật Giáo Nam Tông vùng Đông Nam Á chứ không thể theo kiến trúc phương Bắc ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc.
< Tòa bảo tháp chen giữa cây xanh. Trong ngày thường, đây sẽ là chốn tĩnh tâm tuyệt vời đấy.
Hầu hết kiến trúc Phật Giáo Nam Tông trong vùng Đông Nam Á đều xuất phát từ nền văn hóa Phù Nam cổ. Phù Nam tức là vùng lãnh địa Suvannabhūmi ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ từ triều đại Asoka, chiếm một diện tích rộng lớn trong vùng Đông Nam Á ngày nay, trải dài từ Miến Điện cho tới tận Biển Đông, như các dân tộc Cambodia, dân tộc Chăm, Thủy Chân Lạp mà ngày nay thuộc về miền Trung và Nam Bộ Viêt Nam.
< Trở ra bãi giữ xe để lấy hai chai nước uống rồi trở lên chánh điện bằng một ngõ khác.
Mình rất thích những chiếc cầu thang đá như trong hình. Tuy nhiên ảnh chụp ở đây tới số trăm, không thể up lên cho hết.
< Nhà ăn cho khách ở phía phải bảo tháp, không biết theo cách gọi của nhà Phật là gì. Còn nơi dùng bữa của các thầy chỗ khác - đấy gọi là 'trai đường'.
Hôm nay chùa không có cơm chay, chỉ có hủ tiếu chay - ai muốn 'măm' thì cứ vào mà không phải bận tâm chuyện 'tính tiền'.
< Các sư người ngoại quốc vừa đi vừa đàm đạo.
Bọn mình loanh quanh mãi đến đường biên chùa mé trái, chỗ có con đường nhỏ (vị trí ở đây) thông ra cổng bên, nối vào con đường không tên bên ngoài mà khi nãy mình chụp nóc tháp. Đất chùa rộng ghê nha!
< Bảo tháp xá lợi thiền viện Bửu Long ở góc trong, phía trái.
Thôi, bây giờ lên tháp xem thế nào...
Việt Nam ảnh hưởng 2 nền văn hóa: Phương Bắc ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, phương Nam ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ mà trực tiếp là văn hóa Phù Nam. Kiến trúc cổ của nền văn minh Phù Nam ngày nay còn lại các di tích lịch sử nổi tiếng như Ankor Thom, Ankor Wat ở Cambodia, Mỹ Sơn ở Quảng Nam, Tháp Bà ở Nha Trang v.v... Và chúng ta cũng có thể tìm thấy những di sản văn hóa này ở Miến Điện, Thái Lan và Lào.
< Nơi gởi giày dép miễn phí. Vào tham quan phải đi chân trần nhé, nếu đi giày thì có thể giữ nguyên vớ.
Đi một mình do nửa kia không lên, săng đan bỏ vào góc khỏi phải gởi.
< Từ những bậc thang lên tầng 1, mình chụp ảnh hồ bán nguyệt xanh ngắt, giữa có họng nước phun theo kiểu lập trình tự động.
Bảo Tháp chùa Tổ Đình Bửu Long thuộc Phật Giáo Nam Tông lại nằm trong khu văn hóa phương Nam của Công Viên Lịch Sử Văn Hóa Dân Tộc nên hòa thượng chọn lối kiến trúc cổ nhất của nền văn hóa Phù Nam để vừa phù hợp với phong cách văn hóa Phật Giáo Nam Tông vùng Đông Nam Á, vừa phù hợp với khu văn hóa phương Nam của Công Viên Lịch Sử Văn Hóa Dân Tộc.
< Trên hành lang tầng 2 nhìn xuống sảnh thờ chánh điện tầng trệt.
Lấy lối kiên trúc cổ nhất của văn hóa Phù Nam kết hợp với kiến trúc hiện đại và chọn những mẩu hoa văn cổ rồi biến tấu cho gần gũi nhất với tâm hồn người Việt để tạo thành một kiến trúc vùa có nét chung của Phật Giáo Nam Tông vùng Đông Nam Á vừa có phong thái riêng của Phật Giáo Nam Tông Việt Nam...
< Lại theo thang lên tầng 3. Kinh nghiệm cho bạn là thế này: nếu đi vào dịp lễ, đông người - hãy theo cầu thang phía phải tháp sẽ ít người hơn.
Trường hợp này cũng được áp dụng trong các nơi đông người khác (ví dụ như nhà hát, nhà hàng...) mà có những 2 cầu thang: bao giờ thang phía phải cũng ít người sử dụng hơn.
< Ảnh chụp sân trước từ tầng 4, kết cấu trang trí điêu khắc đá tại đây rất nhiều.
... Như vậy sẽ tránh được sự mô phỏng theo phong cách riêng của kiến trúc Phật Giáo các nước trong vùng. Chính vì vậy mà ta thấy Bảo Tháp vừa phảng phất bóng dáng cổ kính của tháp Chăm, của đền Ankor Wat... vừa có đường nét kiến trúc hiện đại mà vẫn có phong thái riêng của Phật Giáo Nam Tông Việt Nam.
< Sảnh thờ trên tầng 4. Tượng những nhà sư vây quanh tụng niệm bên Phật Tổ trông như thật.
Thiền viện Bửu Long sinh hoạt theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy (Theravàda) lấy Tam Tạng Pā làm gốc, đồng nhất với các nước Phật giáo Nam Tông trong vùng Đông Nam Á. Thiền viện Bửu Long ngày nay được xem như là tổ đình của Phật giáo Nam Tông Việt Nam, tổ đình ở đây không có nghĩa là ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam, mà là địa điểm cư ngụ và tôn thờ vị khai sáng Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam.
< Theo thang lên nữa thì đến sảnh thờ ở tầng 5.
Do hai phía đều có cửa sổ nên trong các sảnh rất thông thoáng, sáng đủ mức không cần dùng flash.
Thiền Viện Tổ Đình Bửu Long đã được công nhận là môt hạng mục trong Công Viên Lịch Sử Văn Hóa Dân Tộc. Điều này phù hợp với quyết định của Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam đặt văn phòng Ban Phật Giáo Nam Tông tại đây làm Trung Tâm nghiên cứu và giới thiệu lịch sử hình thành, phát triển, tổ chức, sinh hoạt, và sự cống hiến của Phật Giáo Nguyên Thủy cho nền văn hóa, giáo dục, đạo đức, v.v... của đất nước nói riêng, đồng thời nghiên cứu giới thiệu các nước theo Phật giáo Nguyên thủy đã đóng góp được gì cho sự tiến bộ của văn minh nhân loại.
< Nhìn từ hiên ngoài đây, càng lên cao diện tích càng nhỏ lại dần.
Phía xa là dòng sông Đồng Nai chảy lặng lẽ.
Thiền Viện Bửu Long có không gian vô cùng yên tĩnh và gần như cách biệt với Sài Gòn náo nhiệt. Chùa nằm trên một ngọn đồi được bao quanh bởi rừng cây, mặt trước chánh điện hướng ra bờ sông Đồng Nai tạo cho Bửu Long có không gian rất thơ mộng và yên tĩnh. Tuy có rừng cây bao phủ xung quanh nhưng do tầng cao nhất của chùa cách điệu hình chiếc chuông sơn vàng nên dù chưa tới nơi bạn đã thấy chùa hiện ra rất lộng lẫy.
< Những tháp ở 4 góc của các tầng trông như chiếc chuông úp ngược, màu ánh vàng.
Tọa lạc trên một ngọn đồi nên không khí nơi đây mát mẻ quanh năm, kết hợp với khuôn viên rộng rãi, cây xanh phủ bóng làm cho du khách cảm thấy tâm hồn thanh tịnh dịu dàng khi bước chân đến nơi này. Ngước mắt lên bầu trời xanh, ngắm nhìn tòa bảo tháp uy nghiêm lộng lẫy, văng vẳng bên tay là tiếng chuông gió phát ra từ trên đỉnh bảo tháp, một không gian lý tưởng để bạn gột rửa tâm hồn, tìm về chốn bình yên sau bao bộn bề của cuộc sống.
< Quang cảnh xung quanh thiền viện Bửu Long nhìn từ tháp xá lợi.
Đến với thiền viện ngoài việc được tìm về cội nguồn Phật Giáo, du khách tham quan còn có dịp được chiêm bái Xá Lợi Phật.
Lắng nghe tiếng giảng bài, đọc bài bằng tiếng Ba – li ngôn ngữ của thời Đức Phật đang được chùa truyền lại cho các em nhỏ. Kết hợp với cây bồ đề được chiết từ nhánh cây bồ đề nơi Phật tu thành chánh quả tại Ấn Độ sẽ giúp bạn tìm về một chút cội nguồn Phật Giáo.
< Tầng tháp lưu giữ xá lợi Phật và các Thánh tăng.
Xá-lị hay xá-lợi (tiếng Phạn: शरीर sarira; chữ Hán: 舍利) là những hạt nhỏ có dạng viên tròn hình thành sau khi thi thể được hỏa táng hoặc thân cốt sau khi chết của các vị cao tăng Phật giáo.
"Xá-lị" còn có nghĩa là những hạt nhỏ trông giống ngọc trai hay pha lê được tìm thấy trong tro hỏa táng của một số vị cao tăng Phật giáo, mà khoa học hiện đại chưa giải thích thuyết phục được nguyên lý hình thành của các hạt này. Đây là các bảo vật của thế giới Phật giáo.
< Trên tầng 6 nhìn xuống khuôn viên phía trước để thấy một khung cảnh bao la. Lúc này là 10h kém 10, người đã thưa bớt do nắng.
Nhủ thầm khi xuống dưới sẽ chụp lại tấm chính diện không người nhưng lại quên mất.
< Chụp thêm vài góc cạnh khác của tầng này rồi xuống tháp, còn tầng trên cùng thì đóng cửa.
Những ngày lễ lớn của Tổ đình:
2. Lễ Tam Hợp (Đản Sanh, Thành Đạo, Niết-bàn) – ngày Rằm tháng Tư ÂL
3. Lễ Để Bát Báo Hiếu – ngày Rằm tháng Bảy và 30 tháng Tám ÂL
4. Lễ Giỗ Tổ Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam – ngày 26 tháng Bảy ÂL
5. Lễ Dâng Y Kathina – ngày 17 tháng Chín ÂL.
< Cũng như lần lên, mình xuống bằng thang phải vắng hơn nhiều so với thang còn lại tấp nập người.
Bàn 'Hùn phước xây chùa' đây, ai muốn thì ghé vào.
< Còn quy định tham quan chiêm bái ở đây.
Theo năm tháng trôi qua, chùa Bửu Long đã trãi qua những đời trụ trì:
- Hòa thượng HộTông.
- Thượng tọa Lão Tâm.
- Ðại Đức Bửu Ðức.
- Thượng Tọa Viên Minh.
< Trở vòng ra chính điện ben ngoài cúng dường bằng những trái xoài mập mạp, tròn lẵng đã mua khi sáng rồi ra bãi lấy xe.
Tùy hỉ, muốn bỏ vào giỏ bao nhiêu tùy thích.
Rời chùa Bửu Long, mình chạy ra Nguyễn Xiển để hướng về Q7. Nguyễn Xiển đã từng đi vài lần, đường 11 cũng mới vừa 'quậy tưng', vậy thì về theo lối không tên.
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7
Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)